"Nh́n vào giới người mẫu Việt hiện nay thấy toàn bong bóng xà pḥng không à và chẳng thấy có mấy ai có đủ thực lực để đủ sức “tiếp đất” sau khi bong bóng đó vỡ" - người mẫu Xuân Lan nói.
“Thời của chúng tôi” là cụm từ mà Xuân Lan sử dụng rất nhiều trong cuộc tṛ chuyện. Đó, có thể hiểu là một động thái kể lại chuyện cũ, là một thái độ nhắc nhở đàn em, nhưng nó cũng đồng nghĩa là một sự thất vọng không che giấu của một trong những người tâm-huyết-thấy-rơ trong nghề người mẫu.
Thời của người mẫu có đầu óc qua rồi
Trong suy nghĩ của số đông, người mẫu không cần ǵ nhiều, ngoài chiều cao và nhan sắc ưa nh́n. Chị thấy có đúng không?
Cách đây 14 năm, khi chúng tôi bắt đầu vào nghề, người mẫu không chỉ đẹp, không chỉ có chiều cao, mà phải có cái đầu để tạo một h́nh ảnh khác biệt với khán giả, để ḿnh nắm những cơ hội, được sống, được thể hiện, thỏa khát khao mơ ước của một người mẫu chuyên nghiệp.
Chúng tôi muốn được công nhận qua sự cống hiến của ḿnh chứ không phải qua scandal. Thời đó là thời nói “không” với scandal và nếu có th́ đồng nghĩa là giết chết bản thân, giết chết sự nghiệp của chính ḿnh.
Thời nay, mọi chuyện dường như quá dễ dàng, một phần do cách sống của xă hội đă khác, thêm vào đó phương tiện truyền thông tâng bốc khiến cho những người mẫu trẻ bay trên mây và biến những quan niệm của thời chúng tôi bị lỗi thời.
Nói thẳng là thời của người mẫu có đầu óc qua rồi. Bạn không tin cứ mở báo mạng ra xem, tràn ngập những tin, ảnh, bài dạng như “siêu mẫu A thả ngực rông xuống phố”; “Người mẫu B khoe ṿng 3 khủng”; “Người mẫu C vai trần hờ hững khoe ṿng 1 căng đầy”. Tôi quá kinh hăi những tin, bài như thế. Chính những điều như thế làm ngay cả những người chúng tôi cũng không dám nhận là người mẫu. Đó là h́nh ảnh làm xấu người mẫu, các bạn trẻ hiện nay không ư thức được nên cảm thấy thích thú với những điều như thế.
Phải chăng họ đă không c̣n yêu nghề như cái cách mà lớp đàn anh đàn chị đă yêu?
Cái đó hoàn toàn do công nghệ và cách sống. Nh́n vào hiện trạng showbiz Việt hiện nay thấy có quá ít thông tin mà báo mạng lại quá nhiều nên mọi chuyện đều có thể được đẩy lên quá đà. Tôi có cảm giác mở chuyên trang người mẫu của các trang báo mạng bây giờ giống như mở trang báo Playboy với những câu chữ rất “chợ” như “khoe tuyết lê”…
Họ sẵn sàng chụp bikini để show ra thân h́nh quá nóng bỏng, quá sexy chứ không cho người xem thấy được bộ bikini đẹp và khiến họ muốn đi tắm biển. Người mẫu thời nào cũng chụp bikini hết nhưng đó phải là sự ḥa hợp giữa trang phục và bối cảnh chứ không chỉ đơn thuần khoe thân như vậy.
Tôi không nói chuyện gợi dục, nhưng rơ ràng hai tư duy và cách thể hiện cùng một loại trang phục của hai thế hệ quá khác biệt nhau dẫn đến chuyện người mẫu lớp trước không chấp nhận được h́nh ảnh người mẫu chụp ảnh bây giờ, như tôi chẳng hạn.
Đó có phải là hệ quả bắt nguồn từ hệ thống đào tạo của chúng ta quá yếu dẫn đến tư duy “ăn xổi ở th́” của các cô gái trẻ hiện nay, thưa chị?
