Những tờ giấy màu trắng thường được gọi chung Fabric Softener dùng bỏ vào máy sấy để cho quần áo thơm tho, mềm mại hơn và không bị dính nhau lại, c̣n có nhiều công dụng khác nữa. Sau đây là những kinh nghiệm mà nhiều phụ nữ đă chia sẻ để chúng ta biết sử dụng Fabric Softener cho nhiều mục đích khác nhau :
1. Khi bạn đặt một miếng Fabric Softener ở gần nơi có kiến, chúng sẽ chạy đi hết.
2. Tránh được mùi hôi mốc bằng cách kẹp một miếng giấy Fabric Softener vào sách hay cuốn album lâu ngày không mở ra.
3. Vào mùa có nhiều muỗi, khi ra ngoài vườn sinh hoạt, bạn có thể đeo nơi thắt lưng một miếng Fabric Softener th́ mấy chàng muỗi sẽ không thèm lại gần.
4. Dùng miếng Fabric Softener để lau những vết xà bông đóng ở cửa kính của bồn tắm.
5. Làm cho đồ ṿật hay áo quần thơm tho và tươi mát bằng cách đặt một tấm Fabric Softener trong mỗi hộc tủ hay treo trong closet.
6. Để tránh chỉ bị rối hăy dùng miếng Fabric Softener vuốt sợi chỉ đă xâu vào kim trước khi may.
7. Nếu không muốn vali đựng quần áo bị ẩm, hăy đặt một miếng Fabric Softener dưới đáy trước khi xếp hành lư mang theo.
8. Làm cho không khí trong xe hơi trong lành bằng cách đặt một miếng Fabric Softener dưới ghế ngồi.
9. Muốn rửa sạch những thức ăn dính chặt bên trong xoong nồi th́ hăy đặt một miếng Fabric Softener vào trong xoong rồi ngâm nước qua đêm.
Hôm sau mới dùng miếng sponge để chùi rửa. Chất dùng để chống lại sự dính nhau (static) có trong Fabric Softener sẽ làm cho đồ ăn rớt ra khỏi xoong nồi dễ dàng hơn.
10. Đặt một miếng giấy Fabric Softener dưới đáy của mỗi thùng rác để tránh mùi hôi.
11. Dùng miếng Fabric Softener để lau những nơi có dính lông chó hay mèo, nó sẽ lấy đi những lông rụng đó một cách sạch sẽ.
12. Dưới mỗi giỏ đựng quần áo dơ, bao giờ cũng đặt một miếng Fabric Softener để khỏi có mùa hôi.
13. Làm cho giày không có mùi hôi bằng cách đặt miếng Fabric Softener trong đó qua đêm. Ngày mai, đôi giày sẽ thơm tho để mang đi làm hay đi học.
14. Dùng Fabric Softener để lau mặt kính máy TV sẽ làm cho bụi bặm bớt đóng lớp trên đó.
Chẳng bao lâu đất nước đổi chủ. Anh rể phải đi tù, như những người sĩ quan VNCH khác. Chị lại bồng con đi thăm nuôi chồng trong tù “cải tạo”. Bươn chải trong xă hội mới. Nhưng chị luôn an phận và chấp nhận, để làm tṛn bổn phận dâu con trong một gia đ́nh “Tứ đại đồng đường” sống chung một mái nhà “đi thưa về tŕnh”, mà vẫn đầm ấm yên vui.
“Gái có công th́ chồng chẳng phụ”. Sau sáu năm tù đày, anh rể tôi được thả về, anh rất yêu thương quư mến chị. Nên khi sang đến Mỹ, anh cùng với chị thay chúng tôi phụng dưỡng mẹ già. V́ thời trẻ mẹ tôi vất vả lo cho đàn con, đă làm ảnh hưởng đến sức khỏe về già. Nhưng nhờ anh chị chăm sóc chu đáo, mẹ được an vui bên con cháu trong tuổi hạc.
Bảy gia đ́nh ở Cali và hai gia đ́nh bên Texas, thành đại gia đ́nh kể cả dâu rể cháu chắt, năm, sáu chục người. Mỗi dịp lễ, cửa nhà anh chị lại rộng mở, đón chúng tôi qui tụ về đầy đủ bên mẹ. Chị Hai tôi là đầu tàu, lại ở Mỹ gần 30 năm, nên quá quen thuộc với những ngày lễ truyền thống, từ New year, Thanksgiving đến Christmas…. Chị tỉ mỉ gói từng món quà nhỏ, bánh kẹo hay đồ chơi, rồi đặt ra những tṛ giải trí, có thưởng, khiến không khí đêm giáng sinh rộn ră tiếng nói cười. Ngày Mother’s Day, hay Tết chúng tôi tụ họp chúc mừng mẹ, trong niềm vui đoàn tụ, quây quần bên bàn ăn, thưởng thức những món Việt Nam tự tay chị Hai nấu như: Phở gà, hủ tíu Nam Vang, dê giả cầy… Chị đă để hết tâm sức vào làm với cả tấm ḷng yêu thương, nên rất ngon. Chúng tôi cứ áy náy, nhà ḿnh đông quá làm chị Hai cực. Nhưng chị nói: “Một năm có vài ngày lễ, các em về đầy đủ, thấy mẹ vui là chị mừng. Hăy trân quư những giây phút đoàn viên này”.
Đặc biệt những đứa cháu lớn lên tại Mỹ, cứ mong đến ngày Thanksgiving để được ăn gà tây bác Hai nướng. Có năm chị tính đổi món khác, nhưng các cháu phản đối, rồi nhao nhao lên nói: -Con thích ăn Turkey bác Hai nướng. Con thích nhân nhồi trong con gà hơn…. Mà thật, năm nào con gà nướng của chị cũng được con cháu, chiếu cố tận t́nh, chỉ chừa lại bộ xương. Hôm nào đầy đủ mặt “bá quan văn vơ”, lễ tạ ơn chị phải nướng hai con gà mới đủ.
Tôi c̣n nhớ năm 2014, mùa lễ Thanksgiving đầu tiên mới qua Mỹ. Ông xă tôi vừa xin được việc assembler trong hăng điện tử vài tháng, cũng được tặng một con gà tây 19 lbs, như mọi người. Ổng khệ nệ bưng con gà bự tổ chảng về nhà, loay hoay với con gà măi, không biết phải làm sao? Tôi bèn gọi điện thoại hỏi chị Hai, th́ may quá chị cười rồi bảo: “C̣n hai ngày nữa mới tới ngày lễ, trước nhất em bỏ nó vào ngăn đá. Sáng sớm mai lấy ra ‘xả đá’, ngày mốt mang qua đây, chị sẽ chỉ cho em cách chế biến thành món thật ngon mà em chưa từng được ăn”.
Đúng ngày lễ tôi đem con gà đến. Chị bảo tôi ngâm trong nước lạnh, cho đến khi thịt thật mềm.Thấy chị rinh con gà nặng chịch mà ái ngại, tôi vụng về đỡ lấy tính làm, nhưng coi bộ được phục vụ mọi người là niềm vui của chị, tôi đành làm “thợ vịn”. Vừa làm chị vừa chỉ cho tôi hết những bí quyết và kinh nghiệm mà chị đă nướng con “gà gô” này nhiều lần.
Chị bảo tôi lấy sẵn một chén muối và năm trái chanh. Rồi chị xát muối vào thân con gà chà thật kỹ, xong xả nước âm ấm, làm như vậy nhiều lần cho hết chỗ muối. Sau đó tiếp tục xát chanh khắp thân gà, nhất là ở (nách) bên dưới cánh, chị dùng ngón tay kỳ cọ như tắm cho em bé, tôi thấy ghét nổi lều bều trên mặt nước đen ng̣m, như người ở dơ lâu ngày không tắm. Xát chanh xả nước lạnh nhiều lần như vậy, khi nào ra nước trong mới được. Chị nói: “Da gà tây dầy lắm không sợ rách. Thân nó lớn bằng một con heo sữa, mà không bao giờ được tắm như heo, nên gà tây sau khi nhổ lông, ghét tích lũy nhiều ngày để lại mùi hôi ŕnh. Tôi tính như vậy là chị rửa hết gần một tiếng đồng hồ, thật công phu.
