Drone từng thống trị chiến trường, nhưng điều này có khả năng chấm dứt khi xuất hiện các hệ thống pḥng không giá rẻ chuyên đối phó chúng.
Tập đoàn quốc pḥng Rostec của Nga ngày 9/7 cho biết công ty trực thuộc là Ruselectronics đă phát triển hệ thống định vị thụ động tương hợp ba tọa độ, cho phép phát hiện các vật thể bay kích thước nhỏ, trong đó có cả thiết bị bay không người lái (drone) điều khiển bằng cáp quang, ở khoảng cách hàng chục km.
Công ty quốc pḥng Rafael trước đó cũng thông báo quân đội Israel đă sử dụng vũ khí laser để hạ hàng chục thiết bị bay không người lái của đối phương.
Tranh căi liệu drone có phải là cuộc cách mạng trong tác chiến hiện đại hay không dường như đă chấm dứt, khi hàng chục chương tŕnh phát triển vũ khí chống drone với chi phí thấp, hiệu quả cao đang được triển khai khắp thế giới.

Drone cáp quang của Ukraine. Ảnh: GIU
"Kỷ nguyên thống trị chiến trường ngắn ngủi của drone đă đến hồi kết", Mark Kimmitt, cựu chuẩn tướng từng giữ chức cố vấn ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, cho hay.
Máy bay không người lái (UAV) và drone cỡ nhỏ đă trở thành vũ khí biểu tượng từ những ngày đầu chiến sự Nga - Ukraine. Hàng loạt thống kê và nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của UAV trong xung đột không phải hiện tượng nhất thời, mà là thay đổi căn bản trong tác chiến.
"Drone và UAV có giá rẻ, nguồn cung dồi dào và khó bị phá hủy. Chúng vô hiệu hóa khả năng ngụy trang cho các đơn vị ở hậu phương. Quan trọng nhất, chúng không có người lái, do đó thương vong gần như luôn nằm ở bên bị nhắm mục tiêu", Kimmitt cho biết.
Cựu chuẩn tướng Mỹ nhận định rằng UAV và drone gần như là vũ khí hoàn hảo, song chúng "không c̣n bất khả chiến bại nữa" khi các bên tham chiến thích nghi nhanh chóng với t́nh h́nh mới.
"Giống như những công nghệ quân sự từng xuất hiện trong lịch sử, được cho là mang tính cách mạng và sẽ thay đổi căn bản h́nh thức tác chiến, UAV chỉ thống trị chiến trường trong thời gian ngắn. Sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi các hệ thống chống UAV hiệu quả xuất hiện", ông nói.
Chỉ vài tuần sau khi Ukraine tăng cường sử dụng drone tấn công, các đơn vị Nga đă thành thạo trong phát hiện mục tiêu từ sớm, cải thiện năng lực ngụy trang và tác chiến điện tử, cũng như lắp thêm giáp bổ sung cho phương tiện chiến đấu để ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại từ đ̣n tập kích của drone.
"Tỷ lệ drone hạ mục tiêu giảm xuống đáng kể nhờ công nghệ đối phó loại vũ khí này, cũng như những thay đổi về chiến thuật, kỹ thuật và quy tŕnh tác chiến", Kimmitt giải thích.
Nhu cầu cấp bách và vốn đầu tư cho công nghệ mới cũng ngày càng tăng. Gần như toàn bộ doanh nghiệp quốc pḥng quy mô lớn trên thế giới đều phát triển hệ thống chống drone, các giải pháp được đưa ra cũng cực kỳ đa dạng. "Việc phát triển và kết hợp nhiều loại công nghệ đă cải thiện đáng kể khả năng pḥng ngự trước các đ̣n tập kích bằng drone", Kimmitt nói.
Một số chuyên gia cho rằng điều cấp bách nhất hiện nay là phát triển drone hoặc UAV sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên chống phương tiện không người lái.
Những đ̣n tập kích từ bầy UAV, drone và loạt tên lửa lớn có thể áp đảo gần như toàn bộ hệ thống pḥng thủ do con người vận hành, do họ không thể xử lư hàng chục đến hàng trăm mục tiêu cùng lúc. Trong khi đó, các tổ hợp pḥng không có khả năng đối phó cùng lúc nhiều mục tiêu lại rất ít và chi phí vận hành đắt đỏ.
Trong các xung đột gần đây, lực lượng pḥng không Israel và Ukraine phải chịu với áp lực và chi phí khổng lồ khi đối mặt với những cuộc tấn công quy mô lớn. Điều này đồng nghĩa drone giá rẻ, được sản xuất hàng loạt, có công nghệ AI hỗ trợ là giải pháp hứa hẹn để đối phó mối đe dọa từ UAV đối phương.
Dù ít c̣n khả năng thống trị chiến trường, drone chưa trở nên lỗi thời và sẽ tiếp tục đóng vai tṛ quan trọng trong tác chiến. "Drone với công nghệ AI sẽ là lực lượng tác chiến hùng mạnh trong thế kỷ 21, giúp tăng cường và thậm chí thay thế phi công trong buồng lái. Đây là loại vũ khí rẻ và nhiều quốc gia có thể sở hữu chúng", Kimmitt cho hay.
Chiến dịch tập kích của đặc vụ Israel nhằm vào trận địa pḥng không Iran hồi tháng 6 dựa vào yếu tố bất ngờ nhiều hơn là công nghệ mang tính cách mạng. Trong khi đó, Nga gần đây thường dùng bầy UAV tấn công Ukraine, huy động lượng lớn phi cơ để tăng hiệu quả đ̣n đánh.
"Giống nhiều vũ khí được ca ngợi là kỳ diệu, mang tính cách mạng và bất khả chiến bại, giai đoạn thống trị của drone trên chiến trường sẽ đi đến hồi kết", chuyên gia Kimmitt nêu quan điểm.
VietBF@ sưu tập