Nói chính xác là những người c̣n tâm huyết với nghề như tôi, Thúy Hằng, Thúy Hạnh, Tạ Nguyên Phúc đă không c̣n cảm hứng với việc đào tạo lớp trẻ dù chúng tôi hoàn toàn có khả năng làm điều đó. Lư do là bởi v́ chúng tôi đào tạo ra để rồi bị ăn quả đắng, rằng chính những người mẫu ḿnh đào tạo ra lại đặt ḿnh vào t́nh huống dở khóc dở cười.
Vẫn biết những người mẫu được ḿnh đào tạo nếu đi theo cách đă được học sẽ bị lạc lơng, bị lệch hướng so với cả một xu hướng hiện nay nên buộc họ phải thích nghi mới sống được với nghề nhưng khi ḿnh nh́n thấy thế ḿnh lại đau ḷng.
Vậy th́ tâm thế của những người mẫu hiện nay xác định đến với nghề để kiếm danh, vụ lợi một cách thấy rơ mà gạt qua một bên cái gọi là đam mê, t́nh yêu… như chị đề cao?
Nói không vụ lợi với nghề là không đúng, đó là công việc mà chúng tôi mưu sinh, khiến chúng tôi sống được với nghề nhưng khác nhau ở thái độ. Thế hệ chúng tôi làm là tôn trọng và bảo vệ nghề, ai làm tiếng xấu ảnh hưởng đến nghề là lo sợ lắm. Rất sợ dư luận chỉ nh́n vào một hiện tượng rồi nh́n nhận giới người mẫu không tốt nên chúng tôi ra sức bảo vệ nghề đang theo đuổi và nuôi sống ḿnh.
C̣n bây giờ th́ mạnh ai người nấy tạo scandal, phát ngôn gây shock, mượn danh người này để vươn lên, đạp người kia xuống để tranh vị trí, v.v… Đó là sự vi phạm đến chuyện tôn trọng nhau và vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Sàn diễn thời trang Việt cũng đang chứng kiện cuộc “đại phẫu thuật tập thể” và sau khi được “nâng cấp” th́ gần như ngay lập tức các cô đó nổi tiếng và nhiều show hơn. Chị chắc hẳn cũng thấy thực trạng đó chứ?
Nó là tư duy và quan niệm về cái đẹp của hai thời là khác nhau, không ai cấm được ai. Các bạn có điều kiện cứ làm nếu như điều đó khiến các bạn thấy tự tin hơn. Chỉ buồn cười ở chỗ, người mẫu thế giới bây giờ cũng là người đẹp tự nhiên, siêu gầy, ngực lép. Nếu gầy th́ ngực phải lép th́ mới tương đồng. Người mẫu là những người làm mẫu và những cái ǵ đẹp tự nhiên họ mới khai thác c̣n nếu ai cũng đẹp hoàn hảo th́ giống sinh sản vô tính mất rồi.
Ở nước ngoài họ phân chia rất rơ, nếu bạn là người mẫu chuyên đồ tắm, đồ lót th́ mới cần bộ ngực đẹp, cặp mông săn chắc c̣n người mẫu catwalk th́ không cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay, người mẫu không đủ cung cấp cho các show tŕnh diễn thời trang, có nhiều cơ hội hơn nên mạnh ai nấy làm, cô này làm th́ cô kia cũng không muốn “thua chị kém em” nên làm theo. Chính bởi thế mà tôi dám nói là nh́n đi nh́n lại chẳng thấy ai có cơ hội ra nước ngoài làm việc bởi chúng ta quá lệch với tư duy của sàn diễn thời trang quốc tế.
“Bán dâm” th́ đâu c̣n là người mẫu
Chính bởi thế mới có chuyện một cô người mẫu đường hoàng bước lên vị trí veddette nhờ chuyện “tố dâm” đồng nghiệp?
Tôi không nói ai đúng ai sai. Tôi chỉ nghĩ khi tôi sống bằng nghề nào, tôi thấy nghề đó chân chính th́ phải biết bảo vệ nghề đó. C̣n những người làm nghề bán dâm th́ họ đâu c̣n là người mẫu nữa.