Trong khi chị Hai kỳ cọ, massage cho con gà, th́ tôi bóc hành lột tỏi, rồi thái mỏng được một chén nhỏ. Xé gói gia vị có tên BAG’N SEASON- Original Chicken để sẵn. Kế đến múc ba muỗng gia vị trong lọ, có tên Perfect Pinch-Original Chicken, thêm hai muỗng soup nước mắm, một lon Cocorico, một lon nước soup gà. Cho hết các thứ hỗn hợp Đông, Tây này vào một tô lớn quậy đều, sẽ tạo nên một sự ḥa hợp hương vị thơm ngon
Đợi con gà ráo nước. Chị đặt nằm ngửa tênh hênh trên một cái khay, xối hết tô nước hỗn hợp lên con gà. Sau đó khoảng mười lăm phút, lại múc nước dưới khay rưới từ ức xuống, cho tới quá trưa gà thấm đều. Chị mở oven lên 350 độ F, rồi đặt con gà vào ḷ cho đến khi nóng chảy mỡ, th́ múc nước juices từ con gà tiết ra dội lại khắp con gà, vớt hành tỏi bỏ lên ức gà cho thơm, khoảng 30-40 phút rưới một lần. Cho đến khi gà vàng đều, kéo khay ra khỏi ḷ lật úp gà xuống để nướng phía lưng.
Phần tôi được chị phân công làm nhân nhồi trong bụng con gà. Tôi quay lạp xưởng cho chảy mỡ, rồi bỏ hành hương thái mỏng vào phi cho thơm, cho tôm khô đă ngâm sẵn vào, sau đó cho gị lụa thái hột lựu đảo đều, thêm chút nước mắm. Khi xôi vừa chín tới, liền trộn nhân vào, ghế nhiều lần cho ngấm đều, thành xôi thập cẩm.
Sau cùng chị mang gà ra lần cuối, lật ngửa con gà để nhồi nhân vào bụng, ém chặt lại, đút ḷ nướng tiếp, cho đến khi con gà thành màu vàng nâu rất đẹp. Chị nói gà đă chín rồi, hai chị em khiêng gà ra khỏi ḷ. Như vậy là chị nướng một con gà khoảng năm tiếng đồng hồ.
Chị đặt con gà vào khay mới, múc hết nước ở khay cũ ra tô, để dùng làm nước sốt, ăn với khoai tây nướng, hoặc bắp hộp trộn cheese. Con gà tây nóng hổi hấp dẫn được đặt chễm chệ trên bàn, giữa các món ăn của mọi người đóng góp. Nào là: Khoai tây nghiền trắng, cạnh Salads xanh, carrots đỏ, bánh ḿ vàng óng bơ. C̣n thêm mấy món Việt Nam, chả gị, nem nướng…. Để pḥng ai không ăn quen thức ăn Mỹ. Nhưng đắt hàng nhất là miếng ức gà, chị ướp sao mà ngon, mà bùi như miếng gan heo, không c̣n hôi mùi gà tây.
Buổi tối Thanksgiving hôm ấy thật ấm cúng bên mẹ, chúng tôi nói lên ḷng biết ơn. Nhờ Anh Tư bảo lănh đợt đầu cho ba người. C̣n ba đứa sau mẹ đậu quốc tịch, anh chị Hai bỏ thời giờ đi làm giấy tờ, tôi là đứa con cuối cùng đến Mỹ trong chín đứa con của mẹ. Đối với tôi bữa tiệc “Tạ ơn” đầu tiên trên đất nước Hoa Kỳ, Thật ư nghĩa và sâu sắc, từ món gà tây đút ḷ, chị Hai đă tỉ mỉ chỉ bảo, làm em nhớ lại những ngày chúng em c̣n thơ dại, đă được chị chăm sóc dậy dỗ. Trong hoàn cảnh ấy khiến tôi xúc động đến trào nước mắt.
Tạ ơn Thiên Chúa đă cho chúng con đến được xứ sở này. Cảm ơn ba mẹ, đă sinh ra, nuôi nấng dạy dỗ chúng con nên người. Cảm ơn anh chị em đă cùng tôi lớn lên trong gia đ́nh đông đúc. Cảm ơn anh chị Hai đă cho chúng em sống chung, những ngày tháng c̣n ngỡ ngàng mới định cư. Cảm ơn anh rể đă san sẻ t́nh thương của anh cho chúng em, ngay từ những ngày đầu tiên anh mới quen chị. Đến nhà để t́m hiểu gia cảnh, mà anh đă giang tay ôm hết những đứa em bé nhỏ, côi cút của chị vào ḷng và thương yêu như ruột thịt, anh đă đánh trúng vào tâm lư của chị Hai, đă làm chị của em cảm động, để rồi cùng anh nắm tay d́u dắt chúng em cho tới ngày nay.
Cảm ơn đất Nước Hoa Kỳ đă cưu mang gia đ́nh tôi, từ những ngày cơ cực, cùng hàng triệu người Việt tỵ Nạn, để được sống tự do, được học hỏi, để có công ăn việc làm ổn định. Cảm ơn những người bạn làm cùng sở, và những người bản xứ chung quanh, đă đối xử tử tế với tôi.
*
Lễ Thanksgiving năm nay mẹ tôi không c̣n nữa. Mẹ đă bỏ chúng con ra đi thanh thản, an nhiên tự tại, trong ngôi nhà ấm cúng tại thành phố Westminster, trong ṿng tay hiếu thảo của anh chị Hai và bên tiếng khóc tiếc thương, của đàn con cháu đông đúc nơi xứ người.
Chị Hai ơi! Em xin thay mặt tất cả các anh chị em, cám ơn chị với trăm ngàn lời, nói sao cho vừa. Chúng em luôn thương yêu chị thật nhiều. Chắc trên thiên đàng, mẹ rất hài ḷng với người con gái lớn của mẹ. Xin mẹ cầu cùng Chúa, phù hộ cho chị em chúng con nhiều hơn.
Ghi chú: 1 Tháng 10 là Ngày NGƯỜI CAO TUỔI. Có bạn trách sao thấy cứ viết đề tài trẻ con hoài! Vậy nên, có bài “Già khú… đế” này riêng tặng bạn bè tôi, những người đang hoặc sẽ… “khú đế”. Trên 70 tuổi mới nên đọc...
Đỗ Hồng Ngọc
1. “Già khú” là giai đoạn một, thêm một bước nữa th́ gọi là “già khú… đế”. Khú, Từ diển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp hư. Khú đế là “vua” của khú, hơn hẳn các khú!
Thật là một sai lầm lớn khi ta nghĩ rằng già sẽ đến từ từ, cứ từ từ mà thích nghi, mà giải quyết mọi chuyện lần lượt. Không đâu. Già nó xồng xộc trên trời rơi xuống, dưới đất vọt lên. Không những xồng xộc nó c̣n gia tốc, tàn bạo như cơn sóng vỗ vào bờ đá, vội vă để mau chóng nhập vào ḍng nước cuồn cuộn đuổi theo sau. Nó mạnh mẽ và tàn nhẫn, tung tóe, tan tác, lắng ch́m, không một chút xót thương. Nó lănh đạm bởi nhiệm vụ nó phải thế. Nó thú vị bởi nó không phân biệt. Giàu nghèo sang hèn, da trắng da đen… C̣n ta, ta chần chờ, chểnh măn, làm ngơ… Hăy đợi đấy. Đi đâu mà vội… Không đâu! Một hôm già bỗng chuyển hệ sang già…khú, rồi khú đế đột ngột làm đảo lộn mọi thứ tính toan. Quên tuốt những kư ức, lẫn lộn điều nọ với điều kia, thứ này với thứ khác, tai không nghe rơ, nói không trôi chảy, mắt không nh́n tinh… như làn sóng đă bắt đầu tung tóe!
Già đến đột ngột và tàn bạo. Như một cơn động đất, không cần phải hỏi han, không cần báo trước. Như một cơn băo dữ, thổi ào qua, cuốn tất cả không thương tiếc. Khi nó khú đế, nó sẵn sàng làm ta trở nên lố bịch, buồn cười, ngớ ngẩn, đáng thương. Khi nh́n quanh những người già khú đế mà… c̣n khỏe, ta nghĩ ta chắc cũng sẽ như họ. C̣n lâu. Số người như vậy rất hiếm.
Nhưng, như vậy phải chăng làm ta sẽ nh́n đời bi quan ? Không đâu. Trái lại. Nó làm cho cuộc sống của ta có chất lượng hơn, có ư nghĩa hơn. Người ta không cảm nhận được thời gian v́ thực ra chẳng có thời gian.
2. Thỉnh thoảng gặp người bạn thân lâu ngày chưa gặp lại, thấy bạn sao mà nhăn nheo, già khú, hỏi mới biết c̣n nhỏ hơn ḿnh vài tuổi! Bạn kể cho nghe chuyện đôi khi gặp lại « người xưa » của bạn, tưởng
C̣n ta th́ sao? Nguyên Sa bảo ta chỉ có thể đo đếm tuổi ḿnh qua ánh mắt cố nhân. Thử nh́n vào gương. Có ǵ khác lạ đâu nào? Ấy là bởi ḿnh quen nhau quá rồi nên chẳng kịp thấy đổi thay. Thế nhưng, đă không c̣n những dấu chân chim ở khóe mắt mà hằn sâu như vạn lư trường thành… Khóe miệng th́ nặng nề trễ xuống như bị sức hút của quả đất. Ở một nơi không có trọng lực chắc không đến nỗi?
