R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Oct 2014
Posts: 64,360
Thanks: 1
Thanked 3,204 Times in 2,816 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 75
|
RIP nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm
Vĩnh biệt người đại diện xuất sắc thế hệ thơ “tài hoa ra trận”. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời để lại những áng văn thơ để đời.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (ảnh) sinh ngày 7-2-1952, quê ở làng khoa bảng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cha ông là nhạc sĩ tiền chiến tài hoa và nổi tiếng Hoàng Giác. Hẳn khi đặt tên con là Hoàng Nhuận Cầm, ông thầm kỳ vọng lớn lên con trai sẽ nối nghiệp cha đi theo đường âm nhạc. Nhưng nhà thơ tương lai của chúng ta c̣n có một người mẹ vốn là con gái Hà Nội gốc, rất hay chữ. Bà thuộc ḷng toàn bộ Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc. Rất nhiều t́nh yêu thơ ca được sinh ra rất sớm từ những người bà, người mẹ như vậy, Hoàng Nhuận Cầm có lẽ không ngoại lệ.
Tốt nghiệp phổ thông, Hoàng Nhuận Cầm thi vào khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp (nay là Trường đại học Khoa học xă hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội). Đang học năm thứ nhất, năm 1971, ông xung phong lên đường nhập ngũ, vào Binh chủng Pḥng không - Không quân, chiến đấu ở các mặt trận Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… cho đến ngày chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Chính giai đoạn này, những bài thơ nóng hổi từ Chiến trường gửi ra như Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt, Thư mùa thu, Anh bộ đội và tiếng nhạc la… đă lấp lánh một tài năng thi ca ánh xạ qua tâm hồn người lính trẻ đại diện cho lớp thanh niên “xếp bút nghiên lên đường ra trận”. Tài năng ấy ngay lập tức được khẳng định bằng Giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1972 - 1973, khi Hoàng Nhuận Cầm vừa bước qua tuổi 20.
Nước nhà thống nhất, năm 1975 ông ra quân, quay lại Trường đại học Tổng hợp tiếp tục việc học bị chiến tranh làm gián đoạn. Thời gian này ông đă viết những bài thơ trong trẻo, say đắm như: Ḥ hẹn măi, cuối cùng em cũng đến; Chiếc lá đầu tiên…, nhanh chóng trở thành thần tượng thơ trong giới sinh viên và là người truyền cảm hứng t́nh yêu thi ca cho nhiều cây bút trẻ.
Tốt nghiệp đại học năm 1981, ông về công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam. Từ đây, một khía cạnh khác trong tài năng đa dạng của ông phát lộ. Ông làm biên kịch, biên tập phim, kịch bản phim, diễn viên, nhà phê b́nh điện ảnh... Các kịch bản phim như Đêm hội Long Tŕ, Hà Nội mùa đông năm 46, Mùi cỏ cháy… của ông đă giành được những giải thưởng cao tại nhiều liên hoan phim trong nước.
Ông từng chia sẻ: “Mê thơ đến chết và say điện ảnh đến phát mệt, cả hai tạo thành t́nh yêu cuộc sống”. Nhắc đến Hoàng Nhuận Cầm, hiển nhiên phải nói đến thơ. Bởi ông là một thi sĩ đích thực. Cho dù, đi đâu, làm ǵ, bất cứ lúc nào ông đều đau đáu một niềm thơ. Thơ của ông trước hết viết về đồng đội và hậu phương của những người lính trí thức hồn nhiên, không một chút vấn vương lên đường ra trận, đi vào cơi chết như một lẽ sống khi Tổ quốc c̣n đang bị quân thù giày xéo. Ông viết về t́nh yêu trong trẻo và nồng nàn, mănh liệt và say đắm, đă làm rung động biết bao nhiêu con tim thế hệ trẻ. Nhiều bài thơ của ông đă “nằm ḷng” các thế hệ thanh niên cho đến tận hôm nay. Ông sống lạc quan, sôi nổi, yêu đời, nhưng thơ ông lại viết nhiều về nỗi buồn, về cái chết, về cơi vĩnh hằng xa xăm đâu đó luôn song hành với đời sống. Càng về sau, thơ ông càng đẹp, sang trọng, mang độ vang vọng, với những suy ngẫm sâu xa về thân phận con người, nghe như tiếng chim kêu thương khắc khoải. Có thể, với bản tính lạc quan của ḿnh, thơ ông viết về cái chết thật thanh thản, nhẹ nhơm v́ nghĩ thần chết c̣n lâu mới động đến thi nhân. Hoặc giả ông giác ngộ được sự hữu hạn, mong manh, ngắn ngủi của kiếp người, để luôn cháy hết ḿnh cho thi ca, nghệ thuật.
Trong cuộc sống đời thường nhiều thăng trầm, cho dù không gặp may mắn trong hôn nhân, nhưng ông luôn là người cha tận tụy, quên ḿnh, yêu thương con vô bờ bến. Một trong những t́nh yêu lớn ông truyền lại cho các con là t́nh yêu nghệ thuật. Con trai thứ ba và thứ tư của ông bắt đầu bước vào lĩnh vực điện ảnh, nối nghiệp cha. Với gia đ́nh, bạn hữu, ông là người ân cần, tŕu mến.
Hết ḷng chăm lo cho mọi người nhưng ông lại không chịu chăm lo cho bản thân ḿnh. Ông sống giản dị, tiết kiệm, làm việc xả thân. Dù biết mang trong người căn bệnh nguy hiểm - bệnh phổi tắc nghẽn măn tính nhưng ông rất ngại đi bác sĩ… Một buổi chiều cuối xuân, trong căn pḥng nhỏ trên phố Ḷ Đúc (Hà Nội) bề bộn sách vở cùng rất nhiều công việc, dự định c̣n dang dở, ông đă bất ngờ từ biệt cuộc sống này. Không ai nghĩ ông đă 70 tuổi bởi mỗi lần gặp ông, ta thấy một h́nh ảnh trẻ trung, lạc quan, thi sĩ, với những câu thơ “thức đợi mặt trời” bất cứ lúc nào cũng có thể bùng cháy, cuốn ta vào cơn say thi ca bất tận.
Trong hơn 50 năm hoạt động nghệ thuật, ông đă được tặng những danh hiệu cao quư: Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2012; Giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1972 - 1973; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ “Xúc xắc mùa thu”; Giải Cánh Diều Vàng năm 2011 của Hội Điện ảnh Việt Nam cho kịch bản phim “Mùi cỏ cháy”; cùng nhiều giải thưởng tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam…
Ông từng viết “Tôi có đủ nỗi buồn để sống”, câu thơ ấy lúc này nghe như một lời tiên tri. Ông đă đúng và luôn luôn đúng. Rất nhiều người thân, đồng nghiệp và bạn đọc ở mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài đang buồn bă, tiếc thương tiễn đưa ông về cơi vĩnh hằng. Xin ông hăy thanh thản lên đường vào vô biên, nơi những người bạn thơ tâm giao Vũ Đ́nh Văn, Nguyễn Văn Thạc, Hoàng Thượng Lân… đang dang tay đón ông.
Vĩnh biệt một tài năng, một nhân cách thơ đặc biệt, đại diện xuất sắc của thế hệ thơ “tài hoa ra trận”.
|