Báo Nhân Dân vừa mới bàn về vai tṛ văn hóa. Tất nhiên, vai tṛ văn hóa lúc nào cũng quan trọng. Nhưng vấn đề là, báo Nhân Dân tuyên xưng công trạng của “các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với phát triển báo chí, văn học - nghệ thuật,” theo bài báo hôm Thứ Ba 13-5-2014.
Thiệt sao? Chính sách nào đă đốt rụi sách vở Miền Nam trong những ngày sau 30-4-1075? Chính sách nào đă hốt gọn trí thức Miền Nam vào trại cải tạo? Và nh́n ngược lại, chính sách nào đă đánh cho thê thảm Nhân Văn Giai Phẩm, đánh vào ngay chính những người cầm bút đă giúp xây dựng chế độ CSVN ở Hà Nội? Và chính sách nào đă hạ nhục, cầm tù bằng mọi cách cả người và ng̣i bút của các người cầm bút tầm vóc quốc tế như Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường?
Báo Nhân Dân qua bài có tựa đề “Vai tṛ của báo chí, văn học - nghệ thuật trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam” kể công rằng:
“...Việt Nam mới kết nối internet từ năm 1996. Nhưng hôm nay, chúng ta có thể tiếp cận các con số ấn tượng như: đến tháng 12-2013, cả nước có 838 cơ quan báo chí in; 92 báo và tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh, truyền h́nh; một hăng thông tấn quốc gia; 64 nhà xuất bản, số người sử dụng internet đến cuối năm 2013 là 31.304.211 người, tỷ lệ số dân sử dụng internet là 35,58%; đến năm 2013 cả nước có 253 hăng phim (trong đó có 30 hăng phim Nhà nước, 223 hăng phim tư nhân), 161 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của trung ương và địa phương, các bộ, ngành...
Đó là kết quả trực tiếp của các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với phát triển báo chí, văn học - nghệ thuật...”(ngưng trích)
Có phải là tuyệt vời chăng, khi Bắc Triều Tiên cũng đang có 12 nhật báo chính và 20 tập san, đó là chưa kể các báo ở cấp tỉnh?
Nhưng cũng chính rằng Bắc Triều Tiên và Việt Nam luôn luôn nằm trong danh sách 10 sát thủ Internet do Phóng Viên Không Biên Giới chấm điểm hàng năm -- trong đó mấy năm gần đây đều có tên Việt Nam.
Thậm chí bản tin VOA ngày 15-3-2013 phỏng vấn Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương trong tổ chức RSF, và ông này nói rằng Việt Nam 5 năm liên tiếp là Kẻ thù của internet -- bên cạnh Tàu cộng.
Bản tin viết rằng Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp vừa ra phúc tŕnh thường niên một lần nữa liệt kê Việt Nam vào danh sách 5 nước “Kẻ thù của internet 2013” trên thế giới -- hàng đầu bên cạnh Trung Quốc, Bahrain, Syria, và Iran.
Đó là tin của năm 2013. Nhưng tới năm 2014 th́ sao? Bản tin RFI ngày 12-3-2014 nói thẳng trong tựa đề “RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet.”
Bản tin này, ghi rằng:
“Nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt internet, tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF- có trụ sở tại Paris, Pháp, ngày hôm nay, 12/03/2014, công bố bản báo cáo «Những kẻ thù của internet»...
Đối với Việt Nam, báo cáo năm nay của RSF đă nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục quản lư phát thanh, truyền h́nh và thông tin điện tử, trực thuộc Bộ này, là kẻ thù của internet.Theo RSF, để kiểm soát thông tin trên mạng, chính quyền Việt Nam đă sử dụng các phương tiện tư pháp, hành chính và công nghệ, được tập trung vào tay Bộ Thông tin và Truyền thông...
Tháng 11/2013, Việt Nam công bố nghị định 174, có hiệu lực từ 15/01/2014. Văn bản này đưa ra những biện pháp trừng phạt mới đối với cư dân mạng đăng các bài có nội dung «tuyên truyền chống Nhà nước» hoặc «các tư tưởng phản động» trên mạng xă hội.
RSF nêu ra một văn bản khác: Đó là nghị định 72, có hiệu lực từ 01/09/2013, được đánh giá là một sự vi phạm chưa từng thấy về quyền tự do thông tin tại Việt Nam. Nghị định này hạn chế việc sử dụng các blog và mạng xă hội trong việc «phổ biến» hoặc «chia sẻ» thông tin «cá nhân». Thậm chí, văn bản này cấm cả việc sử dụng mạng xă hội để chia sẻ thông tin của báo chí...”
Nghĩa là, chính phủ VN cũng không tin vào báo chí của họ. Nên mới cấm đưa các bản tin lên mạng xă hội, dù là chia sẻ tin mức độ cá nhân.
Bởi vậy, cứ lâu lâu là có blogger bị bắt. Sẽ c̣n nhiều người bị bắt sau anh Nguyễn Hữu Vinh nữa để VN gh́m chặt “Vai tṛ của báo chí, văn học - nghệ thuật trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam” -- đúng không.
VB
|
|