Bạn nhắc toàn chuyện nửa thế kỷ trước… Nào đi cắm trại Suối Lồ Ồ với Nguyễn Ngu Í, Lê Phương Chi, Hồ Xích Tú, Nguyễn Công Thuần, Quách Giao…, nào lang thang chợ sách vỉa hè Saigon, “truy lùng” sách quư, nào cà phê chiều tím, chiều nhớ thương ai… Mấy đứa cháu nội mười bảy mười tám ra ṿng tay chào bác, chào bác… Bạn quắc mắt: “Ông” chớ sao lại bác! Thấy chưa, tụi nó gọi ông bằng ông nội mà gọi tui bằng bác, thấy chưa?
Bạn có khoảng đất rộng chơi cây kiểng một thời. Cả một vườn mai vàng rực cho những ngày Tết nay đà xơ xác. Căn nhà rộng đă nhường cho các con, cất một mái nho nhỏ bên cạnh như một cái am cốc, một tủ sách, một cái TV, và nhất định không xài điện thoại di động, vi tính… Đủ rồi đó, nay mai, sẽ dọn dần về những căn nhà nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa. Rồi cùng mà cười. Bạn nói đă làm xong di chúc. Và cũng đă căn dặn, rải xuống sông Soài Rạp, quê nhà.
Phone cho người bạn ở tận miền Trung xem bạn đă khú ra sao. Bạn đi vắng. Không biết đi đâu. Chị càu nhàu. Hỏi “t́nh h́nh” sao rồi? Chịu hổng nổi ổng. Chị nói. Tôi chỉ muốn “cắn” ổng mấy cái! Ấy, chớ, đừng. Đừng cắn. Chị mà cắn ổng người ta tưởng chị “mê” ổng lắm đó. Tục ngữ có câu: “Yêu nhau lắm cắn nhau đau” mà, nhớ không? Hồi xưa hai ông bà mê nhau như điếu đổ! Anh bạn làm thầy giáo, một nhà thơ rất dễ thương, lấy bút hiệu con gái để dễ đăng những bài thơ mượt mà trên các báo thời đó. Giờ anh đi lai rai chỗ bạn bè, em cháu, những chốn chùa chiền…
3. Nhân có bác sĩ Thịnh ở Mỹ về , chúng tôi ơi ới gọi nhau rôm rả ở một quán hải sản thành phố. Theo lời một anh bạn, quán hải sản có cấu trúc mỗi pḥng như một khoang thuyền để mọi người lắc lư cùng sóng gió.
Thiệt là tay bắt mặt mừng. Nhiều khi ngớ ra. Biết mặt mà quên tên. Biết tên mà quên mặt. Học chung với nhau dưới mái trường y khoa Saigon đằng đẵng bảy năm trời, không thể không quen, vậy mà đôi lúc cũng ngỡ ngàng, chưng hửng! Người th́ hom hem… người th́ béo ị… người bạc trắng, người cà khêu… Ôi cái thời sinh viên y khoa hào hoa phong nhă, tếu táo vung trời! Có lẽ do cái sự học y dài lâu và nghiệt ngă, tiếp cận bao nỗi con người… nên bọn y khoa nổi tiếng là tiếu lâm hạng nhứt, mặc dù học hành nghiêm túc chẳng ai bằng! Nhớ thời đó, ai vào y khoa cũng bị đặt cho một cái “biệt danh”, cái “hỗn danh”, cái “tục danh” chịu hổng nổi, rồi chết cứng với tên gọi đó suốt đời. Bạn bè gặp nhau chỉ cần kêu một tiếng th́ cả một dĩ văng ùa về…! Tên có thể quên chớ tục danh th́ khó mà không nhớ. Thịnh, là Thịnh Văn Chương, “Chương c̣m”. Qua Mỹ mất tên, c̣n họ, “Doctor Thịnh”! Tại sao c̣m? Bởi c̣n có Chương chuột. Tại sao chuột? Nh́n nó giống…chuột, thế thôi. C̣m nay đă hết c̣m, chuột nay không c̣n chuột. Thế mà cái “tục danh” c̣n đeo đẳng măi làm nhớ cái anh ốm nhom, ḷm c̣m mà nhanh nhẹn, cái anh thấp lùn mà lém lĩnh, thông minh…. C̣n anh bạn Mai cao nḥng, ngất ngưỡng, h́nh như có lúc làm ban đại diện lớp, được gọi là “Mai vói” (phát âm theo tiếng Nam bộ!), bởi ai muốn nói chuyện với anh cũng phải vói lên một chút!. Rồi bạn C – có lẽ v́ nghiêm trang, ít khi đùa giỡn – nên được gọi là “ C bặc”. Nhưng chuyện của anh bây giờ là một tấm gương luôn được bạn bè nhắc tới. Anh bị đủ thứ bệnh, toàn bệnh nặng, biến chứng tùm lum, mấy phen tưởng đă xong, thế rồi anh quyết định tự xây cho ḿnh một cái kim tĩnh… Từ đó anh khỏe hẳn ra, không thèm bệnh, không thèm chết nữa!
Bỗng có bạn hỏi, Lộc bây giờ ở đâu? Lộc nào? Lộc nào? Nhao nhao lên. Lộc “tr” hả? Đang ở Úc, rồi Q heo, rồi H “nám”, để khác với Hưng “Rhade”, Hưng “mù”… Rồi Cường, Môn, Thăng, Bá… kẻ c̣n người mất. Cả đám bác sĩ vào trường y nửa thế kỷ trước bây giờ đều trên dưới bảy mươi không mấy ai là không bệnh tật! Đă bệnh th́ toàn thứ dữ. Bác sĩ mà! Nhồi máu cơ tim, nong, stent, by pass… tai biến mạch máu năo, tiểu đường, thận, khớp,…
Nhưng thật lạ lùng, bạn bè cũ cứ ngồi với nhau một lúc nhắc những chuyện xưa bỗng dưng ai nấy đều trẻ lại không ngờ. Trẻ như không hề có thời gian.
Chết là hết.
Th́ đúng là hết thở.
Hết nói. Hết cười.
Hết ăn. Hết ngủ.
Hết sướng. Hết khổ.
Nhiều thứ hết lắm.
Cả một đời đều chấm hết.
Nhưng hăy c̣n cái xác kia, vẫn chưa hết làm khổ cho những người c̣n sống.
Cả một đống việc. Nào mua sắm áo quan, nào lo nhà đ̣n, nào mời thầy tụng hay cha cố làm lễ, …rồi phải thay người chết vái lạy trả lễ những người đến phúng điếu.
Giờ, có cái mốt để Phật dẫn đường như police ngồi xe phân khối lớn, cầm gậy chạy trước các đoàn xe đón đưa khách VIP. Sau Phật là các vị ḥa thượng, áo vàng sáng lóe, bàn tay trắng múp với năm ngón chuối ngự vừa lần tràng hạt vừa tụng niệm ê a. Đội kèn ta th́ ỉ eo xàng xê liu cống. Đội kèn tây th́ nhạc Trịnh đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt… rồi xây mồ ốp đá, rồi cúng thất cúng tuần … bia rượu đăi đằng.
Đúng là mệt muốn…chết luôn!
Tôi chỉ mong một chiếc ḥm gỗ tạp, bốn cậu con trai khiêng ra xe, rồi vèo một cái ra nghĩa địa, không trống không kèn, lấp đất thế là xong. Chỉ sợ, bị làng nước cười chê là bất hiếu, chúng nó lại phải bày ra đủ tṛ!
Đám tang của người Việt ḿnh, đă mấy ngàn năm bắt chước Tàu ồn ào không chịu được, là vậy đó. Muốn thoát Trung, th́ ngay sau cái chết hăy tổ chức tang lễ như người Tây, yên lặng và trang nghiêm, buồn nhưng không bă.
Nhưng đấy là gia tang của thường dân, to hơn một chút là của đại gia, c̣n quốc tang của các vị trong tứ trụ th́ cực kỳ hoành tráng, khỏi phải nói.
