Quyết định của Tổng thống Mỹ Biden cho phép Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa tầm xa ATACMS để tập kích các mục tiêu bên trong lănh thổ Nga có thể giúp quân đội Ukraine giữ được đầu cầu ở tỉnh Kursk - lá bài giá trị cho các cuộc ḥa đàm tương lai. Mặc dù vậy, có những sự thật bất lợi mà Kiev đang phải đối mặt liên quan đến hệ thống vũ khí này.
Andrei Zagorodnyuk - cựu bộ trưởng quốc pḥng Ukraine, nói: “Hệ thống ATACMS có thể giúp Ukraine tại Kursk nhưng lại nó lại quá hẹp và t́nh h́nh quá muộn”.
Tổng thống Mỹ Biden vừa đồng ư cho phép lực lượng quân sự của Tổng thống Ukraine Zelensky sử dụng tên lửa ATACMS để tập kích lănh thổ Nga. Đồ họa: Telegraph.
Giới hạn thứ nhất: Không gian tác chiến hẹp
Thông tin ban đầu cho hay, Mỹ cho phép Ukraine sử dụng ATACMS để tấn công lực lượng Nga tại tỉnh Kursk, nơi quân đối Ukraine đang cố gắng bám trụ để tạo lá bài mặc cả trong t́nh huống Tổng thống đắc cử Trump hối thúc các bên ngồi vào bàn đàm phán.
Với vũ khí ATACMS, lực lượng Ukraine sẽ có lợi thế trong cuộc tranh giành lănh thổ tại Kursk trước ngày diễn ra lễ nhậm chức của ông Trump. Ông Zagorodnyuk đánh giá, giờ đây quân Kiev có thể tấn công các đầu mối đường sắt, chốt chỉ huy và những điểm tập trung quân bên trong tỉnh Kursk của Nga.
Tuy nhiên, tác chiến tại Kursk chủ yếu diễn ra ở cấp chiến thuật, với việc hai bên sử dụng các cuộc tấn công bằng những đơn vị nhỏ, phân tán cao để giành hoặc tái chiếm lănh thổ.
Các kho đạn, kho vũ khí và điểm tập kết quân của Nga đă được quân đội Nga bố trí theo hướng phân tán bên trong tỉnh Kursk nên không c̣n nhiều mục tiêu cho hệ thống ATACMS trong tay Ukraine ngắm bắn, theo Konrad Muzyka - giám đốc của Rochan, nhóm tư vấn t́nh báo nguồn mở tại Ba Lan.
Trong khi đó, nhiều mục tiêu có giá trị nằm trong tầm bắn của ATACMS từ lănh thổ Ukraine th́ lại chưa nằm trong diện cho phép của Mỹ, như hàng trăm căn cứ không quân và cơ sở quân sự khác ở các tỉnh như Smolensk, Kaluga, Bryansk, Tula, Lipetsk, Belgorod, Voronezh, Rostov và Krasnodar (Nga).
Giới hạn thứ hai: Quá trễ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đă để thời gian trôi quá khá lâu trước khi họ quyết định cho phép Ukraine sử dụng ATACMS để tập kích tầm xa vào bên trong nước Nga.
Lần đầu tiên Ukraine nhận được tên lửa chính xác của phương Tây là vào mùa thu năm 2022 - những vũ khí này đă giúp Ukraine “thay đổi cuộc chơi”, gây nhiều lúng túng cho Nga khi đó. Cụ thể những quả tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất đă gây thiệt hại nặng cho hệ thống kiểm soát, chỉ huy và hậu cần của Nga. Thứ vũ khí này cũng đóng vai tṛ quan trọng trong thắng lợi của Ukraine trong các đợt tiến công ở Kherson và Kharkov.
Nhưng đó là 2 năm trước đây. Từ đó tới nay, Nga đă có thêm nhiều thời gian để thích ứng, bằng cách bố trí phân tán các trung tâm hậu cần và điểm tập kết quân và bằng cách phát triển năng lực gây nhiễu cũng như đánh chặn.
Sau một năm yêu cầu, măi tới cuối năm 2023, Ukraine mới nhận được lô ATACMS đầu tiên. Bệ phóng th́ vẫn vậy nhưng tầm bắn đă lên tới 300km.
Khi được sử dụng, ATACMS đă gây tổn thất lớn cho những khu vực Nga kiểm soát, với những trận tập kích khét tiếng nhằm vào các căn cứ không quân của Nga trên bán đảo Crimea (đến nay, Ukraine vẫn khẳng định Crimea là của họ, chứ không phải của Nga).
Tại phương Tây đă nổ ra tranh căi về việc có nên để cho Ukraine nă tên lửa ATACMS vào bên trong lănh thổ Nga hay không. Việc cuộc tranh căi này kéo dài đă giúp Nga có thêm thời gian để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp đối phó. Ví dụ, tính đến tháng 8/2024, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, Nga đă di dời nhiều máy bay ra khỏi ít nhất 16 căn cứ không quân nằm trong tầm bắn của ATACMS.
T́nh trạng dùng dằng kéo dài nói trên là do Mỹ quan ngại về nguy cơ leo thang xung đột trực tiếp với Nga.
Cáo buộc binh sĩ Triều Tiên hiện diện tại Kursk để giúp Nga đă trở thành cái cớ để Nhà Trắng lư giải cho việc đồng ư để Ukraine triển khai ATACMS tập kích mục tiêu bên trong Kursk.
Ông Zagorodnyuk cho rằng như vậy, việc viện trợ và cấp phép mà Mỹ dành cho Ukraine đều mang tính phản ứng chứ không phải là chủ động giúp Ukraine giành thắng lợi từ đầu.
Giới hạn thứ ba: Số lượng tên lửa quá ít
Hồi tháng 9/2023, khi người ta vẫn c̣n tranh căi về việc cấp ATACMS cho Ukraine, Tổng cục trưởng T́nh báo quốc pḥng Ukraine - tướng Kyrillo Budanov, nói với website WarZone của Mỹ rằng “nếu chỉ có 100 quả tên lửa th́ điều này sẽ chẳng thay đổi được t́nh h́nh”.
Khi được hỏi Ukraine cần bao nhiêu, tướng Budanov trả lời rằng “cần ít nhất vài trăm quả tên lửa” như thế.
Số lượng chính xác tên lửa ATACMS mà Ukraine nhận được, cũng như số tên lửa này c̣n lại trong tay của Ukraine vẫn c̣n là bí mật quân sự. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là một số quan chức quốc pḥng Mỹ đă phản đối gửi lượng lớn vũ khí này cho Ukraine bởi v́ kho tên lửa ATACMS của chính Mỹ cũng hạn hẹp và cần phải đáp ứng được nhu cầu an ninh của Mỹ tại những nơi khác, cụ thể là ở khu vực Thái B́nh Dương.
Trong khi đó, Nga tuyên bố đă đạt được thành công trong việc bắn hạ tên lửa ATACMS hoặc gây nhiễu cho hệ thống dẫn đường GPS của vũ khí này.
Ông Muzyka cho rằng nếu Ukraine có trong tay hàng trăm tên lửa ATACMS th́ tổn thất của Nga sẽ lớn hơn và Nga cũng gặp khó khăn hơn trong thích ứng với t́nh h́nh chiến trường.
Có lẽ Ukraine sẽ mong chờ được Mỹ cung cấp thêm ATACMS trước khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ vào đầu năm 2025.
VietBF@ Sưu tập