11/10
Báo chí Mỹ những ngày gần đây dẫn lại lời ông Donald Trump tuyên bố sau khi thắng cử và những điều ông quảng cáo với cử tri khi vận động tranh cử, cho rằng nội t́nh nước Mỹ và chính sách đối ngoại của chính phủ ông sẽ có nhiều thay đổi, nếu không muốn nói là đảo ngược với chính phủ tiền nhiệm.
Khi vận động tranh cử, ông Trump đe dọa tăng thuế quan nhất loạt cho tất cả hàng hóa ngoại nhập từ 10% đến 20%, c̣n hàng hóa từ Trung Quốc có thể từ 60% đến 100%. Đối với cuộc chiến tại Ukraine, ông từng khoe có thể chấm dứt chiến tranh tại đây trong một ngày. Người ta không biết làm cách nào ông làm được điều này nếu không buộc Kyiv tự trói tay đầu hàng Nga.
Khi ông Trump thắng cử nhiệm kỳ thứ nhất năm 2016, Hà Nội vội vàng cho Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là thủ tướng, chạy sang gặp ông tại Ṭa Bạch Ốc lúc vừa nhậm chức đầu năm 2017. Trong giai đoạn này, Mỹ bán cho Việt Nam một số lượng nhỏ trang bị quân sự. Mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ có vẻ thuận lợi trong hai năm đầu.
Ông Trump đến Việt Nam hai lần vào 2017 và 2019, một lần dự hội nghị APEC rồi thăm Hà Nội và gặp các lănh đạo CSVN, chào bán các loại vơ khí tối tân của Mỹ sản xuất. Một lần họp với lănh tụ độc tài Bắc Hàn Kim Yong Un tại đây năm 2019 mà nhà báo David Hutt cho rằng kẻ hưởng lợi chính trị trong chuyện đàm phán này là CSVN chứ không phải Mỹ hay Kim Yong Un.
Trong bài viết trên tạp chí Diplomat, nhà báo David Hutt và cũng là chuyên viên nghiên cứu về Việt Nam và ASEAN tại viện nghiên cứu chiến lược tại Anh Quốc Chatham House, cho rằng sau đó, mối quan hệ giữa Hà Nội với Washington bắt đầu xấu đi. Cũng năm 2019 ấy, Tổng Thống Trump đă gọi Việt Nam là nước lạm dụng tệ hại nhất chính sách thương mại của Mỹ.
Washington bắt đầu tiến tŕnh trừng phạt Việt Nam khi tố cáo Hà Nội “thao túng tiền tệ.” Tuy nhiên, tiến tŕnh này chưa kịp thi hành th́ ông Trump bị ông Biden đánh bại khi tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Các biện pháp trừng phạt kinh tế đă không xảy ra do chính phủ Biden cho là không đủ bằng chứng để buộc tội Hà Nội “thao túng tiền tệ.”
Bây giờ ông Trump đă giành lại được Ṭa Bạch Ốc, các lănh đạo chóp bu mới tại Hà Nội chắc phải căng thẳng cái đầu không ít. Như ở trên đă kể, ông Trump đe dọa tăng thuế quan tất cả mọi loại hàng hóa ngoại nhập và hàng hóa từ Hoa Lục sẽ c̣n bị trừng phạt nặng hơn gấp bội. Các lănh đạo Ba Đ́nh vội vă gửi điện văn chúc mừng.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng được bao năm qua là nhờ phần lớn vào xuất cảng. Chính sách của chính phủ Trump tương lai thế nào, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và tăng trưởng của Việt Nam. Tổ chức tư vấn đầu tư quốc tế Fitch Ratings tiên đoán kinh tế Việt Nam có thể giảm tăng trưởng hàng năm 1% từ nay tới năm 2028, tức suốt nhiệm kỳ thứ hai của Tổng Thống Trump.
Khi ông Trump cáo buộc Hà Nội là kẻ lạm dụng tệ hại nhất chính sách thương mại của Mỹ và “thao túng tiền tệ,” thặng dư mậu dịch của Việt Nam với Mỹ mới có $55 tỷ vào năm 2019. Nhưng năm 2023, thặng dư mậu dịch của Việt Nam với Mỹ đă vọt lên tới $104 tỷ, Trump có để yên cho Hà Nội tiếp tục kiếm ăn hay không, chắc Ba Đ́nh phải lên ruột.
Tuy nhiên, ngày 25 Tháng Chín vừa qua các báo tại Việt Nam đưa tin “Tập đoàn của cựu Tổng Thống Mỹ Donald Trump chính thức đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên.” Lễ kư kết diễn ra ở Mỹ do con trai ông cựu tổng thống là Eric Trump kư với Chủ Tịch Tập Đoàn Kinh Bắc Đặng Thành Tâm với sự chứng kiến của cựu Tổng Thống Donald Trump. Đặng Thành Tâm được mô tả là người có nhiều kẻ chống lưng trên thượng tầng.
Tập đoàn Trump sẽ bỏ ra $1.5 tỷ cho dự án “phát triển tổ hợp khách sạn 5 sao, sân golf tiêu chuẩn quốc tế, khu dân cư sang trọng và các tiện ích đẳng cấp tại Hưng Yên,” báo Công Thương của Bộ Công Thương CSVN đưa tin.