Mới đây, ngài nguyên chủ tịch nước không phải “đang sống bỗng sang từ trần” mà chờ hoài đến hơn 100 năm mới chịu đi gặp Bác. Nhà tang lễ ở Hà Nội sáng choang với hàng trăm vị chức sắc đă mất chức hay đang tại chức, c̣m lê đen bóng lộn, sắp hàng hai theo cấp bực lớn trước nhỏ sau, lần lượt đến phúng viếng. Trong không khí làm ra vẻ thành kính nhưng không được linh thiêng, nên có một vị nhoẻn miệng cười rất tươi khiến cho báo chí vừa giật ḿnh vừa thích thú.
Mạng xă hội, cái mạng mà người đứng đầu văn hóa tư tưởng của đảng bảo đó là cái xa lộ có nhiều làn, nhà nước muốn cho chạy làn nào chỉ được chạy làn đó, lạng quạng là bị cảnh sát tư tưởng tuưt c̣i. Thế mà không hiểu sao, lại cứ bàn tán khen chê ́ xèo đến cả tháng trời mới dứt.
Ngoài của ch́m của nổi, các ngài c̣n để lại một thứ mà các vị trong bộ cờ tờ ai cũng muốn nhưng không dễ ǵ tranh được. Như chiếc ghế số 2 của ngài Đại Quang. Theo nhẽ th́ bà chị phó được quyền ngồi lên cho sướng một đời, nhưng v́ không có chân trong bộ cờ tờ nên cực chẳng đă ngài tổng bí, dù đang nhễ nhại mồ hôi v́ phải đốt ḷ, vẫn phải mỗi ghế ngồi một chút, hết tổng sang chủ, rồi hết chủ sang tổng, thành ra cụ cứ loay hoay hoài, chẳng c̣n th́ giờ đâu mà làm việc nhớn.
Sống ngót nghét đến bốn phần năm thế kỷ, tôi nhận ra một điều đáng buồn của những tên độc tài. Đó là sống và chết trong lo sợ.
Sợ bị mưu sát.
Sợ bị trả thù.
Ngất ngưởng trên đỉnh quyền lực tên nào cũng tưởng cái bóng của ḿnh bao trùm hết cả thế giới. Có biết đâu rằng khi lịch sử sang trang, th́ những cái bóng cho dù đồ sộ như của Hitler, của Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông…cũng không thể tồn tại trong bóng tối.
Có lẽ sớm nhận ra như thế, nên Phidel Castro, là một nhà hùng biện trước khi trở thành một kẻ độc tài, đă không cho làm quốc tang, không xây lăng, không dựng tượng, chỉ để một tảng đá trên mộ mà thôi.
Những tượng Lênin bị kéo ngă ở đông Âu, ở Mông cổ chắc hẳn đă làm ông giật ḿnh, nên chi mới có một sự thu xếp phải nói là khiêm tốn và rất khôn ngoan như vậy.
Các bạo chúa ngày xưa c̣n hơn thế nữa. Như Tần Thủy hoàng. Dù đă xây cả một cung điện ngầm với hàng trăm cung phi bị chôn sống cùng với hơn 3000 lính đất nung, vẫn phải ngụy trang thành một ngọn đồi cao và to, trồng cây gây rừng măi đến cuối thế kỷ 20 mới có một anh nông dân nghèo t́nh cờ khám phá.
C̣n Tào Tháo, nổi tiếng là một kẻ gian hùng, th́ mộ chôn dấu ở đâu đến nay vẫn là một bí mật c̣n hơn cả phần không được chiếu sáng của mặt trăng.
Sau khi chết, cái gọi là miệng đời, tức là những phẩm b́nh của hậu thế, sẽ quật đập tơi bời những cái uy danh hăo, lột truồng ra để phơi bày sự thật.
Stalin, hiu hiu tự cho ḿnh là kẻ chiến thắng phát xít, Mao Trạch Đông tự phong là người cầm lái vĩ đại, sau khi chết, hóa ra là những tên đồ tể giết người. Số người chết dưới tay họ nhiều gấp nhiều lần số người chết trong thế chiến thứ hai.
Trở lại đời thường, một người có cuộc sống hẩm hiu, là nhạc sĩ Trúc Phương, khi chết, tài sản chỉ có mỗi một đôi dép cùn. Thế nhưng cái ông để lại là hàng trăm nhạc phẩm, vẫn được tiếp tục hát qua nhiều thế hệ.
Nữ Điêu khắc gia Điềm Phùng Thị để lại cho nước Pháp và xứ Huế quê hương những pho tượng đẹp và những mẫu tượng để xếp h́nh độc đáo. Suốt một đời, bà chỉ ca tụng cái đẹp và t́nh mẫu tử, th́ không một kẻ ngu nào dám đập phá tượng của bà.
C̣n Yersin, một ông tây thuộc địa, đă chọn xóm Cồn Nha Trang nghèo đói và nhiều bệnh tật, để sống, để yêu thương và để chết, th́ tượng của ông cũng không bao giờ bị xô ngă v́ đă được dựng giữa trái tim của những người dân đă để tang cho ông như tang cha.
Vậy th́, nếu không đủ sức đủ tài làm cho đời đẹp hơn, th́ cũng xin đừng v́ cái ác cái hèn mà làm cho đời xấu hơn.
Hăy trân trọng cái lưu danh muôn thuở và phải biết sợ cái lưu xú vạn niên.
Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, v́ một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy ḿnh bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên. Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta th́ mỏi, anh ta khó ḷng bơi tới được bờ. Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậm chí đánh đ̣n, nên mỉm cười khô khan và nói : “Cảm ơn bố, cứ kệ con!”.
Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nh́n thấy một người khác bơi thuyền lại gần. Đó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo : “Anh dùng phao đi!”. Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng căi lời ḿnh, anh ta lắc đầu và xua tay.
Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên băi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, c̣n chân tay th́ không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. Đó là gia đ́nh, họ hàng, bè bạn của anh. Người th́ muốn đưa anh vào bệnh viện, người th́ muốn đốt lửa, người th́ muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khi mỗi người định làm ǵ, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xử không tốt với ḿnh. Và “Không, cảm ơn”- Anh ta lại nói – “Cứ kệ tôi”. Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay ră rời, mệt mỏi đi xa đám đông.
Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong ṿng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm ǵ không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm ǵ không tốt với anh cả.
- Bà không phải là người biết ư nghĩa của những giấc mơ – bà anh nói – Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.
- Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được! – Anh ta kêu lên - Nếu có th́ cháu phải cảm thấy chứ!
Bà của anh ngồi yên và b́nh tĩnh đáp :
- Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những ǵ cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đă bơi được tới bờ một lần, nhưng c̣n những lần khác th́ sao ? Sự khoan dung không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. V́ khi chúng ta không có ḷng khoan dung, có phải là chúng ta đă xây dựng trong tâm trí ḿnh những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?
Có một câu nói: “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn khoan dung những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn
Nhưng cảm hứng về nước lúc đó trong tôi không còn nữa. Gần đây do gia đình, bạn bè thúc giục, nên tôi đã đặt vé của hãng hàng không Vietnam Airlines theo lịch trình: Ngày mùng một Tết từ phi trường Frankfurt bay về Hà Nội vào sáng mùng hai Tết Ất Mùi 2015. Ngày 7-3-2015 (dương lịch) từ Hà Nội bay vào Sài Gòn. Và ngày 12-3- 2015 từ Sài Gòn về thẳng Đức.
Máy bay hạ cánh xuống phi trường Nội Bài vào 6 giờ 40 sáng mùng hai tết. Trời Hà Nội hửng nắng, sân bay vừa xây xong còn ngai ngái mùi vôi vữa. Tôi bước ra khỏi máy bay với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui, bởi anh chị em tôi đang đứng chờ ngoài khung cửa kính kia. Buồn, bởi có thể tôi sẽ bị trục xuất ngay về Đức như một số trường hợp khác, dù đã có Visa nhập cảnh hay giấy miễn thị thực…
Và ngày tết, dường như nhân viên an ninh làm việc cũng nhanh gọn hơn. Hộ chiếu của tôi được rọi qua máy…chỉ một phút chờ đợi, người sỹ quan trẻ cộp con dấu nhập cảnh chắc nịch vào trang bên cạnh giấy miễn thị thực. Cầm lại cuốn hộ chiếu, bước chân tôi nhẹ như trên không, bởi đã nhìn thấy những cánh tay đang vẫy của các anh, các em và các cháu tôi đằng sau hàng rào chắn trước mặt.