Tâm lí ăn thua không chỉ thể hiện trong việc “so ṿng một – đọ ṿng ba” mà c̣n cả việc “chặt chém” nhau trong các show diễn chung nữa…
Đúng vậy, trong những show diễn thời trang tự phát, không chất lượng khi chỉ quy định người mẫu phải mặc đồ ǵ mà không cần lay-out trang điểm có sẵn nên người này môi đỏ th́ người kia môi đỏ hơn, người này mắt kẻ đen 1 th́ người kia kẻ đen 3, người dán một bộ mi giả th́ người khác dán 3, 4 bộ chồng lên nhau trông như những con búp bê ma, kinh hoàng lắm. Họ không biết tính chất của cuộc biểu diễn là ǵ, tư duy về nghề quá kém.
Vậy nên nh́n lên sàn diễn thời trang, các cô người mẫu hiện nay đi mỗi người một phách, nhạc một nơi, người một nẻo, không hề ăn nhập với nhau…
Độ nhạc cảm của các bạn bây giờ giảm lắm. Nhạc nhanh hay nhạc chậm không quan tâm, đi cũng chỉ một kiểu, một điệu, một nhịp. Chúng tôi ngày trước đồ không đẹp như bây giờ, làm ǵ có show, đâu có dễ ǵ để được diễn nên khi diễn, chúng tôi nhập tâm lắm, diễn như lên đồng. Nhạc bay bổng như thế nào ḿnh đi như thế, nó là sự kết hợp giữa bộ đồ hợp với không gian đó. Bây giờ các bạn diễn v́ cơm áo gạo tiền. Nhiều bạn diễn rất phí, ra quay rẹt một cái, ch́a cái mặt ra cho nhiếp ảnh gia chụp h́nh lia lịa mà chẳng hiểu ǵ về sản phẩm đang mặc.
Họ không biết hay cố t́nh không biết, thưa chị?
Tôi nghĩ là họ biết nhưng v́ họ yêu bản thân họ hơn bộ đồ họ đang tŕnh diễn và chỉ chăm chăm khoe cơ thể ḿnh hơn là tổng thể chương tŕnh. Tôi nói họ biết là bởi v́ tôi từng làm những chương tŕnh có chủ đề cụ thể, tập tành cẩn thận, định hướng rơ ràng cùng sự đầu tư nghiêm túc của một số ít người mẫu nên khi diễn các bạn rất đẹp rất lộng lẫy. Nhưng rất tiếc, đó chỉ là số ít, c̣n lại nhiều người vẫn đâu vào đấy.
Thực sự là tôi rất khó chịu khi xem các show thời trang hiện nay. Các cô người mẫu của chúng ta diễn quá phí thời gian. Như Vũ Thu Phương chẳng hạn, cô ấy sàng qua bên này một tí, lê qua bên kia một tẹo, vung váy bên này, vẩy váy bên kia… xem đến mệt. Cái này thuộc lỗi về đào tạo hay lại do tư duy, thưa chị?
Đó là tâm lí, ḿnh là veddette rồi nên đương nhiên là ḿnh hoàn hảo, chẳng cần phải cố gắng nữa. Khi mà hai chữ “ngôi sao” đến quá nhanh, quá sớm, quá ảo như thế th́ các bạn không cần nghe ai góp ư nữa. Họ vẫn muốn phát huy ḿnh theo kiểu như thế, không nghe ai chỉ bảo hết. Cái này thuộc về ư thức cá nhân, các bạn không biết là nếu các bạn làm thế sẽ rất lập dị và người xem sẽ bị dị ứng, như anh chẳng hạn. Họ không hiểu những điều như thế đang tự giết họ.
Không có sự công bằng trong các cuộc thi sắc đẹp Việt
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là vai tṛ, vị trí và tính chất của Hiệp hội người mẫu là để làm ǵ vậy chị?
Tôi đă nói ngay từ đầu, tư duy và công nghệ chúng ta rất là sai nên đừng mong ước điều đó. Trên thế giới, đàn chị là đàn chị, đàn em không bao giờ được phép lấn át đàn chị, cát-sê không được cao hơn và đàn chị bao giờ cũng là veddette. Tất nhiên có những show diễn đàn em được đẩy lên nhờ yếu tố ngôi sao nhưng cũng không thể vượt mặt được, đó là sự tôn trọng trong nghề với nhau.
