Việc sử dụng phụ gia thực phẩm hiện nay đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại khi nhiều loại phụ gia ngoài danh mục cho phép được sử dụng tràn lan, đặt ra thách thức lớn trong cuộc chiến chống thực phẩm 'bẩn'.
Phụ gia thực phẩm là các chất tự nhiên hoặc tổng hợp, được sử dụng để cải thiện hương vị, màu sắc, kéo dài thời gian bảo quản hoặc tăng giá trị thương mại. Chúng được chia thành nhiều nhóm như chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo ngọt, chất ổn định, chất chống oxy hóa…
Mặc dù đóng vai tṛ quan trọng trong sản xuất và chế biến thực phẩm, không phải loại phụ gia nào cũng an toàn cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng quá liều lượng hoặc trong các sản phẩm không rơ nguồn gốc.
Một số phụ gia thông dụng có thể gây hại khi lạm dụng. Các chất tạo màu tổng hợp như tartrazine (E102), sunset yellow (E110), thường có trong kẹo và nước giải khát, có khả năng gây dị ứng hoặc làm tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng lâu dài.
Chất bảo quản như natri benzoat (E211), nitrit và nitrat (E249-E252) khi kết hợp với protein trong thực phẩm có thể chuyển hóa thành nitrosamine - một chất gây ung thư đă được chứng minh.
Chất tạo ngọt nhân tạo, bao gồm aspartame, saccharin, cyclamate, thường xuất hiện trong thực phẩm dành cho người ăn kiêng hoặc bệnh nhân tiểu đường, có thể gây rối loạn thần kinh hoặc tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng kéo dài. Ngoài ra, chất làm đặc và ổn định như carrageenan (E407) cũng có thể gây viêm loét dạ dày ở những người nhạy cảm.
Theo quy định của Bộ Y tế, Việt Nam cho phép sử dụng 400 loại phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phụ gia ngoài danh mục hoặc không rơ nguồn gốc vẫn diễn ra phổ biến.
Các loại phụ gia không được kiểm soát chặt chẽ có thể gây tổn thương sức khỏe âm thầm theo thời gian, dẫn đến các bệnh lư nghiêm trọng như ung thư, rối loạn thần kinh hoặc ngộ độc măn tính.
Thực tế đă ghi nhận nhiều ca ngộ độc nghiêm trọng do sử dụng phụ gia không rơ nguồn gốc. Một phụ nữ ở Hà Nội đă phải nhập viện trong t́nh trạng thiếu máu nặng sau khi dùng bột tạo màu không rơ nguồn gốc để chế biến nem rán.
Hai trẻ nhỏ cũng bị ngộ độc do gia đ́nh sử dụng phụ gia không an toàn trong chế biến thực phẩm. Trước đó, năm 2021, một bệnh nhân tại Hà Nội đă bị tan máu cấp sau khi ăn thịt ḅ sốt vang tự chế biến từ bột sốt mua tại chợ.
PGS-TS.Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, khuyến nghị rằng chỉ nên sử dụng phụ gia nằm trong danh mục cho phép với liều lượng và đối tượng phù hợp, đồng thời ưu tiên các loại phụ gia tự nhiên và tránh sử dụng hóa chất khi không cần thiết. Ông cũng nhấn mạnh việc tập thói quen hạn chế sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm hàng ngày.
Người tiêu dùng cần lựa chọn thực phẩm từ những nhà sản xuất uy tín, có nhăn mác đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng và thành phần phụ gia. Đối với thực phẩm nhập khẩu, nhăn phụ bằng tiếng Việt là bắt buộc để đảm bảo an toàn.
Việc sử dụng phụ gia thực phẩm một cách tùy tiện không chỉ làm tăng nguy cơ ngộ độc mà c̣n ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài. Hăy là người tiêu dùng thông thái, nói không với thực phẩm không rơ nguồn gốc và luôn đặt sức khỏe gia đ́nh lên hàng đầu.