Những người giao tiếp độc hại có thể phớt lờ những ǵ bạn nói, ngay lập tức bác bỏ và lấn át bạn.
Giao tiếp lành mạnh là điều bắt buộc đối với hầu hết các mối quan hệ. Tiến sĩ Erin Leonard, nhà tâm lư học 20 năm kinh nghiệm của Mỹ, tác giả cuốn sách về trí tuệ cảm xúc How to Outsmart a Narcissist: Use Emotional Intelligence to Regain Control at Home, at Work, and in Life, cho rằng dù phong cách giao tiếp phức tạp và khác biệt, có ba dấu hiệu có thể chỉ ra bạn đang giao tiếp với một người độc hại.
Thiếu sự lắng nghe tích cực
Nếu người bạn đang tương tác không dành vài giây để suy nghĩ về những ǵ bạn nói, mà lập tức xen ngang bằng ư kiến của họ, th́ đó là dấu hiệu cảnh báo.
Hành vi này thể hiện thái độ "Bạn sai, nên tôi không cần lắng nghe bạn". Bạn tức giận và muốn giải thích lại nhiều lần, nhưng càng nói, bạn càng có cảm giác như đang "đập đầu vào tường".
Người kia thậm chí có vẻ thỏa măn khi bạn thất vọng. Cuối cùng, họ đảo ngược t́nh thế và buộc tội bạn là mất kiểm soát.

Ảnh minh họa:MSN
Giao tiếp song song
Một kiểu giao tiếp độc hại khác là khi người đó tránh né việc đào sâu cuộc tṛ chuyện và chỉ liên tục nhấn mạnh trải nghiệm cá nhân của họ.
Đây được gọi là hiện tượng "giao tiếp song song", khi hai người nói chuyện nhưng không thực sự kết nối.
Ví dụ bạn chia sẻ một câu chuyện cảm động về con gái ḿnh. Thay v́ lắng nghe hay đặt câu hỏi để hiểu thêm, người kia lập tức kể lại chuyện của con họ, như thể đang thi kể chuyện hơn là tṛ chuyện.
Khi bạn cố gắng duy tŕ cuộc đối thoại bằng cách hỏi thêm, họ gạt đi bằng một câu nói chung chung như: "Đó là chuyện nuôi con mà, ai cũng vậy thôi."
Khi điều này lặp đi lặp lại, bạn nhận ra họ giữ cho cuộc tṛ chuyện ở mức hời hợt, không thực sự muốn hiểu thêm về bạn hoặc chia sẻ điều ǵ sâu sắc về bản thân. Đối với họ, nói chuyện ở bề mặt là vùng an toàn, nơi họ không cần đối mặt với cảm xúc hay sự tổn thương.
Nếu thường xuyên ở trong những cuộc tṛ chuyện như vậy, bạn có thể cảm thấy hụt hẫng, cô đơn hoặc thậm chí vô h́nh trong chính mối quan hệ đó.
Phản ứng pḥng thủ bằng cách tấn công cá nhân
Một biểu hiện nghiêm trọng khác của giao tiếp độc hại là khi ai đó không thể chấp nhận quan điểm hoặc cảm xúc khác với họ và ngay lập tức phản ứng pḥng thủ bằng cách tấn công vào tính cách của bạn.
Ví dụ bạn chia sẻ với cha rằng đang có kế hoạch quay lại trường học để theo đuổi một hướng đi mới trong sự nghiệp. Thay v́ t́m hiểu thêm hay thể hiện sự quan tâm, ông nổi giận và nói "Tại sao con lại làm vậy!? Thật ích kỷ. Con có biết học phí trường đó đắt thế nào không? Bố không nuôi con để trở thành người như thế này".
Trong t́nh huống này, thay v́ phản đối quan điểm một cách tôn trọng, người cha đă biến sự bất đồng thành cuộc tấn công cá nhân, khiến bạn cảm thấy xấu hổ và bị phán xét. Đây không c̣n là bất đồng ư kiến, mà là phủ nhận con người bạn chỉ v́ bạn chọn khác họ.
Một người giao tiếp lành mạnh có thể không đồng t́nh, nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng, ví dụ "Bố bất ngờ với quyết định này, nhưng bố muốn nghe thêm. Con đă tính đến chuyện học phí và chăm sóc lũ trẻ chưa?".