Dịp này, tờ Công Thương dẫn lời ông Eric Trump nói rằng: “Chúng tôi vô cùng hào hứng khi chính thức bước chân vào thị trường đầy năng động này. Việt Nam sở hữu tiềm năng vượt trội trong ngành khách sạn, giải trí cao cấp và chúng tôi rất vui mừng khi được hợp tác với các bạn để tái định nghĩa khái niệm xa hoa trong khu vực.”
C̣n ông Đặng Thành Tâm được dẫn lời là “gia đ́nh Trump luôn tiên phong trong việc đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất cho ngành khách sạn và chúng tôi rất mong đợi vào sự hợp tác đầy tiềm năng này.”
Ngoài “phục vụ đại chúng,” dự án có tham vọng “phục vụ tổ chức các giải trong nước và quốc tế, cùng hệ thống khách sạn, villa kèm dịch vụ đồng bộ sẽ tạo ra điểm nhấn nhằm thu hút du lịch và lưu trú; Quần thể đô thị, nhà ở hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa tỉnh Hưng Yên lên thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai không xa,” Công Thương viết.
Theo ông David Hutt, dự án vừa kể có thể trở thành “xung đột lợi ích” khi ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 47 vào Tháng Giêng, 2025 tới đây. Hoặc ít nhất, nó biểu lộ bóng dáng lợi ích cá nhân của ông tổng thống khi bang giao với Việt Nam.
Luật lệ Mỹ đ̣i hỏi các chính trị gia khi tham chính, phải chuyển các hoạt động kinh doanh cá nhân của ḿnh vào một quỹ tín thác “Trust” và không được can thiệp ǵ cho tới khi rời chính trường. Đằng này, người ta thấy người điều hành tập đoàn kinh doanh Trump lại là các con của ông tổng thống nên cái biên giới ngăn ngừa “xung đột lợi ích” chỉ c̣n h́nh thức.
Trong khi đó, tỉnh Hưng Yên lại là quê quán của cái “nhóm lợi ích” đang áp đảo ở Ba Đ́nh. Hai kẻ đầu nhóm là Tổng Bí Thư Tô Lâm và Bộ Trưởng Công An Lương Tam Quang. Thêm nữa, tân Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Hải Ninh lại cũng là dân Hưng Yên. Rơ ràng, tập đoàn Trump đang làm ăn với phe cánh đang lên như diều trong đảng CSVN.
Theo t́m hiểu của ông Hutt, tập đoàn gia đ́nh Trump đă kiếm được ít nhất $7.8 triệu từ tiền đầu tư tại 20 nước trên thế giới khi ông ấy lên làm tổng thống đầu năm 2017, dựa trên một cuộc nghiên cứu.
Ông Donald Trump nhiều phần sẽ không rút vốn khỏi công ty gia đ́nh, tức sẽ dính líu trực tiếp tới các dự án kinh doanh, gồm cả chuyện đầu tư tại Việt Nam.
Bảo báo cáo của tổ chức “Công Dân v́ Trách Nhiệm và Đạo Đức” (Citizens for Responsibility and Ethics) ở thủ đô Washington cho rằng biên giới phân biệt giữa tập đoàn kinh doanh Trump và chính quyền Trump mờ nhạt đến nỗi người ta không phân biệt được đâu là trách nhiệm phục vụ đất nước, đâu là lợi ích cá nhân.
Một sân golf tại Đồng Mô, ngoại thành Hà Nội. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)
Thống kê thấy rằng từ khi ông tuyên thệ nhậm chức Tháng Giêng, 2017 đến giữa Tháng Chín, 2020, Tổng thống Trump đă đến cơ sở kinh doanh của ông 503 lần, mà trong đó hơn phân nửa là đến các sân golf. Đó là không kể nhiều chuyến công du khác, ông đă tận dụng để tới các cơ sở kinh doanh đang bị bết bát tài chính.
Theo Hutt, không rơ Hà Nội nghĩ ra được kế hoạch nào đối phó với chính phủ sắp tới khi ông Trump bước chân vào lại Ṭa Bạch Ốc chưa, người ta không khó h́nh dung ra việc ông ấy tới đánh golf ở Hưng Yên, một công hai việc, nơi đây chỉ cách Hà Nội có 40km. Biết đâu ông ấy không có những cuộc họp với giới lănh đạo Á Châu ở sân golf này một dịp nào đấy.
Vẫn theo ông Hutt, liệu chính quyền tương lai của ông Trump có nghĩ đi nghĩ lại về chuyện trừng phạt Hà Nội về chuyện thặng dư mậu dịch quá đáng và lại c̣n để Trung Quốc mượn đường xuất cảng sang Mỹ, nhưng cái sân golf và khách sạn, nhà hàng ở Hưng Yên bị ảnh hưởng lợi nhuận? Liệu Tổng Thống Trump có gặp Tô Lâm hay Lương Cường ở sân golf? Đề tài họ sẽ thảo luận là lợi ích gia đ́nh hay lợi ích của nước Mỹ? Đây là những câu hỏi người ta muốn biết câu trả lời.
Coi vậy, khu nghỉ dưỡng sân golf ở Hưng Yên không thuần túy là chuyện kinh doanh của một gia đ́nh tư bản ở Mỹ.
|
|