Điều từng khiến nước Mỹ và cả thế giới sửng sốt chính là cách Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử 2024, Ông được sự hậu thuẫn từ những nhóm cử tri từng là thành tŕ vững chắc của đảng Dân Chủ. Cử tri da màu. Người Latino. Tầng lớp lao động trong thành phố. Giới trẻ. Những người chưa từng đi bầu. Một liên minh tưởng chừng bất khả thi.
Tâm lư bất măn lan tràn
Giờ đây, chỉ sau vài tháng, sự bất măn đang lan tràn. Họ đă đặt cược vào Trump, tin vào những lời hứa về việc Trump giúp làm cho cuộc sống trở nên dễ chịu hơn và điều chỉnh những chính sách mà họ cho là quá đà hoặc sai lầm thời Biden. Bây giờ, họ cảm thấy bị lừa dối, phản bội, và thất vọng trước một chính quyền dường như áp dụng cách tiếp cận cực đoan hơn nhiều so với những ǵ họ kỳ vọng.
Một phóng sự của tờ Vox thuật:
“Tháng Chín, 2024, Sharita White, một phụ nữ da màu 37 tuổi ở Philadelphia, quyết định bầu cho Trump. Cuộc sống của bà dưới thời Biden trở nên khó khăn hơn bao giờ hết: chồng qua đời, bà mất việc, và phải chuyển cả gia đ́nh đến một khu phố ở Philly khét tiếng tội phạm và nghiện ngập fentanyl. Nuôi một đứa con mắc bệnh măn tính, khoản ngân sách eo hẹp cho thực phẩm trong gia đ́nh từng được trợ giúp bởi các khoản kích cầu thời đại dịch rồi bị teo tóp từ từ, cùng t́nh trạng lạm phát tăng đẩy giá cả sinh hoạt lên ngưỡng không thể chịu nổi.”
Tháng Mười Một, 2024, Sharita cùng hàng triệu cử tri da màu, gốc Latin, và cử tri trẻ đă phá vỡ truyền thống ủng hộ Dân Chủ để bỏ phiếu cho Trump. Những cử tri như Sharita đă tạo nên một làn sóng đỏ lịch sử ở các thành tŕ của đảng Dân Chủ trên khắp nước Mỹ, giúp Trump giành chiến thắng áp đảo ở các bang chiến trường và lần đầu tiên thắng cả phiếu phổ thông. Nhưng chỉ vài tháng sau, Sharita cho biết bà cảm thấy mọi thứ tồi tệ hơn. “Giá cả cứ tăng măi, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy mọi thứ tốt lên,” bà nói với phóng viên Vox vào Tháng Năm. Bà hối hận v́ bỏ phiếu cho Trump.
Trump đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất trong tỷ lệ ủng hộ từ chính các nhóm cử tri từng bỏ phiếu cho ông:
Cử tri gốc Latin (giảm khoảng 13%), cử tri da màu (giảm 9%), cử tri trẻ (-23%), cử tri độc lập (-18%), và cử tri ôn ḥa (-15%), theo các cuộc thăm ḍ được tổng hợp và phân tích bởi nhà thăm ḍ chính trị Adam Carlson. Những cử tri vốn không phải thành phần MAGA cuồng tín, từng bỏ phiếu cho ông năm ngoái, giờ đây cũng bày tỏ sự thất vọng năo ḷng. Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, mức độ ủng hộ Trump từ những cử tri ôn ḥa đă giảm khoảng 13 điểm phần trăm trong ba tháng qua. Trong khi đó, sự ủng hộ từ những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất và trung thành nhất vẫn ổn định, gần như không thay đổi ở mức 96% (so với 99% vào Tháng Hai).
Cảm giác bị phản bội và hoang mang rất rơ ở những khu vực từng “quay xe” khi rời bỏ Dân Chủ để ủng hộ Trump. Tờ Vox thuật: Ở Bắc Philly, Jose, một người Mỹ gốc Dominica 61 tuổi, từng là cử tri Dân Chủ cho đến năm ngoái, nói rằng ông cảm thấy những ǵ Trump làm cho đến nay chẳng khác ǵ nhát dao vào lưng ḿnh. Jose đă bỏ phiếu cho Trump, và “Trump đă phản bội chúng tôi.” Như nhiều cử tri khác, người ta bỏ phiếu cho Trump chỉ v́ một thứ duy nhất: Kinh tế. Một nền kinh tế tốt. Tốt hơn thời Biden. Tuy nhiên, chính sách thuế quan đang làm mọi thứ tăng giá. Cuộc sống trở nên ngột ngạt hơn nhiều lần so với thời Biden… “Và ông ấy trục xuất những người lao động chăm chỉ mà không đụng đến những kẻ không làm việc. Điều đó có ư nghĩa ǵ không?,” Jose nói.
Đảng Dân Chủ có thể tận dụng được điều này?
Sự quay lưng của công chúng đối với Trump cho thấy hai điều. Thứ nhất, đảng Cộng Ḥa đang đối mặt những mối đe dọa chính trị thực sự trước cuộc bầu cử giữa kỳ, nếu tâm lư công chúng tiếp tục ủ dột. Thứ hai, đó là việc lượng định và đánh giá sai mức độ thuyết phục công chúng khi thực hiện những chính sách thay đổi dữ dội. Trong một thời đại mà cử tri gần như chia đều hai phe, những chiến thắng sít sao dường như không nói lên được chính xác dư luận đang thật sự cần ǵ. Bầu cử, suy cho cùng, chỉ là một khoảnh khắc – và sự phân cực có thể xảy ra rất nhanh sau đó.