C̣n ở ta th́ thực trạng như thế này: có những bạn được một vài danh hiệu nho nhỏ, gây được sự chú ư bởi scandal nào đó là gặp người làm nghề lâu năm không thèm chào chứ đừng nói ǵ đàn chị. Mặt họ cứ câng câng lên, nh́n buồn cười lắm.
Một ngôi sao ngoài chuyện danh hiệu, hào quang c̣n đ̣i hỏi cả một phông văn hóa, phông ứng xử, cách giao tiếp biết trước biết sau, phải có sự yêu mến của công chúng mới sống lâu được. Bạn có để ư là từ lâu rồi khán giả của chúng ta không c̣n vỗ tay trong các show diễn thời trang, điều chúng tôi đă từng vinh hạnh có được trong những năm làm nghề. Nh́n vào giới người mẫu Việt hiện nay thấy toàn bong bóng xà pḥng không à và chẳng thấy có mấy ai có đủ thực lực để đủ sức “tiếp đất” sau khi bong bóng đó vỡ.
Nói về danh hiệu, tôi thắc mắc là bao nhiêu cuộc thi t́m kiếm người mẫu Việt Nam không hề thấy có bóng dáng chị ở hàng ghế BGK dù chị đủ uy tín và kinh nghiệm để ngồi vào đó. Họ không mời hay bởi chị từ chối?
Tôi chủ động từ chối bởi tôi tin rằng không có sự công bằng trong các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam. Tôi hiểu điều đó từ lúc c̣n là thí sinh tham gia các cuộc thi sắc đẹp. Mỗi cuộc thi, không chỉ BGK mà cả khán giả lẫn những người trong nghề đều nhận thấy ai xứng đáng được giải, nhưng cuối cùng th́ sao? Những thí sinh được đánh giá cao không bao giờ đoạt giải và thay vào đó là những lựa chọn mà ḿnh không ngờ tới. Nó dẫn đến sự bất măn và mất niềm tin lẫn sự thiếu tôn trọng khán giả.
Thế nên chúng ta luôn ngạc nhiên đến… kinh hăi trước các phần thi ứng xử (từ thi hoa hậu đến thi người mẫu), khi thí sinh nói như những… con vẹt. Nhưng, tôi vẫn thấy có những người mẫu có tư duy tốt, có cách nói chuyện hóm hỉnh thông minh nhưng chẳng bao giờ thấy họ lên báo mà thay vào đó là những cô rất trời ơi với những câu chuyện nhạt hơn nước ốc và giả hơn cả tượng sáp.
V́ sao vậy thưa chị?
Bởi v́ những người biết cách nói chuyện, có tư duy lại rất sợ trả lời báo chí. Ngay như bản thân tôi cũng phải cân nhắc rất nhiều mới dám nhận lời phỏng vấn của anh. Ḿnh có thể chắc là bài báo này sẽ rất ổn, rất đàng hoàng nhưng ai dám chắc là báo mạng không lấy lại, không giật những cái tít đầy tính giật gân câu khách, đọc mà kinh hồn bạt vía.
Những người sâu sắc không bao giờ đặt ḿnh vào những trường hợp như thế. C̣n những người hào hứng với việc lên báo với lộng ngôn tạo scandal th́ đều là những người muốn “show off” bản thân ḿnh nhiều hơn.
Nếu để nói một điều với những cô gái đang ấp ủ giấc mơ người mẫu, chị sẽ nói ǵ?
Hăy cố gắng đến với nghề thật tử tế, hăy luôn muốn mỗi lần xuất hiện đặc biệt khác đi, trong mắt đạo diễn, trong mắt nhiếp ảnh gia, trong mắt công chúng. Hăy giữ ḿnh lúc nào cũng muốn lột xác. Người mẫu là người phải biết thay đổi và thích nghi và lần nào cũng phải đẹp, đừng bao giờ trùng lặp.
Xin chân thành cảm ơn v́ những chia sẻ hết sức thẳng thắn của chị!
(Theo Nguyễn Hà - Sành Điệu)