Từ khi rời Việt Nam đến sinh sống ở xứ người, Min rất sợ Tết. Năm nào đến giao thừa, cô cũng trốn vào một góc để khóc.
Gia đ́nh Min hiện sinh sống tại thị trấn Eppstein, trong trang trại rộng gần 9.000 m2.
Cuối năm, khi mọi người ở Việt Nam tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, Min (tên thật Nguyễn Thị Miên, 30 tuổi), hiện sống ở thị trấn Eppstein, vùng ngoại ô của Đức, lại thấy nhớ quê hương da diết.
Sang nước ngoài sinh sống hơn 5 năm, cô mới có một lần về Việt Nam ăn Tết. “Tôi từng hứa với mẹ ít nhất 2 năm sẽ về Việt Nam thăm gia đ́nh và ăn Tết cùng bố mẹ một lần. Nhưng rồi dịch bệnh bùng phát, dự định của tôi chưa thể thành hiện thực”, cô dâu Việt ở Đức chia sẻ.
Mọi năm, Min không bày vẽ ǵ nhiều vào các dịp lễ, Tết của Việt Nam, một phần v́ bận rộn, mặt khác là cô rất sợ Tết. “Tết chỉ thật sự trọn vẹn khi được quây quần bên gia đ́nh, người thân. C̣n đối với những người con xa xứ, dịp này mang đến nỗi nhớ nhà không thể diễn tả bằng lời”.
Dạy con biết về Tết
Khi con trai dần khôn lớn, Min cố gắng tổ chức Tết đầy đủ để con hiểu ư nghĩa của dịp này. Tại Đức, mọi thứ chuẩn bị cho Tết không sẵn có như ở Việt Nam. Bởi vậy, người mẹ muốn cho con biết được không khí Tết cổ truyền có mai, đào, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ,... đều phải tự làm.
Năm ngoái, Min chỉ tốn 7 euro để mua đồ trang trí Tết. “Tôi từng xem ở đâu đó cách làm hoa đào bằng sáp nến nên học theo. Sẵn ở nhà có sáp nến cũ của mùa vọng Giáng sinh, tôi tận dụng làm luôn. Ngoài ra, tôi c̣n làm bao ĺ x́, viết câu đối đỏ, vẽ lên quả bưởi, gói bánh chưng, bánh tét và bày mâm ngũ quả”, cô kể.
Min tổ chức Tết đầy đủ nhất có thể để con trai hiểu được ư nghĩa của dịp lễ này.
Mọi năm, Min thường chuẩn bị đón Tết trước khoảng 2 tuần. Nhưng năm nay, Tết đến sớm khiến cô khá bất ngờ. Sau khi dọn dẹp góc nhà, Min cắt bỏ cây thông cũ, thay bằng b́nh hoa mận mới cắt ngoài vườn cho căn pḥng thêm ấm cúng. Tiếp đó, người mẹ gói 15 cái bánh Tét để vừa ăn Tết, vừa cắt ra từng khoanh trữ tủ đông ăn dần.
Theo lời Min, trước đây, ở Đức ít biết đến Tết Nguyên đán, việc mua sắm nguyên vật liệu khá vất vả. Vài năm trở lại đây, trước Tết 1-2 tuần, các siêu thị mở bán “tuần lễ châu Á” nên có thể mua một số đồ khô như bún, miến, phở, gạo, gia vị thông thường. Những nguyên liệu phục vụ thuần Tết như lá dong, lá chuối, đậu xanh, gạo nếp có bán ở các khu chợ châu Á khác.
“Chồng tôi thường chở vợ con đi sắm Tết, như đi mua đồ ở siêu thị châu Á hay mua trái cây về bày mâm ngũ quả. Có những lúc, gia đ́nh tôi phải chạy 3-4 siêu thị chỉ để mua được vài trái dừa, trái thơm hay đôi dưa hấu”, cô kể.
