Công ty Đông Ấn Hà Lan hồi đầu thế kỷ 17 nổi lên như một thế lực hải quân đáng sợ hàng đầu tại châu Á. Nhưng họ đă phải chịu thất bại thảm hại trong cuộc chạm trán với thủy binh của chúa Nguyễn. Vậy thủy binh chúa Nguyễn đă đánh bại pháo hạm Hà Lan như thế nào?
Ảnh minh họa
Bên cạnh người Bồ Đào Nha, từ đầu thế kỷ 17, Công ty Đông Ấn Hà Lan đă nổi lên như một thế lực hùng mạnh trong công cuộc khai thác thuộc địa châu Á của thực dân phương Tây. Với những chiến hạm lớn được trang bị vũ khí tối tân vào bậc nhất vào thời bấy giờ, họ đă chinh phục được vùng quần đảo Indonesia và trở thành nỗi sợ hăi của nhiều triều đại phong kiến trong khu vực.
Tuy vậy, trong một trận đánh với đội thủy binh chúa Nguyễn, người Hà Lan đă phải chịu thất bại thảm hại.
Trận đánh này xảy ra trong bối cảnh của thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, khi nước Việt bị chia cắt làm hai phần, gồm Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) do chúa Trịnh kiểm soát và Đằng Trong (từ sông Gianh vào Nam) dưới quyền chúa Nguyễn.
Sau 3 lần đem đại binh vào Nam đánh chúa Nguyễn không thành, năm 1641, chúa Trịnh Tráng đă thương lượng với Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (Jakarta ngày nay) để mượn chiến hạm và các tay súng đánh chúa Nguyễn. Đổi lại, chúa Trịnh sẽ tặng cho người Hà Lan hàng vạn lạng bạc cùng lời hứa dâng Quảng Nam cho họ cai trị và bắt dân Đàng Trong phải nộp cống cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan khi đánh bại được Đàng Trong.
Cơ hội mở rộng thuộc địa cùng những mâu thuẫn từ trước với Đàng Trong khiến phía Hà Lan nhanh chóng chấp thuận đề nghị của chúa Trịnh.
Trong hai năm sau đó, giữa quân của chúa Nguyễn và người Hà Lan đă có nhiều cuộc đụng độ, nhưng chưa có trận chiến quyết định nào để thay đổi cục diện giằng co.
Mùa hè năm 1643, theo yêu cầu của chúa Trịnh, Công ty Đông Ấn Hà Lan phái thuyền trưởng Pieter Baek dẫn ba pháo hạm lớn trang bị đầy đủ đến để hội quân với họ Trịnh tại sông Gianh (Quảng B́nh). Trong hải tŕnh của ḿnh, hạm đội này đă bị gió thổi giạt vào gần cảng Eo của Đàng Trong (Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế ngày nay).
Biết tin, chúa Nguyễn Phúc Lan họp các tướng lĩnh Đàng Trong để bàn xem có nên đưa chiến thuyền ra đánh người Hà Lan hay không. Thủy binh của chúa Nguyễn thời ấy thuộc hàng rất mạnh trong khu vực, nhưng tiếng tăm của chiến hạm Đông Ấn Hà Lan khiến không ai dám tự tin sẽ chắc thắng.
Khi Nguyễn Phúc Lan tham vấn một người Hà Lan đang giúp việc th́ người này trả lời với thái độ kiêu ngạo: “Tàu Hà Lan chỉ sợ mănh lực và quân đội của Chúa trời thôi”. Chính điều này khiến chúa Nguyễn tức giận và quyết định sẽ “dạy cho người Hà Lan một bài học”.
Ngày 7/7/1643, đích thân chúa Nguyễn Phúc Lan và Thế tử Nguyễn Phúc Tần dẫn 50 thuyền tiến thẳng ra cảng Eo. Khi nh́n thấy đối phương, thủy binh Nguyễn lao thẳng vào tấn công.
Dù một số thuyền bị trúng đạn, nhưng nhờ nhỏ, cơ động, cùng số lượng vượt trội, đội thuyền chúa Nguyễn nhanh chóng bao vây ba chiến hạm Hà Lan và đánh phá quyết liệt.
Chiến hạm lớn nhất của Hà Lan mang tên De Wijdeness do thuyền trưởng Pieter Baek chỉ huy đă chống trả rất dữ dội nhưng không đủ sức ngăn cản sự công phá của thủy binh chúa Nguyễn. Quân chúa Nguyễn đă áp sát và tràn lên boong tàu, bẻ bánh lái, chặt gẫy cột buồm khiến chiến hạm này bị tê liệt hoàn toàn.
Bị dồn vào bước đường cùng, thuyền trưởng con tàu Hà Lan cho châm lửa đốt kho thuốc súng. Con tàu nổ tung khiến hầu hết 200 thành viên trên tàu, kể cả Baek thiệt mạng. Hai chiến hạm c̣n lại cố thoát ṿng vây và tăng hết tốc lực để bỏ chạy. Một chiếc trong số đó đâm vào đá ngầm và ch́m xuống biển khi bị truy đuổi.
Thủy quân của chúa Nguyễn đă giành chiến thắng. Hỏa lực mạnh mẽ của người Hà Lan đă khiến họ ch́m 7 thuyền và mất 700-800 binh sĩ.
Trận đánh này là lần đầu tiên trong lịch sử thuỷ quân của người Việt chiến thắng trước một hạm đội châu Âu. Đây cũng là một sự tổn thương nặng nề đối với thanh thế đội thuyền hùng mạnh của Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Thất bại này khiến người Hà Lan từ bỏ tham vọng mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam. Sau trận đánh, do e ngại thủy binh chúa Nguyễn mà Công ty Đông Ấn Hà Lan không c̣n dám đưa tàu thuyền ra Đàng Trong.
Đến năm 1651, chúa Nguyền và người Hà Lan đă đạt được thỏa thuận bỏ qua những tranh chấp cũ để phát triển giao thương.
VietBF@ sưu tầm.