Trong lúc Cảnh Sát Di Trú (ICE) ra sức bố ráp di dân bất hợp pháp từ Tháng Giêng tới nay, nhiều người thắc mắc là nếu “giúp” những di dân này, và như thế nào là “giúp,” có vi phạm luật không?
American Community Media (ACoM), một tổ chức truyền thông thiểu số có văn pḥng ở San Francisco, hôm 2 Tháng Sáu có một bài viết, cho biết rơ về vấn đề này.
Luật liên bang được hệ thống hóa có những điều khoản liên quan – gọi là “Immigration and Nationality Act of 1952” (INA) – cấm chứa chấp di dân lậu. Tuy nhiên, ngay cả Tối Cao Pháp Viện, và khắp Hoa Kỳ, hiện chưa thống nhất ư nghĩa của “chứa chấp.”
INA định nghĩa “chứa chấp” là “cung cấp chỗ ở thực sự cho di dân trong lúc ở Mỹ bất hợp pháp.” Như vậy, liệu điều này có bất hợp pháp khi cung cấp tiền cho di dân lậu đi xe buưt tới một nơi nào đó?
“Hầu hết các điều khoản của Luật Di Trú khá là không đồng nhất. Sự kiện là nước Mỹ hiện có 11.7 triệu di dân bất hợp pháp cho thấy Luật Di Trú được thực hiện mỗi nơi mỗi khác. Đó là một thực tế. Và chúng ta không thể che giấu điều này,” ông Muzaffar Chishti, một nhà nghiên cứu tại Migration Policy Institute và là giám đốc văn pḥng MPI tại trường luật đại học New York University, nói với ACoM.
“Rơ ràng, mỗi chính quyền liên bang có thái độ khác nhau đối với số người mà họ muốn bắt, giam giữ, và trục xuất,” ông Chishti nói thêm. “Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Donald Trump, Bộ Trưởng Tư Pháp Pete Sessions công khai cho biết ông không tha thứ cho bất cứ ai buôn người và chứa chấp di dân tại biên giới…thành ra, dưới thời ông Tom Homan, “trùm” biên giới của ông Trump hiện nay, chính sách này c̣n cứng rắn hơn.
Dưới thời Bộ Trưởng Sessions, các vụ truy tố liên quan đến “chứa chấp” tăng từ 3,500 vụ năm 2015 lên tới khoảng 4,500 trong năm 2018, và lên cao nhất là 5,700 vụ năm 2019 – tăng gần 65% trong bốn năm.
“Kỳ này, chính quyền Trump truy tố nhiều người tội ‘chứa chấp,’ và đó là một lư do họ không bao giờ đạt được con số trục xuất 1 triệu người/năm. Chính quyền Trump không trục xuất nhiều bằng chính quyền Joe Biden… rồi bây giờ c̣n bị kiện và gặp một số chánh án không hợp tác,” ông Chishti nói.
Báo cáo của ICE đưa ra hồi gữa Tháng Ba cho thấy, trong thời gian từ 26 Tháng Giêng đến 8 Tháng Ba, trung b́nh mỗi ngày, chính quyền Trump chỉ trục xuất được 661 người, trong khi con số này của Biden là 742 người, ít hơn 10.9%.
Tính tới Tháng Năm, việc kư sắc lệnh hành pháp của ông Trump trong nhiều lănh vực bị kiện tổng cộng 328 vụ khắp Hoa Kỳ.
“Nếu không trục xuất đủ người, chính quyền muốn di dân lậu sợ hăi và tự trục xuất. Và người ‘chứa chấp’ di dân lậu có bị nhắm vào hay không?” ông Chishti nói. “Tuy nhiên, ‘chứa chấp’ là ǵ vẫn c̣n nhiều tranh căi và đầy rẫy trong các vụ kiện.”
Một ṭa án, ví dụ như Ṭa Kháng Án số 3, định nghĩa “chứa chấp” một di dân lậu là “cung cấp chỗ ở, đưa đón, chỉ cho cách làm hồ sơ giả, hoặc cản trở các cuộc điều tra đối với một di dân có mặt tại Mỹ bất hợp pháp.” Hai ṭa kháng án khác, số 6 và số 9, định nghĩa gắt hơn, đó là bao che hoặc tạo điều kiện chỗ ở cho di dân.
