Nguyên nhân chính quyền VN+ quyết định bắt nhà báo Huy Đức
Ông Trương Huy San, tức nhà báo Huy Đức, c̣n được biết đến với bút danh Osin ở trên mạng xă hội. Ông là một cây viết chính luận nổi tiếng, tác giả của bộ sách Bên thắng cuộc. Thông tin "nhà báo Huy Đức bị bắt" xuất hiện trên mạng xă hội vào chiều 1/6 và được rất nhiều người chia sẻ, bàn tán.
Một nguồn tin nội bộ cho biết, “Huy Đức bị bắt v́ công kích Tô Lâm” qua bài viết “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hăi” ngay sau khi Bộ Công an đưa ra dự thảo quy định kiểm soát việc buôn bán, sở hữu các loại dao có lưỡi dài hơn 20cm.
Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hăi.
Huy Đức – 26.05.2024
“Xem phim chưởng, th́ một đôi đũa, một lá bài, trong tay cao thủ cũng có thể trở thành vũ khí. Nếu tư duy ‘quy đồng’ [mọi người là tội phạm] th́ có lẽ, có ngày chúng ta phải ăn bốc, v́ đũa là vũ khí nguy hiểm” – Một giáo sư luật nói khi theo dơi những sửa đổi trong “Luật Quản lư, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”.
Theo Giáo sư: Cách quản lư hiệu quả và văn minh là quản lư hành vi sử dụng, gắn liền bối cảnh không gian, ví dụ như [mang những công cụ ấy đến] bến xe, ga tàu…; chứ bà bán phở, anh tỉ lô… phải đeo cái giấy phép lủng lẳng ở cổ khi mưu sinh th́ thật là nực cười; quản lư từ sản xuất th́ sẽ đẩy chi phí kinh doanh lên, mà chả có tác dụng ǵ khi làm bếp người ta choảng nhau.
Rất đồng t́nh với Giáo sư nhưng tôi không chỉ tiếp cận vấn đề ở góc độ pháp lư, tôi suy nghĩ rất nhiều ở khía cạnh an ninh của người dân. Nếu định nghĩa như dự thảo th́ gia đ́nh nào của Việt Nam, đặc biệt là nông dân, mà không có ít nhất một công cụ “thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định” [Xem dưới chân bài, phần PS].
Vài tuần trước, một vị lănh đạo lăo thành của ngành công an cũng đă rất ngạc nhiên khi thấy báo đài đưa tin “Thanh tra Bộ Công an thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước”. Và ông được một vị tướng về hưu giải thích, đây là “thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh mạng”.
Khi Luật An Ninh Mạng đang được thảo luận, một số đại biểu và chuyên gia pháp lư đă nh́n thấy t́nh huống này [công an có thể “vào” trong nhiều ngành]; dù, bằng tư duy quản trị quốc gia thông thường, và hiểu biết của một người từng lănh đạo ngành, không ai h́nh dung, công an có thêm chức năng ấy.
Chúng tôi hiểu những khó khăn của các đại biểu Quốc hội khi phản biện những chính sách, những luật do Bộ Công an tŕnh. Ngay cả chúng tôi, khi lên tiếng góp ư cho những chính sách của ngành công an, cũng thường nhận được khá nhiều khuyến cáo. Nhưng, “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”.
Việt Nam đang duy tŕ một thể chế tương đồng với Trung Quốc. Việt Nam nên học Trung Quốc ở những điều họ đúng: Bộ trưởng công an không phải là ủy viên bộ chính trị. Có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc coi công an là công cụ của bộ chính trị chứ không để bộ chính trị trở thành con tin của công an.
Bộ Công an cũng không nên cấu trúc như hiện nay mà nên tách chức năng điều tra khỏi lực lượng cảnh sát.