Con trai Min rất thích Tết. Bé hào hứng cùng mẹ ra vườn cắt cành hoa mận, hoa mơ, treo xâu tiền tài lộc làm từ kẹo đồng tiền chocolate, vẽ bao ĺ x́ đỏ, trang trí nhà cửa, ngâm nếp, gói bánh chưng. Min cũng mua cho con bộ áo dài mới và đọc sách về Tết cổ truyền cho con nghe.
Con trai Min, bé Max, rất thích Tết và hào hứng giúp mẹ trang trí nhà cửa, gói bánh chưng.
Giấc mơ đoàn viên
Khi ở Việt Nam, Tết đối với Min chỉ là những ngày dọn dẹp bơ phờ, nấu nướng mệt mỏi. Nhưng từ khi ra nước ngoài sinh sống, cô coi đây là dịp đoàn viên mà con cái đi xa ai cũng mong về thăm bố mẹ.
Điều khiến Min nhớ nhất là không khí mọi người tất bật dọn dẹp nhà cửa, mua sắm Tết, những con đường bạt ngàn hoa trước thềm năm mới, những món quà quê của các bà, các mẹ hay những buổi họp mặt gia đ́nh.
Min vẫn chưa quên cái Tết đầu tiên xa nhà. Khi đó, cô vừa quen ông xă. Ngày mùng 1, Min mặc áo dài sang nhà anh, đem theo con gà để nấu phở.
Tới khi ngồi trước mâm cỗ tươm tất, Min mở nhạc Tết cho có không khí. Nhưng khi giai điệu vừa cất lên, nước mắt cô rơi lă chă v́ cảm giác nhớ nhà.
“Chồng tôi cuống quưt hỏi ‘Có chuyện ǵ xảy ra?’, ‘Em bị đau ở đâu? hay anh gọi xe cấp cứu’. Lúc đó, tôi vừa tức, vừa buồn cười, chỉ có thể nói với anh hôm nay là Tết - Neujahr của người Việt Nam. Anh vội gơ Google t́m hiểu. Sau đó, anh vào tủ, mặc bộ đồ hóa trang của Đức với tay và tà áo dài đến chân. Anh chạy ra khoe rằng anh cũng đang mặc áo dài đón Tết cùng tôi”, cô kể lại.
Nhờ có gia đ́nh nhỏ ở Đức, Min cảm thấy được an ủi rất nhiều khi không thể về Việt Nam ăn Tết.
Sau khi có con đầu ḷng, vợ chồng Min chuyển từ thành phố Frankfurt về vùng ngoại ô Đức sinh sống. Chồng Min hàng ngày lái xe 100 km đi làm, c̣n vợ ở nhà chăm con, làm vườn.
Trước đây, vợ chồng Min sinh sống ở thành phố lớn. Họ bỏ phố về quê gần 3 năm nay, cải tạo nông trại cũ thành farmstay nhỏ trên mảnh đất 9.000 m2.
Đây là nơi Min vừa có đất để trồng nông sản sạch, vừa tạo quang cảnh để cộng đồng người Việt ở Đức đến nghỉ ngơi, tham quan. Đó là điều cô cảm thấy may mắn.
“Thời gian này, tôi tất bật cải tạo lại nhà nghỉ, vườn tược cho VietHof nên không biết chắc chắn khi nào mới có thể về đón Tết tại Việt Nam. Có thể tôi sẽ về, nhưng không phải dịp Tết”, cô chia sẻ.
Chia sẻ về hành tŕnh bỏ phố về quê, Min khuyên mọi người nếu chỉ v́ một chút áp lực “cơm áo gạo tiền”, bị sếp la mắng vài câu,... mà muốn trốn tránh hiện tại th́ không nên.
“Đă về quê th́ phải mang tâm thế của người làm chủ. Nghĩa là tự làm chủ bản thân, tự tạo công việc cho ḿnh, cho người khác chứ không phải cứ về rồi ngồi một chỗ lướt mạng. Bất cứ điều ǵ trên đời này cũng không đến một cách dễ dàng. Nếu có, đó chính là tai nạn”, cô nhắn nhủ.
Theo Zing