Theo như nhiều thành viên Liên Âu vẫn tỏ ra thận trọng về lời của lănh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp châu Âu (EU), Josep Borrell mới đây kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nên làm tương tự như lời quyết định của tổng thống Joe Biden bật đèn xanh cho Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp tấn công lănh thổ Nga.
Hệ thống tên lửa pḥng không của quân đội Đức tại Schwesing (Đức), ngày 17/03/2023. Hệ thống mà thủ tướng Olaf Scholz thông báo hôm 13/04/2024 sẽ gửi gấp cho Ukraina. AP - Axel Heimken
Sau khi tổng thống Mỹ Joe Biden bật đèn xanh cho Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS, do Washington cung cấp, tấn công sâu vào lănh thổ Nga, lănh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp châu Âu (EU), Josep Borrell, hôm nay 19/11/2024, kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nên làm tương tự. Tuy nhiên, nhiều thành viên vẫn tỏ ra thận trọng.
Josep Borrell than phiền : "Lần nào chúng ta ra quyết định hỗ trợ Ukraina cũng đều mất rất nhiều thời gian." Đối với lănh đạo ngành ngoại giao châu Âu, những cuộc oanh kích mạnh mẽ của Nga nhắm vào Ukraina hôm Chủ Nhật là câu trả lời của Vladimir Putin đối với "mọi nỗ lực thảo luận hay đàm phán". Đây là một lời lên án rơ ràng của Josep Borrell nhắm vào cuộc điện đàm của thủ tướng Đức với tổng thống Nga cách đây một tuần và ông nói thêm rằng nếu châu Âu muốn bày tỏ "lập trường cứng rắn", th́ phải đoàn kết.
Tuy nhiên, hôm qua, các quốc gia thành viên EU đă không tỏ ra đoàn kết. Ngoài Đức, vẫn luôn từ chối cho phép Ukraina sử dụng các tên lửa Taurus tấn công vào lănh thổ Nga, Ư cũng giữ nguyên lập trường tương tự : "Vũ khí do Roma cung cấp chỉ có thể được sử dụng bên trong lănh thổ Ukraina", ngoại trưởng Antonio Tajani, hôm qua, nhấn mạnh như trên. Người đồng cấp Pháp, Jean-Noël Barrot, lặp lại rằng việc cho phép Ukraina sử dụng vũ khí do Paris cung cấp để tấn công vào lănh thổ Nga là một khả năng mà chính phủ "đang xem xét", ngụ ư rằng nếu Pháp bật đèn xanh cho Ukraina th́ thông tin này sẽ không được công khai.