Ông Trump muốn tăng thuế, Trung Quốc không bận tâm?
Theo SCMP , các chuyên gia kinh tế nhận định nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế mới với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc, Bắc Kinh có thể không đáp trả cứng rắn. Thay vào đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tập trung tăng cường nhu cầu nội địa và đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các quốc gia trung gian.
Ông Donald Trump đe dọa áp thuế ít nhất 60% lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khi trở lại Nhà Trắng. (Ảnh: Asia Times)
Nhà kinh tế trưởng Wang Tao của Ngân hàng UBS và chuyên gia Mary Lovely tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng ông Donald Trump có thể áp đặt thuế quan mới "khá nhanh chóng" sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Các nhà kinh tế đánh giá động thái này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Mỹ, trong khi có khả năng thúc đẩy hợp tác thương mại sâu sắc hơn giữa Bắc Kinh với phần c̣n lại của thế giới.
Cách Trung Quốc ứng phó
Tổng thống đắc cử Trump đe dọa áp thuế ít nhất 60% lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi các nhà lập pháp đảng Cộng ḥa đang xem xét việc thu hồi quy chế thương mại ưu đăi của Trung Quốc, điều này có thể đẩy nhanh việc thực thi thuế quan.
Bà Wang nhận định thuế quan của ông Trump có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc giảm hơn 1,5%. Bắc Kinh có thể đưa ra các biện pháp ứng phó, bao gồm chính sách tài khóa để thúc đẩy nhu cầu nội địa, đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các quốc gia khác mà Bắc Kinh đang thực hiện, cũng như phá giá đồng nhân dân tệ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục đầu tư ra nước ngoài thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài dự kiến đạt 200 tỷ USD trong năm nay.
“Các công ty Trung Quốc đang đa dạng hóa đầu tư và xây dựng chuỗi cung ứng ở các quốc gia thứ ba thay v́ chỉ tập trung xuất khẩu… Đối với chính phủ, điều quan trọng là phải nhận ra xuất khẩu không thể thúc đẩy tăng trưởng và tăng trưởng phải dựa vào nhu cầu nội địa” , bà Wang nói.
Bà Wang dự đoán Trung Quốc sẽ không trả đũa mạnh mẽ với Mỹ như trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, nhưng có thể áp thuế lên các sản phẩm cụ thể của Mỹ, chẳng hạn như máy bay.
Năm 2018, Trung Quốc đáp trả mức thuế 200 tỷ USD của ông Trump bằng cách áp thuế lên nhiều mặt hàng của Mỹ, bao gồm đậu nành.
Mỹ mất nhiều hơn được
Chuyên gia kinh tế Mary Lovely dự báo việc ông Trump áp đặt mức thuế mới với Trung Quốc có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng tại Mỹ, v́ nước này có thể không kịp đa dạng hóa nguồn cung các sản phẩm như đồ điện tử, vốn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.
Các biện pháp thuế mới cũng có thể gây ra những cú sốc đối với doanh nghiệp và đối tác thương mại của Mỹ.
“Khi Mỹ thực sự áp đặt mức thuế mới, các quốc gia khác có thể đánh giá Mỹ hành động thất thường và chỉ v́ lợi ích riêng mà không tham khảo ư kiến đối tác” , bà Lovely nói.
“Điều tôi lo ngại là Mỹ có thể phải đối mặt với sự cô lập về chuỗi cung ứng, đặc biệt là khi Washington đẩy giá trị gia tăng của Trung Quốc ra khỏi các nhà cung cấp ở nước thứ ba. Điều này dẫn đến việc các nhà sản xuất Mỹ phải chịu chi phí đầu vào cao hơn, đồng thời người Mỹ phải gánh chi phí tiêu dùng nặng hơn” , bà Lovely cho biết thêm.
Nữ chuyên gia trích dẫn ví dụ về cảng Chancay ở Peru như một dấu hiệu cho thấy “năng lực tiếp cận các thị trường thay thế ngày càng tăng” của Trung Quốc.
Cảng này được khánh thành vào tuần trước dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Tổng thống Peru Dina Boluarte, là một dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bắc Kinh đang t́m cách gia tăng ảnh hưởng kinh tế của ḿnh ở khu vực Nam bán cầu. Cảng Chancay đóng vai tṛ như cửa ngơ dẫn Trung Quốc vào thị trường Nam Mỹ, giúp rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển giữa các châu lục.
Bà Lovely cảnh báo rằng việc hủy bỏ quy chế thương mại của Trung Quốc - điều có thể xảy ra dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng ḥa đối với Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ - sẽ là quyết định "thiển cận".
Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung, nhóm cố vấn lưỡng đảng, đề xuất trong báo cáo thường niên hôm 19/11 rằng Quốc hội Mỹ nên thu hồi quy chế thương mại ưu đăi của Trung Quốc. Quy chế được trao vào năm 2000 để đổi lấy việc Bắc Kinh đồng ư mở cửa thị trường trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nghị sĩ John Moolenaar, người đứng đầu Ủy ban đặc biệt của Hà viện Mỹ về cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, giới thiệu dự luật vào tuần trước kêu gọi thu hồi quy chế này. Dự luật nếu được thông qua sẽ áp mức thuế tối thiểu 35% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và tăng lên 100% đối với các "hàng hóa chiến lược".
Bà Lovely cho rằng việc hủy bỏ quy chế thương mại của Trung Quốc “sẽ đẩy nhanh sự tái cấu trúc chuỗi giá trị và đầu tư”.
“Phần c̣n lại của thế giới sẽ tiếp tục giao thương với Trung Quốc. Họ sẽ nhận được đầu tư từ Bắc Kinh", bà Lovely nói. "Tôi cho rằng về lâu dài, Mỹ sẽ phải chịu nhiều tổn thất hơn so với Trung Quốc”.
VietBFsưu tập