Cảnh sát nên có cảnh sát quốc gia và cảnh sát địa phương. Cảnh sát quốc gia, chủ yếu là lực lượng cảnh sát cơ động [chống bạo động và duy tŕ tính thống nhất]. C̣n, đă là cảnh sát địa phương [nhằm đảm bảo an ninh và bảo vệ dân] th́ phải do chính quyền địa phương quyền tuyển chọn, bổ nhiệm và điều động, phù hợp với ngân sách và đặc thù địa phương. Những địa phương an ninh tốt [do kinh tế phát triển, dân tin tưởng chính quyền] có thể biên chế một lực lược cảnh sát cực kỳ tinh gọn.
Ngược lại, cơ quan điều tra th́ không bố trí theo cấp hành chính mà có thể phân vùng, địa hạt. Cơ quan điều tra quốc gia chủ yếu điều tra tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ và tội phạm có tổ chức [cảnh sát địa phương có thể điều tra h́nh sự thường như trộm cắp, cố ư gây thương tích…].
Quốc hội nên giám sát, đánh giá chủ trương đưa công an chính quy về xă. Nhiều lănh đạo cơ sở hiện nay đang nuối tiếc cái thời những công an viên của xă dù không ăn lương chính quy, hễ nghe ở đâu có việc [trộm cắp, gây rối…] là “vừa mặc áo vừa chạy tới”; họ là những công an viên gần dân, nắm chắc địa bàn và luôn sát cánh cùng chính quyền xă.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, không phải lực lượng công an đông mà đất nước an toàn hơn. Chưa bao giờ tội phạm phát triển phức tạp như vừa qua và nếu như lừa đảo trên mạng có yếu tố [mặt trái] của thời đại công nghệ th́ “cướp ngân hàng” là hiện tượng mà trước đây rất hiếm [và, bà Trương Mỹ Lan chuyển hàng ngh́n tỷ tiền mặt ra khỏi ngân hàng; bạo loạn có hàng trăm người tham gia… mà không phát hiện được từ trong trứng nước].
Tôi tin, nếu cắt giảm 2/3 và tăng lương lên gấp 3, không những an ninh sẽ được cải thiện mà h́nh ảnh người công an trong mắt người dân cũng sẽ đẹp hơn.
Cơ chế quản lư, đặc biệt là quản lư đất đai, dự án của ta hiện nay rất khó làm đúng. Rất ít ai ở trong hệ thống này đă từng kư tá mà dám tin rằng ḿnh chưa làm ǵ sai. Hiện thực ấy, đă khiến cho chỉ có rất ít người đang vận hành hệ thống này không phải sống trong sợ hăi. Không chỉ quan chức. Nên tránh những điều luật khiến cho gần như mọi gia đ́nh và phần lớn người dân đều có thể vi phạm. Đừng để thường dân cũng phải luôn nơm nớp, bất an.
Không có quốc gia nào có thể phát bền vững dựa trên sự sợ hăi.
Tôi tin là giờ đây, Đại tướng Tô Lâm sẽ tư duy như một nguyên thủ chứ không phải tư duy như một người nắm chắc Bộ Công an, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của ngành.
Sau những năm tháng ngao ngán chứng kiến quan tham “ăn không từ một cái ǵ”, háo hức chờ những vụ bắt bớ; giờ đây, cái đất nước cần là một giai đoạn thật sự thái b́nh. Cần những sửa đổi về thể chế để sao cho quan có thể tử tế khi c̣n tại chức, dân có thể ngủ ngon khi nói và làm những điều ngay thẳng.
PS: Theo dự thảo Luật Quản lư, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20cm trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Dự thảo luật này cũng yêu cầu “khai báo vũ khí thô sơ và dao có tính sát thương cao trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu”.
Ảnh đặc vụ chính quyền Hà Nội đưa nhà báo về sở mật vụ
Trước khi biến mất, trên Facebook mang tên Truong Huy San có đăng tải bài viết “Những suy nghĩ không rời rạc” vào ngày 28/5, trong đó ông b́nh luận về các vấn đề pháp quyền tại Việt Nam và viết rằng việc tái lập các ban Đảng thời ông Nguyễn Phú Trọng là "một bước lùi về chính trị".
