Người dùng thẻ đang trăn trở khi phí giao dịch ATM cứ tăng cao? Làm sao để tiết kiệm tiền đáng kể khi dùng thẻ ngân hàng? Câu hỏi đó sẽ được vietbf phân tích và giải đáp ngay dưới đây.
Sau đây là một số cách thức để chủ thẻ ATM có thể rút tiền miễn phí tại ATM và “quên” đi nỗi lo về phí:
Sử dụng loại thẻ dành riêng cho việc rút tiền
Theo Hiệp hội thẻ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 77 triệu thẻ ngân hàng các loại, trong đó thẻ ghi nợ nội địa (ATM) chiếm hơn 90% với khoảng 70 triệu thẻ. Trong số các loại thẻ, phí rút tiền thẻ ghi nợ nội địa thấp nhất, ở mức khoảng 1.650-3.000 đồng/giao dịch. Do đó, nếu thường xuyên rút tiền hăy sử dụng loại thẻ này.
Nên sử dụng loại thẻ dành riêng cho việc rút tiền
Các loại thẻ tín dụng tuy có chức năng rút tiền nhưng mức phí cao (khoảng 4% số tiền rút). Nếu rút 5 triệu đồng, khách hàng đă phải trả phí 200.000 đồng. V́ vậy, việc rút tiền ATM bằng thẻ tín dụng là không nên.
Ưu tiên rút tiền nội mạng
Hiện nay, đối với thẻ ATM, nhiều ngân hàng vẫn thực hiện chính sách miễn phí rút tiền nội mạng như SHB, Techcombank (đối với tài khoản trả lương), hoặc miễn phí rút tiền nội - ngoại mạng như ngân hàng Timo, VIB (nếu đăng kư gói Freedom), TPBank, Ocean Bank (và các ATM thuộc Hệ thống NAPAS), Kienlongbank, Lienvietpostbank.
V́ thế, khách hàng cần chọn cây nội mạng, hạn chế rút tiền ngoài hệ thống ngân hàng để tiết kiệm chi phí.
Nên rút lượng tiền tối đa
Chi phí rút tiền ATM phụ thuộc vào số lần thực hiện giao dịch. V́ vậy, khách hàng cố gắng rút số lần ít nhất có thể, không nên chia nhỏ, rút nhiều lần.
Hạn chế dùng tiền mặt
Theo các chuyên gia ngân hàng, thay v́ đem theo tiền mặt bên người không an toàn, có thể gặp một số rủi ro như rơi, bị đánh cắp,... người dân nên chọn giải pháp thanh toán không tiền mặt như quẹt thẻ. Cách thanh toán bằng h́nh thức quẹt thẻ sẽ giúp bạn hạn chế rút tiền tại ATM và tiết kiệm được phần nào phí giao dịch.
Dù với thẻ ghi nợ nội địa hay quốc tế, bạn đều có thể thanh toán hóa đơn qua các máy quẹt thẻ POS tại hàng ngh́n điểm mua sắm như siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại,... mà không cần mang theo tiền mặt. Nếu không mất thêm % phí liên quan đến hóa đơn, khách hàng có thể cà thẻ thay v́ rút tiền thanh toán.
Hiện nay, việc thanh toán bằng quẹt thẻ qua máy POS ngày càng phổ biến tại các tỉnh, thành, ở nhiều địa điểm khác nhau với tổng số gần 270.000 máy POS nên người dân hoàn toàn có thể hạn chế dùng tiền mặt.
Mỗi lần rút tiền nên rút lượng tiền tối đa.
Hơn nữa, khi du lịch hoặc công tác nước ngoài, việc thanh toán bằng thẻ sẽ giúp khách hàng không mất khoản phí rút tiền vốn rất cao tại các máy ATM nước ngoài cũng như thêm phí chuyển đổi ngoại tệ.
Bên cạnh việc “quẹt” thẻ, với những khoản tiền cố định hàng tuần, hàng tháng như tiền điện, nước, viễn thông, học phí,... người dùng có thể thanh toán trên M-Banking mà không cần tốn thời gian đến tại cửa hàng/chi nhánh để thanh toán.
Dùng gói tài khoản, chọn ngân hàng ít phí
Hiện nay, để giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí, tiết kiệm mà vẫn thoải mái trải nghiệm được nhiều dịch vụ, tiện ích của ngân hàng hiện đại, nhiều nhà băng đă tiến hành đóng gói sản phẩm, thay v́ bán riêng lẻ như trước.
V́ vậy, ngay từ khi kư hợp đồng với ngân hàng, các khách hàng kinh doanh nhỏ lẻ hoặc doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng gói tài khoản của ngân hàng. Các gói này thường ưu đăi các chi phí về giao dịch tài khoản, internet banking, lăi vay và phí sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng khác.
Việc lựa chọn dùng gói sản phẩm ngân hàng thay cho từng sản phẩm riêng lẻ sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều khoản phí, trong đó có phí giao dịch tại ATM.
Như vậy, với những cách trên, bài toán cắt giảm chi phí dịch vụ ngân hàng với nhiều người đă được giải quyết. Dù ngân hàng có tăng phí các dịch vụ, trong đó có phí rút tiền ATM th́ những “bí kíp” này có thể giúp bạn tránh được những phụ thu khi dùng dịch vụ ngân hàng. Theo tính toán của các chuyên gia tài chính, nếu sử dụng tốt những “bí kíp” trên, khách hàng có thể tiết kiệm hàng trăm ngh́n tiền phí giao dịch ATM mỗi năm.