Đường về nhà rút ngắn lại không hẳn vì ngày tết Hà Nội ít xe cộ và vắng lặng hơn, mà còn bởi nỗi mừng và những câu chuyện không đầu, không cuối nổ như ngô rang trên xe…
Hơn hai tuần trôi đi quá nhanh, những kỷ niệm đẹp với gia đình, bạn bè cũ, mới gieo vào lòng và dính chặt trong tâm khảm tôi. Tuy nhiên, từ sau ngày mùng 6 tết thỉnh thoảng lại có những cú điện thoại tự xưng với những cái tên lạ hoắc nhận là bạn bè tôi ở Đức gửi đến anh và em tôi. Công an hộ tịch nơi em tôi cư ngụ, nhắn tôi ra đăng ký tạm trú. Và lần cuối công an quận và thành phố mời anh tôi ra để trao đổi về tôi. Tôi muốn đi cùng, nhưng anh nói không cần thiết. Khi trở về, tôi hỏi, anh cười không tỏ vẻ bực bội: Không có vấn đề gì. Nhưng nhìn gương mặt anh, tôi nghĩ, anh cố kìm nén cảm xúc.
Thứ bảy ngày 7-3- 2015 gia đình và bạn bè tiễn tôi ra sân bay Nội Bài khá đông. 12 giờ tôi đến quầy Check vé và hành lý cho chuyến bay 13 giờ15 phút vào Sài Gòn. Khi cô nhân viên hãng hàng không kiểm tra đi kiểm tra lại vé và cầm hộ chiếu đi đâu đó một lúc, tôi đã có cảm giác chẳng lành. Nhưng sợ mọi người lo lắng, nên tôi im lặng. Ngay sau đó, tôi từ biệt mọi người để vào phòng chờ cách ly. Lúc này, trong phòng khá đông người chờ đi Huế và Đà Lạt. Loanh quanh một hồi, tôi đứng vào hàng chờ cửa số 9, khi nghe thông báo hành khách đi Sài Gòn ra máy bay từ cửa này. Khoảng chừng 12 giờ 30 phút, hành khách bắt đầu rục rịch lên máy bay. Tôi xốc lại túi đeo trên vai, định bước đi. Từ phía sau, hai công an vọt lên chặn lại và bảo: Mời anh đi theo chúng tôi có chút việc. Tôi hiểu, việc chẳng lành đã đến. Tuy trong lòng rất bực, nhưng tôi vẫn giữ được bình tĩnh:
Theo tôi là bốn nhân viên an ninh đi xuống tầng dưới để ra ô tô chạy sang khu T2. Hành lý của tôi đã được cho lên thùng, tôi ngồi giữa hai người an ninh ở hàng ghế dưới. Tuấn lùi lại, đi xe sau. Xe đến khu T2, khi bước vào thang máy, tôi hỏi người an ninh trẻ đẩy xe hành lý: Tại sao lại đưa tôi lên đây?
Anh ta bảo, có lẽ tối nay, anh bị trục xuất về Đức. Rồi anh ta kể: Hôm mùng hai tết, trước giờ máy bay hạ cánh 4 tiếng, bọn em đã biết anh về, từ hãng hàng không. Dù trong diện còn cấm, nhưng xét thấy đã lâu anh không về, hơn nữa là ngày tết, do vậy để cho anh nhập cảnh. Nếu anh đừng đi Sài Gòn, có lẽ điều rắc rối này không xảy ra.
Tôi được đưa vào căn phòng hình như dưới tầng hầm. Phòng khá rộng, trong cùng có một công an mặc thường phục đang ngồi làm việc. Từ giữa phòng có chiếc bàn dài nối liền đến bức tường bên trái. Xung quanh lẩn quất khá nhiều máy móc, đồ đạc. Nhìn vào ta có thể nghĩ ngay, đó là nơi thẩm vấn hay hỏi cung của cơ quan công quyền. Góc đối diện với cửa ra vào, kê một bộ sofa nhỏ. Để hành lý vào phòng, mấy người an ninh bảo tôi nghỉ ngơi, tý nữa quay lại dẫn đi ăn.
Ngồi xuống sofa, mùi sơn tường hôi nồng làm tôi hơi khó thở. Khi tôi hỏi người cảnh sát có thể mở cửa phòng ra không. Lúc này, anh ta mới ngẩng mặt lên. Một thanh niên còn rất trẻ. Anh ta bảo, khu này do Nhật vừa xây xong, do vậy chỗ nào cũng nặng mùi sơn, mùi hóa chất cả. Tuy vậy, anh ta vẫn đứng dậy mở hé cửa ra vào và đưa cho tôi chai nước, bảo: Chú uống đi cho đỡ khô cổ. Trong câu chuyện, tôi biết bố anh ta ít tuổi hơn tôi và đang làm thợ nấu ăn (Chefkoch) cho một nhà hàng ở München (CHLB Đức) cách nhà tôi chừng 400 km. Không biết do tính nghiệp vụ hay do còn trẻ, anh ta nói chuyện và có những câu hỏi khá (hồn nhiên?) ngây ngô về nước Đức cũng như cuộc sống. Khi tôi cho biết mức lương (khoảng chừng) của người thợ nấu ăn (như bố anh ta) ở thành phố München, làm anh ta giật mình: Bố cháu lương cao thế mà chẳng bao giờ nói với cháu. Lần này, dứt khoát cháu phải xin tiền bố để mua ô tô…
Chừng nửa giờ sau, Tuấn cùng mấy người đến bảo tôi đi ăn. Tuy bụng cũng như người còn ấm ách, căng phồng, nhưng muốn thoát ra khỏi căn phòng bí bức này, tôi đi theo họ. Tuấn đưa tôi vào quán ăn trên tầng cao, trước mặt là những tấm kính trong suốt. Ngồi đây, có thể quan sát được những chuyến bay đang cất và hạ cánh. Quán lúc này khá đông khách, nhưng chủ yếu vẫn là sắc màu an ninh cảnh sát. Trong khi chờ đợi đồ ăn, Tuấn thông báo, tôi sẽ phải trở về Đức trong chuyến bay hãng hàng không Vietnam Airlines vào 22h 30 tối nay. Tuy đã lường trước, nhưng tôi vẫn không kìm được cảm xúc của mình:
- Như vậy, các anh cố tình trục xuất, trong khi tôi được phép nhập cảnh của chính phủ Việt Nam. Và chương trình du lịch, quyền con người của tôi đã bị các anh chà đạp… Vậy ai là người ký quyết định trục xuất này và nó đâu?
Mặt Tuấn dường như không có một chút biểu cảm:
- Chúng tôi chỉ là những người chấp hành lệnh (miệng) từ cấp trên và phải làm cái điều không muốn này. Hơn hai tuần, chắc chắn anh đã đủ thời gian thăm thú gia đình và bạn bè. Chúng tôi theo anh cũng mệt mỏi lắm rồi. Rất may, anh không tham gia hội họp, tổ chức nào. Gỉa dụ như anh cố tình đi Sài Gòn, điều đó bất lợi cho anh, cho bạn bè anh và cả chúng tôi nữa.
Biết nói tiếp cũng vô ích, nên tôi lặng im nhìn đĩa cơm rang đang bốc khói, mà nghẹn đắng không thể ăn…
Tôi buộc phải chấp nhận về Đức, sau đó đề nghị Tuấn thông báo cho bạn tôi ở Sài Gòn và gia đình tôi khỏi lo lắng. Tuấn chấp nhận, nhưng đến tối, tôi hỏi lại. Tuấn bảo, cấp trên chỉ cho phép điện cho bạn tôi ở Sài Gòn, không phải ra đón tôi. Còn không được phép thông báo cho gia đình tôi biết, tôi sẽ bị trục xuất về Đức.
Tôi và hai người công an vừa về phòng, thấy Tuấn cùng ba an ninh trên Bộ vào. Sắp xếp chỗ ngồi, máy móc xong, họ mời tôi ra bàn. Ba nhân viên an ninh ngồi liền nhau, đối diện với tôi qua chiếc bàn dài. Người ngồi trong cùng lớn tuổi nhất và có vẻ là cấp trên. Hai người còn lại còn khá trẻ, khoảng chừng ba lăm, bốn mươi. (Buổi tối, trước khi lên máy bay về Đức, có một an ninh cho tôi biết, cả ba đều trong phòng (tổ) Tây Âu thuộc Cục tình báo, Bộ công an. Người lớn tuổi đang phụ trách an ninh của sứ quán Việt Nam tại Đức.)