“Trong t́nh huống, ví dụ người đó ở với quư vị, hoặc quư vị chở người đó đi đâu mà người đó đă ở trong nước Mỹ, nhiều phần quư vị không bị truy tố. Tuy nhiên, nếu đưa người đó đi qua biên giới, hoặc tới một cơ sở nào đó để làm thẻ xanh giả, hoặc nếu ICE đến nhà bắt người đó mà quư vị t́m cách bao che, th́ đó là ‘chứa chấp,’” ông Chishti giải thích.
Tại chỗ làm, “nếu mướn một ai đó mà không biết người đó là di dân bất hợp pháp th́ không bị coi là ‘chứa chấp,’” ông Chishti nói tiếp. “Nhưng nếu biết mà giấu chuyện này…hoặc nếu giúp di dân đó điền mẫu đơn I-9 Form trong khi họ nộp cho quư vị giấy tờ giả, th́ đó là ‘chứa chấp,’ bởi v́ quư vị trực tiếp tạo điều kiện cho người đó ở lại đất nước này.”
Ông Chishti cũng nói rằng: “Cuối cùng ra, tất cả tùy thuộc vào phương tiện và nguồn lực mà mỗi thẩm quyền địa phương có để truy tố những người vi phạm luật ‘chứa chấp.’ Đó là một ‘chi phí cơ hội’ (opportunity cost). Nếu truy tố một người giúp đỡ người khác th́ có nên không? Đây là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ lỡ khi chọn một phương án truy tố người ‘chứa chấp’ thay v́ chọn một phương án khác.”
Ví dụ, hồi cuối Tháng Năm, cảnh sát trưởng ở Harris County, Texas, nói rằng một đạo luật bắt buộc cảnh sát giúp ICE sẽ làm quận hạt tốn “hơn $1 triệu.”
“Nếu thấy một người bệnh trên đường, quư vị có bắt buộc trước hết phải hỏi họ có phải là di dân hợp pháp hay không?” ông Chishti đặt câu hỏi. “Lúc đó chúng ta phải chọn hoặc là làm người tử tế hoặc là trở thành một tội phạm.”
Năm 2018, dưới thời Tổng Thống Trump nhiệm kỳ đầu, một giáo sư đại học và là một nhà hoạt động nhân đạo bị bắt và truy tố hai tội h́nh, một tội “chứa chấp” và một tội âm mưu cung cấp thực phẩm, nước uống, và nơi ở cho hai di dân bất hợp pháp ở vùng biên giới.
Cuối cùng, ông được tha bổng, sau khi thách thức điều mà ông gọi là chính quyền “định kết tội h́nh ông chỉ v́ một hành động nhân đạo căn bản” và tận dụng Đạo Luật Khôi Phục Tự Do Tôn Giáo năm 1993, với lư do là niềm tin tôn giáo của ông khuyến khích ông giúp di dân.
Năm 2019, một luật sư ở Texas bị bắt và bị nhốt tù v́ ngừng xe để gọi điện thoại cho xe cứu thương đến cứu ba di dân bất hợp pháp bị mất nước đang đi khập khiễng trên đường.
Mới đây, vào cuối Tháng Tư, một chánh án ở Wisconsin bị FBI bắt và truy tố tội cản trở và che giấu một di dân để người này không bị bắt. Chánh Án Hannah Dugan bị tố cản trở nhân viên ICE đang chờ bên ngoài ṭa của bà mà không có trát ṭa để bắt một di dân bất hợp pháp. Di dân này bị ṭa của bà Dugan xử v́ một tội khinh, tức là tội nhẹ.
“Những lư do mà người ta hành động theo kiểu ‘không hỏi, không nói’ (tức là ‘t́nh lờ’) ngày càng thịnh hành,” ông Chishli nói. “Tại trường học, có vẻ như giáo viên muốn phụ huynh đừng nói bất cứ ǵ về con cái ḿnh. Bởi v́, nếu phụ huynh nói ra, ví dụ như thông tin quan trọng, sẽ làm cho giáo viên bắt buộc phải báo cho ICE. Nếu không, giáo viên có thể bị quy tội ‘chứa chấp’ sau này.”