Ông mở đầu bài viết: “Sáng qua, một vị tướng lăo thành từng giữ một vị trí đầy quyền lực trong ngành công an điện thoại nói chuyện rất lâu sau khi đọc bài của tôi. Ông cho rằng, nếu như tinh thần xây dựng một nhà nước pháp quyền từng thắng thế trong thập niên 2000 th́ nay, tinh thần đó đă bị bóp chết.”
“Trước Hiến pháp 1992, nhà nước của chúng ta là nhà nước chuyên chính vô sản. ‘Pháp luật là ư chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền’. Cho dù không tuyên bố th́ sau Hiến pháp 1992, từ h́nh luật, dân luật cho đến các luật chuyên ngành khác đều được Việt Nam xây dựng trên tinh thần hướng tới nhà nước pháp quyền. Đặc biệt, Quốc hội đă phải sửa hàng trăm điều luật cho tương thích dần với các quốc gia mà ta làm ăn với họ [BTA với Mỹ, WTO…]. Những nỗ lực này kết thúc từ 2006 và những ǵ ta đang chứng kiến cho thấy, hồn ma ‘pháp luật là ư chí của giai cấp cầm quyền’ đang dần hiện về," ông viết trên trang Truong Huy San.
Trong bài viết này, chủ nhân Facebook c̣n nhắc đến những điểm mạnh và yếu của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam:
"Những người biết chuyện cung đ́nh đánh giá cao sự giữ ǵn của ông Nguyễn Phú Trọng và vợ con ông [ít nhất là cho đến nay]. Nhưng, quản trị quốc gia [trong đó có chống tham nhũng] phải bằng thể chế chứ không thể trông chờ vào 'tấm gương đạo đức' của một vài cá nhân hay việc bắt bớ, loại bỏ một vài con sâu chúa.
"Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, dân chúng vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có 'Đổi mới II' trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ tŕnh chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa," dẫn bài viết trên Facebook Truong Huy San.
Chưa hết, một bài viết khác gần đây có nhan đề "Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hăi" trên Facebook Truong Huy San nói về quyền lực của Bộ Công an trong hệ thống chính trị và điều hành nhà nước có đoạn:
"Việt Nam đang duy tŕ một thể chế tương đồng với Trung Quốc. Việt Nam nên học Trung Quốc ở những điều họ đúng: Bộ trưởng công an không phải là ủy viên bộ chính trị. Có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc coi công an là công cụ của bộ chính trị chứ không để bộ chính trị trở thành con tin của công an."
"Bộ Công an cũng không nên cấu trúc như hiện nay mà nên tách chức năng điều tra khỏi lực lượng cảnh sát..."
"Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, không phải lực lượng công an đông mà đất nước an toàn hơn."
"Không có quốc gia nào có thể phát bền vững dựa trên sự sợ hăi. Tôi tin là giờ đây, Đại tướng Tô Lâm sẽ tư duy như một nguyên thủ chứ không phải tư duy như một người nắm chắc Bộ Công an, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của ngành," bài viết nêu.
Những bài viết này trên Facebook Truong Huy San được đánh giá là đă nêu bật một số vấn đề quan trọng trong việc lănh đạo đất nước của Đảng Cộng sản.
"Trong t́nh h́nh chính trị xă hội của Việt Nam như hiện nay, tôi có thể nói rằng bất cứ một trí thức đích thực nào quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và sự phát triển của đất nước đều có thể gặp t́nh trạng như Huy Đức,".
*****
Nhà báo Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, sinh 1962, quê quán tại Hà Tĩnh.
Ông từng tham gia trong quân đội với hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam với chính quyền Khmer Đỏ.
Bút danh Huy Đức được công chúng biết đến trên báo Tuổi Trẻ.
Ông cũng từng làm báo cho tờ Sài G̣n Tiếp thị và bị sa thải vào năm 2009 v́ bài viết "Bức tường Berlin".
Sau khi rời các cơ quan báo chí nhà nước, ông trở thành một cây viết chính trị-xă hội nổi tiếng trên mạng xă hội với bút danh Osin.
Năm 2012, ông nhận học bổng một năm của chương tŕnh Nieman trao cho một số phóng viên tu nghiệp và nghiên cứu tại Viện Đại học Harvard.