Chính quyền Trump đang đi quá xa khi dùng “chiếc cưa máy” của Elon Musk với mục đích cắt giảm chi tiêu liên bang. Gần 3/5 người Mỹ cho rằng việc sa thải nhân viên liên bang là quá cực đoan, theo khảo sát của Washington Post/ABC News/Ipsos vào Tháng Tư. Ngoài ra, 2/3 người Mỹ phản đối việc giải thể Bộ Giáo Dục và việc Trump tấn công vào nhiều thành tŕ dân chủ, chẳng hạn xóa sổ cơ quan USAID. Cuộc chiến của Trump với giáo dục đại học – thông qua cắt giảm tài trợ liên bang và gây áp lực trực tiếp – cũng vấp phải sự phản đối từ hơn 2/3 công chúng.
Chiến dịch tấn công các sáng kiến đa dạng, công bằng và ḥa nhập (DEI) trong chính phủ và khu vực tư nhân cũng gây bất măn, kể cả trong thành phần MAGA. Ngoài ra, điều khiến người dân quay lưng với Trump về vấn đề nhập cư (với cách làm khác với nhiệm kỳ đầu của ông) là: Họ đồng ư việc nhập cư cần được hạn chế, nhưng cách tiếp cận hung hăng của chính quyền Trump đang gây bất an. Khảo sát CBS cho thấy cử tri Trump phản đối mạnh đối với các vụ trục xuất hoặc giam giữ nhầm người cư trú hợp pháp.
Tất cả cho thấy một bức tranh rơ nét về sự mong manh của dư luận trong chính trị hiện đại, không chỉ ở Mỹ mà c̣n xảy ra ở nhiều nền dân chủ khác. Sự sụt giảm nhanh chóng trong mức độ ủng hộ Trump sau chỉ vài tháng nhậm chức là một lời nhắc nhở rằng chiến thắng bầu cử, dù ấn tượng đến đâu, không bảo đảm sự ủng hộ lâu dài. Đặc biệt, các chính sách kinh tế như thuế quan – vốn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân – cần được thực hiện thận trọng để tránh làm mất ḷng những cử tri vốn trước đó bất măn với hiện trạng.
Điểm đáng chú ư nữa là sự phức tạp trong quan điểm của công chúng: Họ có thể ủng hộ ư tưởng chung (như kiểm soát nhập cư hay giảm chi tiêu chính phủ) nhưng họ cũng sẽ phản đối cách thực hiện. Điều này phản ánh một thực tế rằng cử tri không chỉ muốn nghe những lời hứa mà c̣n muốn thấy kết quả cụ thể và hợp lư. Cuối cùng, sự thất bại của Trump trong việc duy tŕ liên minh cử tri đa dạng là một bài học cho bất kỳ nhà lănh đạo nào muốn xây dựng một liên minh rộng lớn cũng đối mặt nhiều vấn đề khác sau đó. Khi các nhóm cử tri có nhu cầu và kỳ vọng khác nhau, việc giữ họ gắn kết đ̣i hỏi sự khéo léo trong chính sách và cả truyền thông. Nếu không, như trường hợp của Trump, một chiến thắng lớn có thể nhanh chóng biến thành một thất bại.
Câu chuyện về sự thất vọng của một số cử tri, như được thuật trong phóng sự của tờ Vox, không chỉ cho thấy thêm một lát cắt về chính trị Mỹ mà c̣n là một hiện tượng đáng suy ngẫm về niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị nói chung. Nó cho thấy một xu hướng rơ ràng: Các cử tri, đặc biệt những người thuộc tầng lớp lao động và các cộng đồng thiểu số, thường đặt kỳ vọng vào những lời hứa tranh cử mang tính “đổi đời” như cải thiện kinh tế hay ổn định xă hội. Tuy nhiên, khi các chính sách thực tế gây ra tác động ngược, như giá cả tăng cao do thuế quan, th́ niềm tin của họ nhanh chóng sụp đổ và họ sẵn sàng “quay xe.”
Cuối cùng, tất cả c̣n cho thấy tâm lư chán nản với chính trị và nguy cơ xa rời dân chủ trong xă hội Mỹ. Nhiều người Mỹ đă và tiếp tục nói rằng “Tôi cảm thấy lá phiếu của ḿnh chẳng có giá trị.” Đó là một tín hiệu báo động. Khi cử tri cảm thấy bất lực, không tin rằng lá phiếu của họ có thể thay đổi cuộc sống, họ có thể từ bỏ việc tham gia chính trị hoàn toàn.
Cả Cộng Ḥa và Dân Chủ đều đang đứng trước cơ hội và thách thức. Với Cộng Ḥa, việc không giữ được liên minh đa sắc tộc là một thất bại chiến lược, đặc biệt khi các nhóm cử tri da màu và trẻ tuổi ngày càng đóng vai tṛ quan trọng trong các cuộc bầu cử. Với Dân Chủ, sự thất vọng với Trump cũng chưa chắc là vấn đề “thiên thời, địa lợi, nhân ḥa.” Sự bất măn đối với Trump không “tự động” chuyển thành sự ủng hộ cho họ. Các nghị sĩ Dân Chủ vẫn vật lộn khó khăn trước thảm cảnh h́nh ảnh “thương hiệu” của họ bị đánh giá tiêu cực và thậm chí tệ hại nhất lịch sử.