Bắc Kinh hôm thứ Năm cho biết họ “vẫn đang xác minh” thông tin liên quan đến vụ bắt giữ hai công dân Trung Quốc tại Ukraine. Trước đó, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) thông báo đă bắt giữ hai công dân Trung Quốc tại thủ đô Kiev v́ nghi ngờ âm mưu đánh cắp tài liệu mật liên quan đến hệ thống tên lửa hành tŕnh chống hạm RK-360MC Neptune, từng được Ukraine sử dụng để đánh ch́m tàu tuần dương Moskva của Nga năm 2022.

Cơ quan An ninh Ukraine vừa bắt giữ 2 công dân Trung Quốc v́ nghi ngờ âm mưu đánh cắp tài liệu mật liên quan đến hệ thống tên lửa hành tŕnh chống hạm RK-360MC Neptune, từng được Ukraine sử dụng để đánh ch́m tàu tuần dương Moskva của Nga năm 2022. Ảnh SBU
“Nếu vụ việc có liên quan đến công dân Trung Quốc, th́ quyền lợi hợp pháp của họ cần được bảo vệ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu trong cuộc họp báo được truyền h́nh trực tiếp tại Bắc Kinh hôm nay 10/7.
Trước đó vào thứ Tư, Kiev tuyên bố họ đă bắt giữ hai công dân Trung Quốc v́ nghi ngờ t́m cách buôn lậu tài liệu mật liên quan đến hệ thống tên lửa của Ukraine ra khỏi nước này. Hai công dân Trung Quốc bị bắt tại thủ đô Kiev.
Theo báo cáo được công bố trên kênh Telegram chính thức của SBU, một trong hai nghi phạm là một cựu sinh viên 24 tuổi từng theo học tại một trường đại học kỹ thuật ở Kiev. Người này được cho là vẫn ở lại Ukraine sau khi bị buộc thôi học vào năm 2023 do kết quả học tập kém.
Nghi phạm thứ hai là cha của người này, hiện sống tại Trung Quốc nhưng thường xuyên đến Ukraine để trực tiếp chỉ đạo các hoạt động t́nh báo của con trai.
Cuộc điều tra của SBU cho thấy, nghi phạm trẻ tuổi đă t́m cách tiếp cận và tuyển dụng một công dân Ukraine đang tham gia phát triển các loại vũ khí tiên tiến dành cho lực lượng vũ trang Ukraine, nhằm thu thập tài liệu kỹ thuật liên quan đến quy tŕnh sản xuất hệ thống tên lửa Neptune.
“Cơ quan phản gián của SBU đă phát hiện gián điệp ngay từ những giai đoạn đầu và bắt quả tang khi y đang thực hiện hành vi chuyển giao tài liệu mật. Người cha, chịu trách nhiệm chuyển các tài liệu này cho cơ quan t́nh báo Trung Quốc, cũng đă bị bắt giữ", báo cáo cho biết.
Cả hai nghi phạm đă bị truy tố theo Khoản 1 Điều 114 của Bộ luật H́nh sự Ukraine – tội danh gián điệp. Nếu bị kết án, họ có thể phải đối mặt với mức án lên tới 15 năm tù giam.
Gián điệp Nga cũng nhắm vào tên lửa Neptune
Vào cuối tháng 6, SBU cũng thông báo đă bắt giữ một kẻ phản bội trong hàng ngũ lực lượng vũ trang Ukraine (AFU), người bị cáo buộc giúp Nga lên kế hoạch tấn công vào hệ thống tên lửa Neptune đang bảo vệ vùng Biển Đen.
Theo SBU, đối tượng này là một quân nhân 33 tuổi thuộc đơn vị canh gác hệ thống tên lửa Neptune. Người này được cho là đă bị t́nh báo quân sự Nga (GRU) tuyển mộ sau khi đăng tải các nội dung ủng hộ Điện Kremlin trên mạng xă hội.
Sĩ quan chỉ huy của GRU đă chỉ đạo anh ta thu thập và gửi dữ liệu định vị về các bệ phóng tên lửa Neptune và các trung tâm huấn luyện gần đó – bao gồm cả những nơi nghi phạm từng được đào tạo.
Những thông tin này sẽ được Nga sử dụng để điều hướng tên lửa hành tŕnh và máy bay không người lái cảm tử nhằm phá hủy hệ thống Neptune. Đổi lại, nghi phạm được hứa hẹn sẽ được cảnh báo trước về các cuộc tấn công để có thể trốn thoát đến nơi “an toàn”.
Một nguồn tin từ SBU cho biết đây là một phần trong chiến dịch rộng lớn của Nga nhằm “truy lùng” các hệ thống tên lửa Neptune và các nền tảng vũ khí chiến lược khác của Ukraine.
Tên lửa Neptune – niềm tự hào của Ukraine
RK-360MC Neptune là phiên bản hiện đại hóa từ tên lửa hành tŕnh chống hạm Kh-35 của Liên Xô, do Cục thiết kế Luch tại Kiev phát triển và được Ukraine đưa vào biên chế từ năm 2020. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 300 km và có thể tấn công cả mục tiêu trên biển lẫn trên bộ.
Hai tên lửa Neptune được cho là đă được sử dụng để đánh ch́m tàu tuần dương Moskva – soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga – vào tháng 4/2022. Sau khi bị trúng đạn, con tàu bốc cháy, xảy ra nhiều vụ nổ bên trong, và cuối cùng bị lật úp và ch́m trong một cơn băo, trong khi các tàu Nga khác không thể tiếp cận cứu hộ.
Moskva là một trong những tàu chiến lớn nhất tại Biển Đen và thuộc nhóm sáu tàu lớn nhất của Hải quân Nga. Theo tạp chí Forbes, giá trị ước tính của con tàu này lên đến khoảng 750 triệu USD.
Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự toàn diện năm 2022, Ukraine được cho là đă phát triển các biến thể mới của Neptune với khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền và mở rộng tầm bắn lên tới 1.000 km.
VietBF@ sưu tập