Trong chiến dịch nghi binh quy mô lớn nhằm đánh lạc hướng t́nh báo toàn cầu, một chiếc B-2 Spirit bất ngờ gặp sự cố kỹ thuật và phải chuyển hướng khẩn cấp đến Honolulu.
Một trong những máy bay ném bom tàng h́nh B-2 Spirit được Không quân Mỹ sử dụng như mồi nhử trong chiến dịch tấn công Iran đă phải hạ cánh khẩn cấp tại Honolulu (Hawaii, Mỹ) và hiện vẫn chưa thể rời khỏi đây, War Zone cho biết.
Theo dữ liệu theo dơi chuyến bay ngày 21/6/2025, một nhóm máy bay B-2 rời căn cứ và bay về phía tây qua Thái B́nh Dương, kèm theo hàng loạt máy bay tiếp dầu, tạo nên cảm giác rằng Mỹ đang điều động lực lượng lớn nhằm tấn công trực diện Iran.
Trên thực tế, đây chỉ là một phần trong kế hoạch tung hỏa mù, nhằm đánh lạc hướng t́nh báo đối phương và cả giới phân tích quân sự quốc tế. Nhóm thực hiện không kích thật sự lại bay theo hướng đông qua Đại Tây Dương, tiến hành nhiệm vụ từ hướng hoàn toàn khác.
Một trong những chiếc B-2 làm “chim mồi” đă gặp sự cố kỹ thuật và phải chuyển hướng khẩn cấp đến sân bay quốc tế Daniel K. Inouye tại Honolulu - nơi đồng thời là căn cứ không quân Hickam, trực thuộc liên hợp căn cứ Pearl Harbor-Hickam.
Đây là một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, thường xuyên tiếp nhận các ḍng máy bay như F-22, C-17 và KC-135. Trong quá khứ, B-2 từng sử dụng căn cứ này làm điểm trung chuyển và hoạt động tiền phương trong các nhiệm vụ đặc biệt.
Chiếc B-2 gặp sự cố lần này mang mật danh MYTEE 14. Một đoạn video do nhà báo David Martin đăng tải cho thấy máy bay đang đậu trên đường lăn, cạnh đó là một xe cảnh sát làm nhiệm vụ canh gác.
H́nh ảnh vệ tinh thương mại cho thấy chiếc B-2 vẫn chưa được di chuyển khỏi sân bay. Do khoảng cách xa hàng ngh́n km so với căn cứ chính và đặc thù kỹ thuật cực kỳ phức tạp, việc sửa chữa chiếc máy bay tàng h́nh này được dự báo sẽ không đơn giản.
B-2 Spirit 'chim mồi' của Mỹ mắc kẹt tại Honolulu Được tung ra để đánh lừa truyền thông và t́nh báo, chiếc B-2 mang mật danh MYTEE 14 đă phải hạ cánh giữa chừng tại Honolulu, Hawaii v́ sự cố.
Khi được hỏi về sự cố trên, ông Charles Hoffman, Giám đốc truyền thông của Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu Không quân Mỹ (AFGSC), từ chối b́nh luận chi tiết.
“Chúng tôi không đưa ra thông tin liên quan đến việc di chuyển, triển khai hay bố trí lực lượng. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Tấn công Toàn cầu luôn duy tŕ khả năng phát động đ̣n đánh chiến lược trên toàn cầu, bất cứ lúc nào Tổng thống yêu cầu", ông nói.
Ông Hoffman cho biết thêm lực lượng của AFGSC luôn sẵn sàng hành động độc lập hoặc phối hợp với các đồng minh và đối tác, hiện thực hóa cam kết "ǵn giữ ḥa b́nh thông qua sức mạnh".
Dù vẫn được xem là vũ khí chiến lược độc nhất vô nhị của Không quân Mỹ, ḍng máy bay B-2 hiện ở giai đoạn cuối của ṿng đời hoạt động. Với chỉ c̣n 19 chiếc c̣n bay được, B-2 là tài sản quân sự “hiếm nhưng cực kỳ giá trị”.
Tuy nhiên, việc duy tŕ và vận hành đội máy bay này tiêu tốn ngân sách khổng lồ, đặc biệt là lớp phủ tàng h́nh bí mật - vốn cực kỳ khó bảo tŕ và đ̣i hỏi kỹ thuật cao.
Trong những năm qua, Mỹ đă tiến hành hàng loạt nâng cấp nhằm giữ cho B-2 có thể tiếp tục hoạt động cho đến khi ḍng máy bay kế nhiệm là B-21 Raider chính thức thay thế.
Các nâng cấp này không chỉ tập trung vào buồng lái và hệ thống điều khiển, mà c̣n nhằm giảm chi phí vận hành và kéo dài tuổi thọ của máy bay trong môi trường chiến tranh hiện đại.
Chương tŕnh B-21 hiện được coi là “không thể thất bại”, và hiện nay, tiến độ cũng như ngân sách của dự án đang nằm trong tầm kiểm soát điều hiếm thấy trong lịch sử mua sắm vũ khí quy mô lớn của Mỹ.
Với số lượng dự kiến vượt xa B-2, B-21 được kỳ vọng sẽ thay thế toàn diện vai tṛ của “chiếc phi tiêu bạc” - biệt danh dành cho ḍng B-2, trong tương lai gần
VietBF@ sưu tập
|