Người an ninh ngồi ngoài cùng đọc một đoạn về truyện ngắn “Tiếng Khóc Của Xuân“ tôi viết cách nay đã trên một phần tư thế kỷ và cho rằng, nói xấu chủ tịch Hồ Chí Minh. Thật ra, truyện này tôi viết về thân phận của một cô kỹ nữ, xuất thân từ gia đình gia giáo. Ngày còn nhỏ cô nhận được nhiều phiếu bé ngoan Bác Hồ. Lớn lên cô bị chính xã hội này xô đẩy, từ một nữ sinh hiền lành thành kỹ nữ bán dâm. Trong cùng cực không lối thoát (của đêm giao thừa) bị truy bắt vào trại phục hồi nhân phẩm, cô đã hóa điên nhảy lên bàn múa may quay cuồng, xé nát những phiếu bé ngoan và giật ảnh Hồ Chủ Tịch vứt toẹt xuống đất… Hình ảnh này có nhiều cách hiểu. Hiểu như thế nào là cảm nhận hay nhận thức của mỗi người đọc. Tôi đề nghị các anh, không nên hiểu một cách máy móc, rồi đánh giá một cách chủ quan vội vàng.
Viên an ninh ngồi giữa cho rằng, truyện ký “Chuyện Ở Quê“ của tôi nói xấu ngành công an. Truyện này, tôi viết từ câu chuyện có thật của một người sĩ quan công an trẻ quê Hưng Yên, tham gia phá vụ án buôn ma túy ở vùng núi phía Bắc. Do vào vai con buôn ma túy, nên anh đã phải hút, sau đó bị nghiện. Chuyên án kết thúc, anh bị sa thải khỏi ngành bởi chưa cai dứt cơn nghiện. Câu chuyện này, tôi muốn chuyển tải đến người đọc về tình người trong một xã hội đảo điên nói chung, chứ không nhất thiết một con người hay một ngành…
Tôi đang nói, viên an ninh này, bất ngờ đập tay xuống bàn, quát: Anh đừng có ngụy biện nữa…
Quả thật, khi viết có khi tôi nổi nóng hoặc công kích đến tận cùng những vấn đề mình cho là không đúng. Ngược lại, ngoài đời với gia đình, bạn bè, kể cả những người xa lạ, dường như tôi ít khi nổi cáu mà thường hay kìm chế, nín nhịn. Nhưng trước hành động của viên an ninh này, làm tôi nổi nóng đứng dậy chỉ tay:
- Cậu chỉ đáng tuổi em út, con cháu tôi, sao lại vô lễ vậy!
Viên an ninh ngồi trong cùng và mấy công an đứng ngoài đến can ngăn, buộc cậu ta xin lỗi và chống chế một cách lạc lõng: Em vẫn gọi anh là anh đấy chứ!
Tuy nhiên, viên an ninh này vẫn tiếp tục diễn thuyết: Đã trải qua nhiều năm học tập ở Đức và đã đi thăm thú nhiều nơi. Từ thực tế này, nên anh ta nhận thấy, dù chúng tôi đã mang quốc tịch Đức, nhưng chỉ được coi là công dân hạng hai…
- Vâng! Đây là suy nghĩ của cá nhân anh, với chúng tôi không tự ti như vậy. Xã hội Đức đã mở cửa cho tất cả những tài năng và mọi cố gắng của bất kỳ ai đều đem lại kết quả. Như phó thủ tướng Đức gốc Việt, hoặc như hai con gái tôi cựu cầu thủ bóng bàn đội tuyển trẻ quốc gia CHLB Đức, hiện đang chơi cho hạng nhất của Đức (1Bundesliga) như các anh đã biết và còn nhiều gương mặt con em gốc Việt trên nhiều lãnh vực khá. Bản thân chúng tôi gần ba mươi năm sống và làm việc ở Đức chưa khi nào bị hàng xóm kỳ thị. Mà ngược lại, tuy chỉ là một thợ lắc chảo, rót bia, nhưng bằng sự cố gắng của mình, chúng tôi đã có nhà riêng cuộc sống rất ổn định trước sự tôn trọng của xã hội và con người. Cái chính, chúng tôi được nói, được quyền phê phán bất kỳ ai, khi cảm thấy việc làm của họ không đúng…
Viên an ninh lớn tuổi cắt ngang lời tôi và cho rằng bài “Tổ Quốc Tôi Con Tàu Đã Mắc Cạn“ đã có những suy nghĩ sai lệch đường lối lãnh đạo của Đảng về biên giới hải đảo. Trong đó có những câu sắc và nặng nề như yếu hèn, nhu nhược để gán cho các cấp lãnh đạo. Tôi khẳng định, bài viết này phê phán hành động bỉ ổi, đê tiện, vô học của Lê Hồng Cường, một lãnh đạo hội người Việt. Ông này, đã nhảy lên sân khấu giật thơ về biên giới hải đảo của nhà thơ Thế Dũng đang đọc, trong ngày biểu chống giặc Tàu.
Để chứng minh cho tài năng, đường lối lãnh đạo uyển chuyển của Đảng, của Hồ Chủ Tịch, viên an ninh này đã đưa hình ảnh Lê Lợi đã lấy mỡ viết trên lá, để kiến cắn đục thành tên mình, thu phục lòng người, đã làm nên chiến thắng. Vậy có đáng tự hào không?
- Anh thích đọc thơ của nhà thơ nào nhất ở trong nước?
- Trần Mạnh Hảo.
- Còn văn?
- Bảo Ninh, Võ Thị Hảo.
Buổi làm việc kết thúc, chúng tôi đề nghị anh nên tham gia vào hội văn nghệ người Việt ở Đức và hội văn nghệ trong nước. Viên an ninh (Sứ quán VN ở Đức) bảo tôi như vậy.
Tất nhiên, tôi từ trối điều này.
Viên an ninh ngồi ngoài cùng chợt đứng dậy, bảo: Để trình báo với cấp trên, chúng tôi đề nghị anh viết cho mấy chữ đại loại như, sau khi suy nghĩ lại, anh nhận ra những bài viết của mình là không đúng và từ nay không viết những bài như vậy nữa. Tôi không thể giúp các anh việc này, những bài viết là tư tưởng, suy nghĩ cá nhân của tôi, đúng sai tùy thuộc nhận thức mỗi người. Người ngồi trong cùng bảo: Ngay từ đầu anh đã nói mình dốt về chính trị, thì anh cứ viết cho mấy chữ, do không hiểu chính trị, nên anh có những bài viết sai vậy thôi. Tôi goặc lại, tuy dốt và không thích chính trị, nhưng tôi có chính kiến riêng của mình. Viên an ninh trẻ ngồi giữa đưa bút giấy: Nếu anh không viết, bọn em không thể khép hồ sơ, nói thế nào với Chef đây! Tính cả nể của tôi hơi bị dao động nên cầm bút giấy, thấy vậy viên an ninh ngồi trong đọc: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN…Tôi ngắt lời, với tôi không có cụm từ này. Và tôi viết: “Tên tôi Đỗ Trường địa chỉ CHLB Đức, những bài viết của tôi là suy nghĩ cá nhân có thể đúng, sai. Tôi là người dốt và không thích chính trị, do vậy tôi không tham gia bất cứ đảng phái, tổ chức, hội đoàn nào. Hà Nội ngày 7-3-2015 Đỗ Trường” Đưa tờ giấy cho viên an ninh ngồi giữa, đọc xong anh ta bảo, ngắn quá, anh có thể viết dài hơn chút nữa không? Tôi từ chối. Viên an ninh ngồi trong kẹp tờ giấy vào tập hồ sơ và bảo, đủ rồi.
Tôi trở lại chiếc ghế nửa nằm, nửa ngồi nói chuyện cuộc sống người dân châu Âu với viên an ninh trẻ đang ngồi phía trong căn phòng.
Bảy giờ tối, thiếu tá an ninh tên (Hoàng?) đến đưa tôi đi ăn. Vẫn cái nhà hàng buổi trưa. Hoàng bảo, em đã ăn rồi, anh thích ăn gì thì gọi. Tôi gọi cơm trắng ăn với cá kho và rau muống luộc. Trong bụng đói cồn cào, lúc này trong người cũng có một chút thanh thản hơn, nhưng khi đưa miếng cá, thìa cơm vào miệng, tôi chợt thấy gai gai rờn rợn, bởi nhớ lời anh tôi, một người qúa am hiểu về nghiệp vụ công an, dặn từ mấy hôm trước: Chú bị đeo bám như vậy, vào khách sạn nhà hàng ăn uống nhớ phải cẩn thận, thằng Tàu bây giờ nó sản xuất nhiều thuốc lú lắm đấy.