Ông cũng được biết đến với bộ sách Bên thắng cuộc, ra mắt độc giả vào năm 2012. Tác phẩm gồm hai cuốn là Giải phóng và Quyền bính, với trọng tâm là những diễn biến chính trị tại Việt Nam từ những năm 1950, đặc biệt là từ năm 1975 đến cuối những năm 1990.
Vào năm 2022, kỷ niệm 10 năm sách Bên thắng cuộc ra mắt, Ben Kerkvliet, một giáo sư hưu trí của Đại học Quốc gia Úc, viết cho BBC và khen ngợi rằng Bên thắng cuộc "tự nó là một thành tựu đáng khâm phục và sẽ vẫn là một đóng góp vô giá cho học thuật trong thời gian dài".
Bên cạnh sự nghiệp viết, ông Trương Huy San cũng được biết đến với nhiều hoạt động xă hội. Ông là một trong những người sáng lập chương tŕnh Nhịp cầu Hoàng Sa nhằm hỗ trợ các gia đ́nh tử sĩ, thương phế binh Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và các gia đ́nh liệt sĩ, các cựu chiến binh, thương binh Trường Sa.
Gần đây ông có tham gia một số hoạt động trồng cây bảo vệ môi trường.
*****
Vài chi tiết trong bài sau đây của tác giả Huỳnh Văn Hoa về nhà báo Huy Đức không chính xác, chẳng hạn như chỗ này: "Về lại Việt Nam, Huy Đức đầu quân cho báo Sài G̣n Tiếp Thị (SGTT)... Kết cục, nhà cầm quyền đă buộc đóng cửa báo SGTT một cách oan ức".
Có lẽ tác giả Huỳnh Văn Hoa nhớ lầm, v́ nhà báo Huy Đức bị báo Sài G̣n Tiếp Thị sa thải hồi tháng 8-2009, sau khi viết các bài "Chị Hai Thủ tướng", "Bức tường Berline", "Biên giới tháng Hai"... Sau khi rời khỏi SGTT, gần ba năm sau, tháng 5-2012, nhà báo Huy Đức đi Mỹ du học bằng chương tŕnh học bổng của trường Harvard. Cuối năm 2012 và đầu năm 2013, ông cho xuất bản hai tập sách "Bên Thắng Cuộc". Trong khi đó, báo SGTT đến năm 2014 mới bị đ́nh bản.
Nói thêm, Tổng biên tập báo SGTT lúc đó là ông Tâm Chánh, đă bị ép phải sa thải nhà báo Huy Đức. Đây là bức điện ngày 28-10-2009 của Lănh sự quán Mỹ ở Sài G̣n có nói tới vụ nhà báo Tâm Chánh bị Ban Tuyên giáo Thành ủy mời làm việc, họ đưa ra 100 bài báo mà họ cho là "có vấn đề", trong đó có 57 bài do nhà báo Huy Đức viết. Và họ đă buộc nhà báo Tâm Chánh phải sa thải nhà báo Huy Đức, là người bạn và là đồng nghiệp của ḿnh.
Tôi chơi với Huy Đức đă vài mươi năm, từ lúc anh ấy thành đồng đội của tôi trong nhóm Thời báo Kinh tế Sài G̣n (TBKTSG). Trước đó Huy Đức là phóng viên khá nổi tiếng mảng nội chính của báo Tuổi Trẻ, rồi có thời gian ngắn làm cho báo Nông Thôn Ngày Nay.
Ở TBKTSG, Huy Đức là cây bút chính luận nổi bật nhất. Anh đảm đương việc theo dơi, tường thuật các kỳ họp Quốc hội, các chính sách quan trọng về Kinh tế - Xă hội và phỏng vấn các lănh đạo cấp cao. Những bài tường thuật của anh không chỉ miêu tả sự kiện mà luôn kèm theo những ư kiến phân tích, b́nh luận rất sắc sảo.
