Bị Mỹ gây sức ép về vấn đề Biển Đồn, Bắc Kinh kêu gọi ASEAN hợp tác với Trung Quốc. Nghe quá chối tai, họ có suy nghĩ ǵ không khi mà ra lời kêu gọi này?
Ông La Triệu Huy.
Cáo buộc Mỹ khiến Biển Đông bất ổn
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Triệu Huy (Luo Zhaohui) ngày 5/9 cáo buộc rằng “Mỹ cố t́nh gây rối ở Biển Đông và cản trở ḥa b́nh và ổn định ở các khu vực”.
Quan chức ngoại giao Trung Quốc sau đó kêu gọi “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ ḥa b́nh khu vực, ổn định và thúc đẩy thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương”.
Cần phải lưu ư rằng, Trung Quốc vẫn không nhất quyết từ bỏ tham vọng đ̣i hỏi “chủ quyền” đối với phần lớn toàn bộ diện tích Biển Đông trong đó có Quần đảo Hoàng Sa (hiện do quân đội Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép) và Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trong khu vực này. Trung Quốc cũng không ngừng bồi đắp, đảo hóa, quân sự hóa một số đảo, đá và thực thể mà quân đội nước này chiếm giữ ḥng củng cố đă tuyên bố đ̣i “chủ quyền” phi pháp của nước này – PV.
Theo một bài báo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông La Triệu Huy đă đưa ra nhận xét và kêu gọi các nước ASEAN như trên tại cuộc họp hôm thứ Sáu ở Bắc Kinh với các phái viên của 10 thành viên ASEAN đang có mặt khi đó tại Trung Quốc.
Theo lời ông La Triệu Huy, “vào thời điểm đại dịch COVID-19 đang hoành hành, áp lực đi xuống đối với nền kinh tế toàn cầu và hành vi bắt nạt đơn phương đang hoành hành, th́ việc Mỹ đàn áp toàn diện Trung Quốc có tác động tiêu cực đến sự ổn định của khu vực và thế giới”.
Trước t́nh h́nh đó, theo ông Huy, “Trung Quốc và ASEAN cần nỗ lực chung để thúc đẩy các cuộc họp ngoại trưởng nhằm gửi đi thông điệp đoàn kết, hợp tác và phát triển”.
Hợp tác 4 điểm theo mong đợi của Bắc Kinh
Bài báo cho biết giai đoạn tiếp theo của hợp tác khu vực Đông Á cần tập trung vào bốn điểm.
Một trong những điểm cần lưu ư để quản lư đúng cách các giai đoạn phân kỳ. Theo đó, Trung Quốc cho rằng nước này “đang cùng các nước ASEAN thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiếp tục thúc đẩy tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông, cùng bảo vệ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực”.
Tuy nhiên, quan chức của Bắc Kinh cho rằng “Mỹ đă cố t́nh khuấy động t́nh h́nh bằng cách thúc đẩy Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương và đưa ra chính sách mới liên quan đến Biển Đông để răn đe Trung Quốc, gây bất ổn khu vực và buộc các nước ASEAN phải chọn phe giữa Trung Quốc và Mỹ, điều này đi ngược lại ư chí duy tŕ ḥa b́nh và ổn định của các nước trong khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi tháng 7 đă chính thức tuyên bố rằng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông là hoàn toàn trái pháp luật. Chỉ trong nửa đầu năm nay, máy bay quân sự Mỹ đă thực hiện hơn 2.000 phiên bay làm việc trong khu vực.
Ba điểm khác liên quan đến hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN được ông La Triệu Huy nhắc đến là: tăng cường hơn nữa hợp tác trong việc chống lại đại dịch, thông qua việc theo đuổi phục hồi kinh tế và xây dựng kế hoạch cho công việc của năm tới.
Bài báo trên website Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Kể từ khi COVID-19 bùng nổ trên toàn thế giới, Trung Quốc và các nước ASEAN đă tiến hành hợp tác chặt chẽ ở cấp độ song phương và đa phương. Sau khi vaccine COVID-19 của Trung Quốc được phát triển và đưa vào sử dụng, vaccine này sẽ trở thành một sản phẩm công cộng toàn cầu dễ tiếp cận và giá cả phải chăng. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác với ASEAN về vaccine và các lĩnh vực khác.
Trong bối cảnh của đại dịch, thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN đều có xu hướng tăng so với xu hướng giảm. Bài báo cho biết trong nửa đầu năm nay, thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt gần 300 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN là Trung Quốc”.
Bài báo sau đó nhấn mạnh rằng: “Chúng ta nên duy tŕ xu hướng tốt đẹp này và tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại thiết thực.
Năm tới đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc - ASEAN. Trung Quốc hy vọng nhân cơ hội này để tổng kết kinh nghiệm của ḿnh với ASEAN, rút kinh nghiệm trong quá khứ, làm sâu sắc hơn và mở rộng hợp tác toàn diện v́ lợi ích của các quốc gia và người dân trong khu vực”.
Cũng theo bài viết này, “10 thành viên ASEAN cho rằng, duy tŕ ḥa b́nh và ổn định khu vực là nguyện vọng chung của tất cả các nước. ASEAN sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để quản lư hợp lư các tranh chấp ở Biển Đông và các vấn đề khác thông qua đối thoại và tham vấn”.
VietBF@ sưu tầm.