Tôi và Hoàng về phòng một lúc, Tuấn mang vé máy bay đến và bảo Hoàng đẩy hành lý của tôi ra làm thủ tục. Tuấn nói, cấp trên vẫn chưa cho phép liên lạc với gia đình tôi. Tôi vẫn im lặng, dù có to tiếng phản đối cũng vô ích, bởi chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời muôn thuở, chúng tôi không muốn như vậy, đây là lệnh của cấp trên…
Hoàng quay về, đưa cho tôi vé máy bay và giấy gửi hành lý. Tôi hỏi hộ chiếu, Hoàng bảo, tý nữa ra máy bay Tuấn sẽ trả lại. Tôi lại nửa nằm nửa ngồi trên ghế, nghe Hoàng kể chuyện xuyên rừng bắt ma túy ngày còn làm việc ở công an Nghệ An. Kể chán Hoàng hỏi tôi về giá cả xe ô tô và cuộc sống người dân ở Đức…
22 giờ Tuấn đến. Hoàng, Tuấn và người an ninh trẻ đưa tôi ra máy bay. Tôi được đưa ra cửa ưu tiên, không phải kiểm tra người. Đến gần cầu thang máy bay, tôi phải dừng lại, chưa được phép lên. Chờ mọi người đã lên hết, máy bay sắp chuyển bánh, Tuấn đưa hộ chiếu và trả lại điện thoại cho tôi và hỏi: Tâm trạng của anh bây giờ thế nào? Tôi bảo, buồn vì nhục cho đất nước, vui bởi sắp gặp lại vợ con. Nếu bây giờ các anh có để tôi đi sài Gòn, tôi cũng không đi nữa, bởi không còn một chút cảm hứng nào. Tuấn cười, hy vọng lần sau chúng ta gặp nhau, không trong hoàn cảnh như thế này.
Tôi bước đi còn nghe thấy tiếng Tuấn báo cáo trong điện thoại: Chuyên án đã kết thúc.
Vâng! Một kẻ viết văn tép riu, không hội hè, đảng phái như tôi mà công an Việt Nam phải lập đến cả chuyên án, thì thật nực cười và quá lãng phí tiền thuế của dân.
Và tôi ngoảnh đầu lại, vẫn thấy có hai người công an mặc sắc phục, lẽo đẽo theo tôi vào tận buồng máy bay. Tìm được chỗ ngồi và tôi định mở điện thoại, xem có thể gọi hoặc gửi thư về Đức cho vợ con, nhưng đã có tiếng nhắc nhở, để an toàn cho chuyến bay, đề nghị hành khách tắt điện thoại.
Tôi ngồi lật xem lại cuốn hộ chiếu, con dấu công an hủy giấy miễn thị thực của mình do nhà nước Việt Nam cấp, đỏ chót còn chưa ráo mực, làm tôi nghĩ đến quyền lực và công an hóa chính quyền của xã hội đương thời (Việt Nam).
Sáu giờ sáng, máy bay hạ cánh xuống phi trường Frankfurt. Tôi mở máy, gọi điện cho vợ con. Vợ tôi nói trong tiếng nấc, các con đã chờ tôi ở sân bay. Trong lúc chờ lấy hành lý tôi điện thông báo và xin lỗi bạn tôi và anh chị nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Giáng Tiên ở Sài Gòn là tôi đã bị trục xuất về tới Đức.
Nghe tôi kể sơ sự việc, nhà thơ Trần Mạnh Hảo nổi khùng: Ai cho chúng nó quyền thẩm định văn chương và tước đoạn quyền tự do của con người. Chú lành quá để chúng bắt nạt. Người khác là không để yên như vậy đâu. Vâng! Không hiểu sao, em không thể nổi điên lên trước việc làm ấy của họ. Có lẽ cái tính của em như vậy rồi.
Lên xe, tôi mở FB liên lạc với bạn bè, gặp ngay nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo hỏi:
- Trường ơi! Em đang ở đâu đấy? (Bởi hôm thơ rằm tháng giêng gặp anh rất vội ở Văn Miếu, bắt tay hẹn gặp nhau vào những ngày tới)
- Em đã bị an ninh Việt Nam trục xuất về Đức.
- Sao vậy?
- Mới đầu họ bảo vì em không đăng ký tạm trú nên tạm giữ. Sau đó vì văn thơ của em có vấn đề, nên trục xuất.
- Lại lý do chẳng khác gì mấy bao cao su cũ và ai cho quyền họ thẩm định văn chương? Thật là, không ai làm xấu hổ đất nước bằng họ…
Trên đường về, tôi hỏi các con tôi, sao biết ba về bằng chuyến bay này?
Các cháu kể: Khi các bác ở Việt Nam báo tin sang, ba có thể đã bị an ninh Việt Nam bắt giữ, chúng con đã liên lạc với sứ quán Đức ở Hà Nội. Họ bảo, sau 24 tiếng, nếu ba không được thả, họ sẽ vào cuộc. Tuy nhiên, sau đó họ liên lạc với hàng không Việt Nam, và biết có tên ba trong danh sách bay về Đức vào 22 giờ 30. Tiếp sau đây, họ cần bản tường trình của ba, lý do bị bắt và trục xuất. Trong thời gian đó an ninh Việt Nam đối xử với ba như thế nào…
Bước chân vào nhà, gặp bà vợ mũi xanh mét, (dù đã ba mươi năm sống và mang quốc tịch Đức) miệng nửa khóc nửa cười, rít lên: Ông đã tởn chưa? Thơ với chả văn, từ nay tôi phải kiểm soát ông chặt chẽ hơn nữa.
Vâng! Vậy là tôi lại phải viết văn trộm trong cái rọ ngày càng bị xiết chặt hơn. Hỡi ông an ninh Việt Nam! Ông là ai, mà cấy vi trùng sợ hãi giỏi đến như vậy.
Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật
Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan. Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt hư người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất.
Cô gái lạ lùng v́ nổi bật giữa đám đông do có một sắc đẹp mê hồn, phải công nhận là tuyệt thế giai nhân. Dáng cao hơn một thước bảy. Tóc đen óng ả phủ dài xuống lưng. Những ṿng đo lư tưởng. Đầy đặn và trắng trẻo. Gương mặt khả ái, sáng sủa. Nếu không là hoa hậu hoa khôi, th́ cũng là người mẫu tầm cỡ ngôi sao. Không ai có thể nhăn mặt bực ḿnh trước cái Đẹp bao giờ. Có điều, chỉ v́ cô gái đă tự chọn cho ḿnh bộ trang phục quá độc đáo, quá quái gở. Chiếc váy ngắn cũn cỡn, tưởng như không c̣n kiểu nào ngắn hơn, khoe cặp gị dài khêu gợi. Chiếc áo thun bó sát ôm lấy thân trên bốc lửa, thân áo trước và thân áo sau được liền lạc với nhau chỉ bằng hai sợi dây mỏng mảnh vắt qua hai bên bờ vai tṛn trịa và đầy đặn. Đẹp không chê vào đâu được, nhưng nếu cô ta đang đứng trên sàn diễn, hoặc đi trên phố cờ hoa rực rỡ ngoài kia. Đằng này, cô ta lại xuất hiện ngay chốn già lam tôn nghiêm thanh tịnh mới gây nên những nỗi bất b́nh từ những người chung quanh. Sự phẩn nộ, ghê sợ hiện rơ trên gương mặt những ai nh́n thấy cô gái, nhưng chưa ai lên tiếng thẳng thắn góp ư với con người lạ lùng, chỉ mới nghe những lời chê trách đàm tiếu nho nhỏ phía sau lưng người đẹp.
Một anh huynh trưởng gia đ́nh Phật tử bước lại bên cô gái bằng sự nổ lực phi thường, can đảm tột bực, đưa cho cô ta một chiếc áo tràng màu lam, giọng nhă nhặn:
- Chào chị, chị vui ḷng mặc chiếc áo này vào, nếu cần th́ chị có thể mặc luôn về nhà, tôi rất lấy làm hân hạnh khi được tặng chị nhân ngày đầu năm mới!
Cô gái tṛn xoe đôi mắt, nh́n anh huynh trưởng, rồi nh́n chiếc áo tràng với vẻ kinh ngạc, thản nhiên lắc đầu.
Anh huynh trưởng bực bội, giứ chiếc áo tràng tới, nói:
- Chị làm ơn mặc vào giùm cho. Đừng để mọi người khó chịu, và đừng để chư tăng nh́n thấy được mà tổn đức đó!
Cô gái nhíu cặp chân mày lá liễu, hỏi cộc lốc:
- V́ sao?
Anh huynh trưởng không c̣n tự chủ được, cáu gắt:
- Chị c̣n chưa hiểu v́ sao ư? Nơi đây là chốn tôn nghiêm, không phải chỗ chợ búa hay sân khấu kịch trường, cho nên trang phục trên người chị không phù hợp chút nào, rất chướng mắt mọi người. Chị thật t́nh không biết, hay giả bộ không biết?