Trong thời gian làm TBKTSG, Huy Đức cũng đồng thời thu thập tài liệu về những biến cố và nhân vật lịch sử sau năm 1975 ở miền Nam, phỏng vấn rất nhiều quan chức cao cấp đương nhiệm hoặc đă nghỉ hưu, mà anh nói là để chuẩn bị viết hồi kư giúp ông cựu thủ tướng Vơ Văn Kiệt. Những tài liệu này là ṇng cốt để sau này anh viết ra bộ sách quan trọng “Bên Thắng Cuộc", gồm hai tập, do Người Việt xuất bản ở California.
Tôi cho rằng, đến thời điểm hiện nay, chưa có bộ sách nào về t́nh h́nh miền Nam sau năm 1975 có đầy đủ thông tin dữ kiện như sách của Huy Đức, dù cái nh́n của tác giả vẫn dựa trên quan điểm của “bên thắng cuộc” mà không phải ai cũng chấp nhận. Với một nhà báo chuyên nghiệp, viết ra một bộ sách như vậy là đủ để làm nên “sự nghiệp để đời" rồi.
Huy Đức làm việc rất chăm chỉ và khi xử lư đề tài anh luôn có những phát hiện mới, thú vị mà các phóng viên thường ít để ư. Anh cũng chịu khó học hỏi đến mức từ một người tiếng Anh “một chữ bẻ đôi không biết" chỉ vài năm đă có đủ khả năng ngoại ngữ để du học bên Mỹ theo chương tŕnh học bổng Humphrey.
Ngoài đời, Huy Đức thường chơi với một nhóm sĩ quan an ninh cao cấp gốc Nghệ - Tĩnh ở Sài G̣n; họ thường gặp nhau ăn sáng vài tuần một lần tại một nhà hàng trên đường Sương Nguyệt Anh, quận Nhất. Có thể từ nhóm bạn đồng hương này mà Huy Đức khai thác được nhiều thông tin thuộc loại quư hiếm mà các báo khác không có được.
Khi Huy Đức hoàn tất khoá học bên Mỹ và trở về nước sau khi đă xuất bản bộ sách gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, nhiều người đoán rằng chắc chắn anh sẽ bị bắt, song điều đó đă không xảy ra, tôi nghĩ có phần “bảo kê" của nhóm đồng hương Nghệ Tĩnh, thậm chí ở cấp cao hơn.
Về lại Việt Nam, Huy Đức đầu quân cho báo Sài G̣n Tiếp Thị (SGTT), lúc ấy vừa tách ra khỏi nhóm TBKTSG, theo chính sách “chiêu hiền đăi sĩ" của tổng biên tập Tâm Chánh. Nhiều bài của Huy Đức trên SGTT về cuộc chiến tranh biên giới 1979, về nội t́nh chính trị ở Campuchia, đặc biệt là về t́nh trạng tham nhũng của gia đ́nh “Ba X" được đông đảo bạn đọc tán thưởng, nhưng cũng làm cho nhà cầm quyền hết sức khó chịu. Kết cục, nhà cầm quyền đă buộc đóng cửa báo SGTT một cách oan ức.
Ngoài viết báo, Huy Đức thời gian này c̣n khởi xướng một chương tŕnh xă hội có ư nghĩa có tên “Nhịp Cầu Hoàng Sa", vận động tài trợ để xây nhà và hỗ trợ cuộc sống cho thân nhân các tử sĩ đă hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược Trung Cộng ở Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988.
Chơi với Huy Đức khá lâu và khá thân nhưng trong nghề nghiệp, nhiều lúc tôi không tán thành quan điểm của anh ấy. Huy Đức thường đả kích một cách cay độc các nhân vật phản diện, quan chức tham nhũng, lôi cả gia tộc của họ ra để lên án, trong lúc tôi nghĩ vấn đề là hệ thống, không phải cá nhân. Tuy không có mâu thuẫn ǵ lớn nhưng do khác biệt quan điểm nghề nghiệp, anh đă “unfriend" tôi khỏi trang Facebook cá nhân của anh; sau đó th́ tôi sang Mỹ định cư nên không c̣n gặp nhau nhiều nữa.
