Chính phủ Guyana đang lên kế hoạch biến khu vực từng xảy ra vụ thảm sát Jonestown năm 1978, nơi hơn 900 người theo giáo phái People's Temple tự sát hoặc bị giết tập thể, thành điểm đến trong loại h́nh "du lịch đen". Dự định này ngay lập tức gây tranh căi, khi một số ư kiến cho rằng đây là hành vi thương mại hóa nỗi đau.
Dự án được triển khai dưới h́nh thức tour du lịch giáo dục lịch sử, do công ty Wanderlust Adventures GY điều hành, với giá khởi điểm từ 750 USD/người. Du khách sẽ được đưa đến khu vực rừng sâu ở tây bắc Guyana – nơi từng là đại bản doanh của giáo phái do Jim Jones sáng lập – để t́m hiểu về bi kịch tôn giáo, quyền lực và sự thao túng.

Địa điểm nơi 900 người tự sát tập thể đang được xúc tiến trở thành địa điểm tham quan, du lịch gây tranh căi. Ảnh Getty
Theo đơn vị tổ chức, mục tiêu của tour là "nâng cao nhận thức về những hiểm họa của sự mê tín, thao túng tâm lư và quyền lực không được kiểm soát".
Tuy nhiên, không ít người phản đối. Jordan Vilchez – người sống trong cộng đồng Jonestown khi mới 14 tuổi – cho rằng, dù tôn trọng quyền phát triển của Guyana, địa điểm này cần được đối xử với sự tôn nghiêm và nhân văn. "Chúng ta không thể biến nỗi đau của hơn 900 người thành một sản phẩm tiêu dùng”, cô nói.
Giảng viên luật Neville Bissember từ Đại học Guyana cũng bày tỏ quan ngại. Ông cho rằng việc sử dụng Jonestown như một sản phẩm du lịch là "rùng rợn và kỳ quái", không phù hợp để đại diện cho văn hóa Guyana.
Dù vậy, chính quyền địa phương và Bộ Du lịch Guyana vẫn hậu thuẫn dự án. Một số ư kiến so sánh nỗ lực này với các mô h́nh du lịch lịch sử như trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan hay khu vực phóng xạ Chernobyl ở Ukraine.
Tuy nhiên, dự án cũng đối mặt với nhiều thách thức. Khu vực Jonestown hiện bị rừng rậm bao phủ, cơ sở hạ tầng gần như không tồn tại và chỉ có thể tiếp cận bằng trực thăng hoặc tàu thuyền. Ngoài ra, dự án c̣n cần sự phê duyệt từ chính phủ và nội các Guyana.
Tổ chức phi lợi nhuận Jonestown Institute nhận định rằng chi phí vận hành cao và tính hẻo lánh của địa điểm có thể khiến mô h́nh này khó duy tŕ trong dài hạn.
Jonestown là một sự kiện bi thảm xảy ra vào ngày 18 tháng 11 năm 1978, khi hơn 900 thành viên của giáo phái Đền thờ Nhân dân (People’s Temple) đă chết trong một vụ giết người hàng loạt/tự sát tập thể ở Jonestown, Guyana. Giáo phái này được thành lập bởi Jim Jones, một nhà thuyết giáo lôi cuốn nhưng ngày càng trở nên hoang tưởng và chuyên quyền. Ban đầu, Đền thờ Nhân dân thu hút nhiều người t́m kiếm một xă hội không tưởng và chủng tộc b́nh đẳng. Tuy nhiên, khi quyền lực của Jones tăng lên, ông ta bắt đầu kiểm soát cuộc sống của các thành viên một cách chặt chẽ, lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Để thoát khỏi sự giám sát của chính quyền Mỹ và duy tŕ quyền lực, Jones đă di chuyển giáo phái đến một khu định cư xa xôi ở Guyana, đặt tên là Jonestown. Cuộc sống ở Jonestown rất khắc nghiệt, với lao động cưỡng bức và điều kiện sống tồi tệ. Lo ngại về những báo cáo về lạm dụng, Dân biểu Hoa Kỳ Leo Ryan đă dẫn đầu một phái đoàn đến Jonestown để điều tra. Trong khi Ryan chuẩn bị rời đi cùng một số thành viên muốn đào thoát, ông và bốn người khác đă bị những người trung thành với Jones sát hại tại đường băng địa phương.
Sau vụ giết hại Ryan, Jones đă ra lệnh cho các thành viên của Đền thờ Nhân dân thực hiện một "cuộc cách mạng tự sát". Hầu hết các thành viên, bao gồm cả trẻ em, đă uống một loại đồ uống có pha xyanua. Những người chống cự đă bị buộc phải uống hoặc bị giết. Vụ Jonestown là một trong những thảm kịch dân sự lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và là một lời nhắc nhở nghiệt ngă về sự nguy hiểm của các giáo phái sùng bái và sự thao túng tâm lư. Nó cũng dẫn đến việc tăng cường giám sát các nhóm tôn giáo mới và các phong trào xă hội.
VietBF@ sưu tập