Cô gái ph́ cười, một nụ cười tươi tắn tuyệt đẹp, lắc đầu:
- Biết làm ǵ để vướng? Ai thấy chướng th́ đừng nh́n. Mấy người đi chùa lễ Phật bái tăng
hay là đến đây để nh́n ngắm nhau? Ai tu nấy chứng, hăy để cho tôi yên!
Anh huynh trưởng cứng họng, không biết phải xử sao, trong lúc nhất thời đành đứng đực ra đó với chiếc áo tràng trên tay. Thời may, có một vị sư trẻ bước lại đứng trước cô gái, xá dài một cái, cất giọng từ tốn:
-A Di Đà Phật! Cửa Từ Bi luôn rộng mở để phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, trẻ già nữ nam… Nhưng, đừng v́ vậy mà xem thường chốn thanh tịnh, tạo nên phiền toái. Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, chị ăn mặc như vậy mà vào chùa, có khác nào báng bổ đạo giáo, xúc phạm Tam Bảo? Mong chị hoan hỷ mặc áo tràng vào cho…
Cô gái cười duyên dáng, hỏi:
- Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?
Vị tăng trẻ lúng túng:
- Ờ… th́… rất hở hang … không nghiêm túc kín đáo…và…
Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực đầy sức sống, thản nhiên nói:
- Thầy tu hành mà c̣n chấp quá! Tâm của thầy c̣n động lắm. Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn c̣n vướng điều phàm tục. Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nh́n thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!
Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nh́n chăm chăm xuống đất, bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân… Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng:
- Anh có vui ḷng chỉ cho tôi tịnh thất của sư trụ tŕ không? Tôi đang rất muốn được vào vấn an ngài, và thỉnh giáo đôi điều…
Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặt lưỡi:
- Dẫn chị vào tịnh thất của thầy trụ tŕ th́ thật là không nên chút nào. Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, v́ chắc t́nh huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái!
Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo ḿnh, băng qua đám đông, vào phía dăy nhà sau chánh điện. Anh ta dừng lại trước cửa một căn pḥng, quay sang nói với cô gái:
- Chị vui ḷng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với thầy trước, khi nào thầy đồng ư tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?
- Ô-kê!
Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẫm, đưa tay gơ cửa ba cái. Bên trong có tiếng vọng ra: "Ai? Cần ǵ?". Anh huynh trưởng cao giọng:
- Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, huynh trưởng gia đ́nh Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với thầy ạ!
Bên trong pḥng vang lên giọng sang sảng:
-Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá!
Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại. Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức. Chừng mười phút sau, cửa mở, anh huynh trưởng bước ra, nói:
- Chị được phép vào. Nhớ giữ ư giữ tứ một chút nhé!
Cô gái cười khẩy, bước vào pḥng. Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào. Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa:
- Bạch thầy, con có thắc mắc xin thầy điểm giáo…
- Cứ hỏi. Đây nghe.
- Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái tăng, lại bị mọi người chê trách chỉ trích, bị tăng phê b́nh bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai?
- Ai cũng đúng. Ai cũng sai.
- Bạch thầy, người phàm cố chấp đă đành, nhưng người đă xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con, xin hỏi thầy là đúng hay sai?
- Vừa sai, vừa đúng!
- Sao là sai? Sao là đúng?
- Sai, v́ tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt. Đúng, v́ giữ ǵn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm, đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp!
- Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thật ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động. Phải vậy chăng?
- Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng. Tiết kiệm. Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo, không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây, th́ thật là đáng khen ngợi. Nếu mặc vào mà luôn thấy bị g̣ bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái đi đứng nằm ngồi th́ thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách!
Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú. Sư trụ tŕ bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đă rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất. Rồi im lặng như tờ. Cô gái cất tiếng:
- Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch!
- Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự?
- Im lặng, tức đă thú nhận.
- Cô mang một chút am hiểu giáo lư nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh Động, cố tâm cố ư vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của tăng ni giáo đồ. Sự cố ư làm cho người khác chao đảo tâm ư chính là ác tâm, chính là động rồi đó!
- Bạch thầy, quả đúng là con động. Nhưng đâu phải thấy người động mà ḿnh phải động theo, phải vậy không thầy?
- Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sanh đang tu, c̣n tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được ḿnh!
- Chỉ có thầy là tĩnh thôi sao?
- V́ đây là tịnh thất. Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.
- Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao?
- Không trách, mà c̣n khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội t́nh ǵ. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
- Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm…
- Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên. Thân xác này c̣n là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y?
- Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng?
- Tính động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đă có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, th́ hăy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi!
…
- Trút bỏ hết đi!
Sư trụ tŕ quát lên. Cô gái giật bắn ḿnh, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái. Sư lại quát:
- Trút hết. Rồi đi ra ngoài, dạo một ṿng văn cảnh mau đi!
- Bạch thầy… con không dám. Con không dám .Con xin dập đầu tạ tội. Đội ơn thầy đă khai tâm điểm đạo!
… Anh huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt. Và rồi, cánh cửa tịnh thất đă mở toang. Cô gái lạ lùng đă bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui. Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật b́nh của tăng chúng. Cô gái cười chào anh huynh trưởng, bước thoăn thoắt hướng về phía chánh điện. Anh huynh trưởng lè lưỡi, bước nhón chân lại khép cánh cửa tịnh thất thật nhẹ nhàng. Rồi anh chấp tay xa ba cái về phía bên trong cánh cửa vô tri, nói:
- Quả đúng là chỉ có thầy mới trị được quỷ sứ ma vương!
Anh ta thở phào nhẹ nhơm. Đầu năm vui thật. Thật là vui.
Tôi cứ nghe nói rằng chất xơ rất tốt cho sức khỏe và có thể làm giảm chất béo trong máu. Tôi bị cao mỡ đă hơn năm nay và đang uống thuốc để hạ mà vẫn c̣n cao. Vậy tôi có nên ăn thêm chất xơ không và ăn những thức ăn nào để có chất xơ. Năm nay tôi đă hơn 60 tuổi rồi và đọc tuần báo Trẻ mỗi tuần.
- Nguyễn Thị Mai (Sachse)
Đáp
Thưa bà,
Chất xơ là một hỗn hợp chất tinh bột nằm trong màng tế bào của các loại thực vật.
Có 2 loại chất xơ:
- Loại không ḥa tan trong nước, có trong các loại hạt nguyên trạng, vỏ các loại hạt, rau, trái cây. Các chất này hút rất nhiều nước.
- Loại ḥa tan trong nước, có trong rau trái, gạo đỏ, yến mạch oats, lúa mạch (barley).
Nói chung, chất xơ có nhiều trong:
- Lá xanh của các loại rau. Cuống lá có nhiều xơ hơn rễ và củ;
- Thực vật tươi, không chế biến
- Vỏ các loại hột và vỏ rau trái cây;
- Hạt nẩy mầm (giá đậu).
Các chất này đều không được tiêu hóa và có rất ít giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên khi ăn vào th́ chất xơ có một số tác dụng tốt được nhiều người tin theo và khoa học thực nghiệm cũng phần nào đồng ư. Chúng tôi xin tóm lược như sau để bà cũng như độc giả tuần báo Trẻ đọc, cho vui.
1. Chất xơ với táo bón:
V́ không ḥa tan trong nước và khi được ăn với nhiều nước, chất xơ có thể là môn thuốc an toàn và hữu hiệu để pḥng tránh bệnh táo bón. Nó làm mềm và tăng lượng phân để bộ tiêu hóa dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, khi vào đến ruột già, nó được vi sinh vật tranh nhau ăn, tạo ra nhiều hóa chất có hơi (gas). Các hơi này kích thích ruột già làm người ta mót “đi cầu”. Một nhận xét cụ thể là trâu ḅ ăn cỏ, rơm rất nhiều chất xơ nên phẩn rất to và mềm.
2. Chất xơ với bệnh viêm túi ruột già:
Trên vách ruột già thường nổi lên những túi nhỏ tư tẹo, mà theo bác sĩ Lauren V. Ackerman của đại học Nữu Ước th́ hầu như người lớn nào cũng có. Mỗi khi thức ăn bị ngưng đọng trong những túi đó th́ gây ra t́nh trạng viêm túi ruột già (diverticulosis).
V́ không ḥa tan trong nước, chất xơ có thể ngăn ngừa sự thành h́nh các túi nhỏ đó bằng cách giảm thiểu sự táo bón và giảm sự căng phồng của ruột già trong việc tống khứ chất phế thải.
Tại Western General Hospital bên Ái Nhĩ Lan, người ta có thể ngăn ngừa sự tái phát ở bệnh nhân mới giải phẫu bệnh viêm túi ruột bằng cách cho ăn nhiều chất xơ.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.