Từ khi đi Mỹ về, Huy Đức viết nhiều bài hàm ư kêu gọi cải cách hệ thống, nhưng đem cái mô h́nh dân chủ pháp quyền của Mỹ mà anh học được áp vào thực tế chính trị Việt Nam th́ không khớp, không hiệu quả nên các ư kiến của anh “thường rơi vào hư không” như anh viết. Dẫu vậy, anh vẫn kiên tŕ phản biện.
Bài phản biện mới nhất của anh có lẽ là bài “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hăi" đăng trên trang Tiếng Dân ngay sau khi Bộ Công an đưa ra dự thảo quy định kiểm soát việc buôn bán, sở hữu các loại dao có lưỡi dài hơn 20cm. Kiểu “phản biện" thế này thường được gọi là “đối lập trung thành”, phản biện những chính sách cụ thể nhưng vẫn trung thành với chế độ, khác với những người “bất đồng chính kiến".
Nhiều khi Huy Đức phản biện chính sách quá đà, sa vào công kích cá nhân; đây là chuyện người cầm bút khó mà tránh được. Trong bối cảnh phe phái, đấu đá quyết liệt th́ khi công kích một người, một nhóm nào đó, người viết đă vô t́nh hay hữu ư đứng về một nhóm khác, một phe khác, đối lập. Trong bài đoản văn “Những suy nghĩ không rời rạc” đăng ngày 28/05/2024, Huy Đức đă rơi vào t́nh trạng đó. Từ chỗ phản biện “tinh thần pháp quyền đă chết”, anh rơi vào chỗ phê phán chính sách quản trị quốc gia của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đến đây th́ dường như nhà cầm quyền không c̣n chịu đựng được Huy Đức nữa và họ phải ra tay.
Thật ra trong một xă hội pháp quyền th́ những cây bút phản biện như Huy Đức chẳng những không bị trừng phạt mà c̣n được khuyến khích, giống như chiếc xe hơi cần có phanh (thắng) để khỏi rơi xuống vực. Lợi dụng ng̣i bút để công kích cá nhân vô căn cứ th́ đă có luật chống phỉ báng, chống vu cáo… xử lư, không nên và không thể quy chụp những ư kiến phản biện là “chống phá” để bỏ tù người cầm bút. Tiếc là Huy Đức (và nhiều người khác nữa) đă không được làm việc trong một môi trường tự do như vậy, và anh đă phải trả giá, trước mắt là bị tạm giam và sau này có thể là án tù v́ một tội danh nào đó theo điều 331 hoặc 117 bộ luật h́nh sự.
Thôi th́ chỗ bạn bè, cầu cho anh tai qua nạn khỏi và mong sớm gặp lại một đồng nghiệp tài năng.
Ngày 2/6, báo Tiếng Dân đăng tải bài viết của Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh với tựa đề “Sao lại hồ hởi với việc Osin bị bắt?”.
Kèm theo bài viết là lời b́nh của báo Tiếng Dân, cho biết:
“Mặc dù truyền thông “lề Đảng” vẫn chưa xác nhận, nhưng thông tin nhà báo Huy Đức, (tên thật là Trương Huy San, bút danh Osin), tác giả “Bên Thắng Cuộc” bị bắt, đă làm nóng cộng đồng mạng.
Một số người cho rằng, nhà báo Huy Đức là người của phe này, phe kia, nhưng chúng tôi nghĩ, ông chỉ đơn giản là một cây bút bất đồng chính kiến đang sống trong thể chế độc tài. Những bài viết của ông nói lên quan điểm của ḿnh, hoàn toàn khác với quan điểm của nhà cầm quyền, cho nên, chuyện ông bị bắt chỉ là vấn đề thời gian, và có thể, ông cũng đă đoán trước được, bởi trong chế độ này, dám viết như ông không bị bắt mới là lạ.”
Sau đây là bài viết của Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh:
Sau khi cô Lê Nguyễn Hương Trà (tức Cô gái Đồ Long) cây viết thạo tin nhất Việt Nam đưa tin, nhà báo Huy Đức (tức Trương Huy San, Osin) vừa bị bắt giữ, khởi tố h́nh sự và khám xét nơi ở, th́ khá nhiều bạn tỏ vẻ hồ hởi?!
