Mỹ đă tŕ hoăn trong việc cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine, dù loại vũ khí này có thể giúp Kiev lợi thế trên chiến trường. Nguyên nhân xuất phát từ nguồn cung hạn chế, giải pháp thay thế hiệu quả của Ukraine, và lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Washington DC., ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN của Mỹ ngày 19/11, quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ nhằm vào lănh thổ Nga tuân theo một mô h́nh quen thuộc.
Nhà Trắng đă từ chối trong nhiều tháng để chấp thuận yêu cầu cung cấp hoặc nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine, v́ lo ngại rằng điều này sẽ leo thang. Kiev đă chỉ trích việc từ chối này, và ngay khi đề nghị dường như đă được gác lại, chính quyền Biden lại chấp thuận.
Yêu cầu của Ukraine về HIMARS, xe tăng Abrams, F16 - tất cả đều tuân theo một mô h́nh tương tự là từ chối và quanh co, rồi sau đó chấp thuận, gần như vào thời điểm đă quá muộn.
Vậy có phải đă quá muộn để Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) có thể tạo ra sự khác biệt nếu nó bắn trúng mục tiêu sâu bên trong lănh thổ Nga không? Câu trả lời khá phức tạp và có lẽ giải thích một phần lư do tại sao chính quyền Biden lại tŕ hoăn cấp phép.
Thứ nhất, nguồn cung ATACMS có hạn: Một trong những lư do quan trọng nhất là việc nguồn cung ATACMS bị giới hạn. Mặc dù tên lửa này có tầm bắn ấn tượng lên đến 300km và có khả năng tấn công sâu vào lănh thổ Nga, số lượng hạn chế khiến nó khó có thể tạo ra thay đổi đột phá trên chiến trường.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ đă xác định hàng trăm mục tiêu tiềm năng ở Nga nằm trong tầm bắn của ATACMS. Tuy nhiên, ngay khi có dấu hiệu Mỹ có thể cung cấp loại tên lửa này, Nga đă di chuyển máy bay tấn công của họ sâu hơn vào trong nội địa.
Thứ hai, Ukraine đă có giải pháp thay thế hiệu quả. Ukraine hiện đă phát triển được các thiết bị bay không người lái nội địa với chí phí thấp hơn nhiều so với ATACMS. Những thiết bị này, được Mỹ hỗ trợ tài chính phát triển, đă chứng minh hiệu quả khi tạo ra nhiều xáo trộn tại các sân bay ở Moskva và cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga. Điều này cho thấy Ukraine vẫn có thể thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lănh thổ Nga mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào ATACMS.
Thứ ba, lo ngại về khả năng leo thang: Yếu tố then chốt khiến Mỹ thận trọng là nguy cơ leo thang xung đột. Mặc dù Moskva hiện tại được đánh giá là không muốn xảy ra xung đột toàn diện với NATO hay Mỹ, nhưng Điện Kremlin vẫn có thể t́m cách phục hồi khả năng răn đe.
Chính quyền Biden dường như đă cân nhắc lợi ích thực tế của các cuộc tấn công tầm xa so với khả năng gây ra thiệt hại ở các quốc gia thành viên NATO, nếu Nga quyết định trả đũa. V́ vậy, đó không phải là quyết định đơn giản hay hiển nhiên như một số người ủng hộ ở Kiev tuyên bố.
Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn muốn nhấn mạnh rằng diễn biến chiến sự gần đây liên quan đến khu vực Kursk ở Nga đă thúc đẩy quyết định nới lỏng hạn chế về ATACMS cho Ukraine, rằng "đây là phản ứng của Washington đối với sự leo thang của Moskva". Theo quan điểm của Tổng thống Biden, đây là hành động leo thang, nhằm đáp trả một hành động leo thang khác.
CNN cho rằng, trong khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể nghĩ rằng ông có thể làm trung gian cho đàm phán ḥa b́nh ở Ukraine, ông sẽ thừa hưởng một cuộc chiến mà mức độ nguy hiểm ngày càng tăng cao.
Tờ The National của UAE cũng dẫn lời các chuyên gia quân sự nhận định, hiện không có "viên đạn bạc" nào giúp Kiev đẩy lùi lực lượng Nga khỏi các vùng lănh thổ mà Moskva đang kiểm soát ở miền Đông Ukraine. Các tên lửa chống tăng, máy bay đánh chặn trên không, xe tăng và máy bay chiến đấu F-16 do phương Tây cung cấp đều đă xuất hiện trên chiến trường, nhưng vẫn chưa cho thấy tác dụng mang tính quyết định.
VietBF@ sưu tập
|