Trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Israel và Iran diễn ra ác liệt, sự thiếu hành động từ các đồng minh trong "Trục kháng chiến" của Tehran đă khiến nhiều người bất ngờ.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà lănh đạo Iran đă xây dựng một mạng lưới lực lượng ủy nhiệm ở Trung Đông, để giành ảnh hưởng trong khu vực và bảo vệ chính quyền. Nhưng kể từ khi Israel phát động các cuộc tấn công dữ dội vào Iran từ hôm 13/6, các lực lượng này vẫn chưa có động thái ǵ.
Sự thiếu vắng hành động từ “Trục kháng chiến” của Iran
Phong trào Hezbollah tại Lebanon, từng được coi là lực lượng hùng mạnh nhất trong “Trục kháng chiến” của Iran, đă không bắn một tên lửa nào kể từ khi Israel tấn công Iran. Hezbollah được thành lập với sự hỗ trợ của Iran vào đầu những năm 1980 với tư cách là một lực lượng du kích chiến đấu chống lại quân đội Israel ở miền nam Lebanon vào thời điểm đó. Năng lực quân sự của lực lượng này đă bị suy giảm đáng kể trong năm qua sau các cuộc tấn công của Israel.Hamas là một phong trào vũ trang Hồi giáo đă kiểm soát Dải Gaza gần hai thập kỷ. Tổ chức này bác bỏ sự tồn tại của Israel bằng bạo lực, cho rằng Israel đang chiếm đóng Palestine. Hamas có đồng minh quan trọng nhất trong khu vực là Iran, nhưng cũng nhận được sự hỗ trợ tài chính và ủng hộ chính trị đáng kể từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy sức mạnh của lực lượng này không c̣n được như trước sau 20 tháng giao tranh với Israel, khiến nhiều thủ lĩnh của họ biệt thiệt mạng.
Ở Iraq, các lực lượng dân quân Shiite do Iran hậu thuẫn không nhắm mục tiêu vào các căn cứ quân sự của Mỹ nhiều như trước đây. C̣n lực lượng dân quân Houthi tại Yemen đă bắn một số tên lửa vào Israel vào cuối tuần qua, nhưng không có thêm động tĩnh ǵ kể từ đó.
Những cuộc giao tranh dữ dội đă khiến lực lượng ủy nhiệm của Iran cảnh giác khi đối đầu với Israel, quốc gia có năng lực quân sự và t́nh báo vượt trội hơn hẳn. Một số lực lượng hiện đang tập trung củng cố lợi ích riêng của họ. Lực lượng dân quân Shiite đang kiếm được bộn tiền trong lĩnh vực dầu mỏ. C̣n phong trào Hezbollah đang cố gắng khôi phục lại sức mạnh sau khi bị hứng đ̣n đau từ phía Israel.
Renad Mansour, một thành viên cấp cao và giám đốc dự án Sáng kiến Iraq tại Chatham House, nhóm nghiên cứu có trụ sở tại London cho rằng: "Đối với các lực lượng ủy nhiệm của Iran, mối quan tâm duy nhất hiện giờ là bảo đảm sự sống c̣n. Tất cả họ đều nhận thức được sự tàn phá của những chiến dịch quân sự lớn mà Israel thực hiện và họ sẽ tự hỏi liệu đây là thời điểm để kháng cự hay tốt hơn nên tránh xa cuộc xung đột này”.
Tuy nhiên, những tính toán đó có khả năng sẽ thay đổi đối với một số lực lượng dân quân đồng minh của Iran nếu Mỹ can dự vào cuộc xung đột Iran-Israel, các nhà ngoại giao và nhà phân tích lưu ư. Viễn cảnh Mỹ tiếp tay cho các cuộc tấn công của Israel chắc chắn sẽ khơi dậy tâm lư chống Mỹ, thúc đẩy phản ứng dữ dội và sự đoàn kết với Iran trong thế giới Hồi giáo.
Israel đă tấn công ồ ạt vào các cơ sở hạt nhân, hệ thống vũ khí, cơ sở hạ tầng dầu mỏ và năng lượng, cũng như các quan chức cấp cao trong chính phủ và tướng lĩnh quân đội của Iran. Nhưng điều khiến các đồng minh của Iran đặc biệt lo ngại là sự thâm nhập sâu rộng của t́nh báo Israel vào lănh thổ Iran. Israel có thể tấn công Iran bằng máy bay không người lái từ bên trong đất nước này, đồng thời nắm những thông tin quan trọng để có thể nhắm mục tiêu vào nhiều quan chức quân sự và t́nh báo hàng đầu của Tehran.
“Tôi nghĩ rằng Houthi đă rất bất ngờ khi biết về sự thâm nhập sâu rộng của t́nh báo Israel tại Iran. Có lẽ họ lo ngại rằng các kế hoạch và vị trí của họ cũng bị lộ,” Elisabeth Kendall - chuyên gia về Trung Đông, thuộc Đại học Cambridge suy đoán.
Tại Iraq, các thủ lĩnh của lực lượng dân quân Shiite đă trở nên cẩn trọng hơn khi sử dụng công nghệ. Họ sử dụng điện thoại dùng một lần và thường xuyên thay đổi số điện thoại. “Tất cả các lực lượng này dường như đều lo ngại Israel sẽ nắm được điểm yếu”, nhà phân tích Mansour lưu ư.
|