Chúng tôi dùng để nhắc nhở cho các thế hệ sau này cũng như toàn cộng đồng rằng cha ông, thế hệ của những người dân Việt Nam tị nạn đầu tiên đă băng rừng vượt biển cực khổ. Nó giống như ghi dấu lại dấu chân của chúng tôi trong lịch sử của nước Úc”.
Cali Today News - Sau khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, hơn một triệu người dân miền Nam Việt Nam đă vượt biên khỏi chính đất nước của họ, chen chúc nhau trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ và bắt đầu hành tŕnh trên biển Đông để t́m kiếm một cuộc sống mới.
Nhiều người trong số họ đă đến Úc, Mỹ, Canada và Pháp. Nhưng LHQ ước tính có khoảng hơn 200,000 người tị nạn Việt đă bị mất tích trên biển.
Ngày nay, cộng đồng người Việt đă xây dựng một đài tưởng niện tại thành phố Perth, Úc để tưởng nhớ những người đồng hương xấu số đă mất tích trên biển, cũng như để kỷ niệm cho ngày họ được chào đón ở Úc.
Ở dưới chân của đài tưởng niệm có hai tấm bia khắc chữ. Một tấm khắc rằng: “Tưởng nhớ về những người tị nạn Việt Nam đă thiệt mạng trong các cuộc di cư, tỵ nạn từ năm 1975”.
Trên tấm bia c̣n lại có hàng chữ: “Tượng đài này thể hiện ḷng biết ơn của chúng tôi đến Úc v́ đă đón nhận người Việt tị nạn vào quốc gia vĩ đại này”.
Mừng vui ngày khánh thành. Photo courtesy: Emma Wynne - ABC Perth
Tiến sĩ Nguyễn Anh là chủ tịch của WA chapter, người đă từng chạy nạn khỏi Việt Nam năm 1978 cùng với vợ đă kể về kư ức kinh hoàng thời bấy giờ: “Thời tiết lúc ấy rất xấu. Khi th́ chúng tôi cảm thấy như chiếc thuyền của ḿnh đang ở trên đỉnh của một ngọn núi bằng nước, nhưng chỉ một giây sau đó lại có một ngọn sóng cao khác kéo đến. Con thuyền cứ lên xuống khoảng 30 mét và đội trưởng của chiếc thuyền đă phải thốt lên rằng ông không biết làm cách nào mà thuyền chúng tôi có thể sống sót được qua cơn băo dữ tợn ấy”.
Gia đ́nh của vợ ông cũng bắt đầu cuộc hành tŕnh vượt biển của họ hai tuần sau khi ông và vợ rời đi, nhưng dường như may mắn đă không mỉm cười với họ. Ông nói: “Chúng tôi không nhận được bất cứ thông tin ǵ của họ từ đó đến giờ. Chúng tôi đă nhờ đến sự trợ giúp của Hội Hồng Thập Tự để t́m kiếm họ, nhưng tất cả là vô ích, không một dấu vết được t́m thấy”.
Theo ông, đài tưởng niệm này là một món quà chúng tôi dành tặng cho nước Úc. Và cũng là nơi mà chúng tôi dùng để nhắc nhở cho các thế hệ sau này cũng như toàn cộng đồng rằng cha ông, thế hệ của những người dân Việt Nam tị nạn đầu tiên đă băng rừng vượt biển cực khổ. Nó giống như ghi dấu lại dấu chân của chúng tôi trong lịch sử của nước Úc”.
Cô Mai Nguyễn mới chỉ sáu tuổi khi cha mẹ của cô quyết định đặt chân vào chuyến hành tŕnh đầy nguy hiểm để đi t́m một cuộc sống mới. Gia đ́nh của cô đến Perth vào đúng ngày Valentine năm 1982. Cô kể lại: “Lư do mà cha mẹ quyết định ra đi là v́ tương lai của tôi sau này. Cha mẹ tôi có liên quan đến chính phủ cũ miền Nam Việt Nam, cho nên khi chiến tranh kết thúc năm 1975, cha tôi bị bắt đi tù, mẹ tôi th́ mang thai tôi lúc ấy, một ḿnh sinh tôi ra và nuôi tôi cho đến khi cha tôi được thả. Cha mẹ tôi nghĩ rằng tôi sẽ không có một tương lai tốt đẹp ở chính đất nước mà tôi được sinh ra, con đường học vấn của tôi sẽ bị hạn chế. Và rồi họ t́m thấy cơ hội để có thể thoát ra khỏi Việt Nam. Cha tôi đă phải rất khó khăn để đưa ra quyết định đó, v́ ông biết rằng nếu ra đi ông sẽ phải bỏ lại tất cả: người thân, gia đ́nh, bạn bè. Cha mẹ tôi cũng đă xác định trước rằng một khi đặt chân lên thuyền nghĩa là chấp nhận may rủi: một là sống một cuộc sống tốt hơn, hai là bỏ mạng trên biển.
Và chúng tôi đă không chết, chúng tôi đă lựa chọn và đang được sống ở một nơi khác hoàn toàn so với nơi mà chúng tôi đă phải bỏ ra đi”.
Theo Mai, cô c̣n quá nhỏ để có thể nhận biết được sự khủng khiếp của cuộc hành tŕnh t́m kiếm tự do thời bấy giờ, nhưng cô vẫn bị ám ảnh bởi cảnh tượng nhiều người cùng chen nhau để lên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ và lênh đênh trên biển cả.
“Tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảm giác khó chịu khi đi phải sống trên một chiếc thuyền nhỏ, mùi dầu máy th́ luôn nồng nặc, thực phẩm và nước uống th́ luôn trong t́nh trạng thiếu thốn. Có những lúc bị lạc trên biển, cả thuyền chỉ biết khóc lóc và cầu nguyện với Chúa.”
Mai hiện giờ đă có gia đ́nh và có một cô con gái. Cô cảm thấy rất tự hào về cộng đồng người Việt ở đây: “Chúng tôi rất biết ơn chính phủ Úc và xă hội Úc đă chấp nhận chúng tôi. Họ đă nuôi dưỡng chúng tôi và bây giờ họ tiếp tục nuôi dưỡng thế hệ các con của chúng tôi. Họ đă chấp nhận chúng tôi, chấp nhận nền văn hoá của chúng tôi.”
Mỗi người đều có những kư ức đau thương về quăng thời gian lênh đênh trên biển, nhưng khi đài tưởng niệm này được xây dựng, tất cả mọi người đều tỏ ra rất vui mừng v́ họ đă bày tỏ được ḷng biết ơn của ḿnh đến đất nước đă dang rộng ṿng tay chào đón họ. Họ gọi đó là sự tái sinh một lần nữa.
Linh Nguyễn