Tôi hơi ngạc nhiên, v́ nếu không có mối thâm thù riêng tư ǵ với Huy Đức, th́ sao các bạn lại vui như vậy? Theo dơi Huy Đức từ lâu, tôi nhận thấy, anh ấy là người rất điềm đạm trên trang Facebook của ḿnh, không sa đà vào những tranh căi trước những lời b́nh luận trái chiều hoặc khiêu khích.
Nếu các bạn cho rằng, Huy Đức là người được ông Trọng chống lưng, tôi đồng ư. Nếu các bạn cho rằng, Huy Đức là cây viết đấm đá cho phe cánh trong chế độ, tôi vẫn đồng ư.
Nhưng những điều đó chưa đủ vẽ lên chân dung đầy đủ của Huy Đức, để mà chúng ta có thể phán xét, quy chụp.
Chắc nhiều bạn c̣n nhớ, Huy Đức đă là tác giả của bộ sách Bên Thắng Cuộc, khi đưa công khai ra trước công chúng toàn bộ chuyện cung đ́nh của chế độ, kéo dài trong nhiều thập kỷ, liên quan đến hàng trăm nhân vật, sự kiện, mang tầm vóc lịch sử. Trong đó, có nhiều nhân vật, sự kiện công chúng chỉ biết qua sự xét đoán, thông tin rời rạc, th́ nhờ nhà báo Huy Đức, qua bộ sách Bên Thắng Cuộc, mà các sự kiện đó đă được xác nhận là sự thật lịch sử. Không chỉ là sự thật lịch sử, mà c̣n cho thấy rơ bản chất phản động, là bộ mặt thật đầy xấu xí của chế độ.
Thỉnh thoảng, trên trang mạng xă hội của ḿnh, Huy Đức vẫn đăng tải các bài viết có nội dung đánh giá về chính sách, về nhân vật chính trị đương thời… Như lời một kư giả đang làm việc tại một đài truyền thông lớn của Hoa Kỳ có trụ sở tại DC, đă đánh giá về Huy Đức, khi biết tin anh ấy bị bắt giữ: “Huy Đức viết đánh thẳng vào đầu năo, chứ đâu phải là người chỉ đánh từ vai trở xuống…”. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thừa nhận, Huy Đức đă không viết để “đánh” người chống lưng cho ḿnh.
Chỉ với từng ấy việc, Huy Đức đă là cây viết gần đúng với thiên chức nhà báo nhất mà chúng ta đă từng biết. Anh ấy bị bắt giữ, khởi tố h́nh sự, chứng tỏ anh ấy đă viết những điều mà chế độ không cho phép viết. Cho thấy, anh ấy đă bản lĩnh hơn cả hàng vạn cây viết được xưng danh nhà báo cách mạng, nhưng chỉ viết một chiều, kể cả viết dối trá và viết những điều được phép viết.
Thậm chí, cho dù chúng ta không hài ḷng hoặc có quan điểm trái ngược với những vấn đề mà nhà báo Huy Đức đă từng viết, đề cập, th́ việc chế độ đàn áp anh ấy chỉ v́ những bài viết thể hiện quan điểm chính trị của một người, th́ cũng vẫn là bất công. V́ lẽ, thế giới văn minh không ai cầm tù những người có quan điểm, nhận thức và viết trái với chính sách, quan điểm của chính quyền cả.
Tôi đă từng thấy nhiều bạn trích dẫn câu nói kinh điển, thường được cho là của Voltaire, nhà văn, nhà tư tưởng Pháp quốc, rằng: “Tôi không đồng t́nh với những ǵ bạn phát biểu, nhưng tôi sẵn sàng chiến đấu đến chết để bảo vệ quyền được phát biểu của bạn”.
Cho nên, lúc này, hồ hởi trước việc nhà báo Huy Đức bị chế độ bắt giữ, khởi tố h́nh sự, chẳng khác nào chúng ta hồ hởi trước quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí bị chế độ tước đoạt cả!
Ngày 29/5, thông tin nhà báo Huy Đức bị Công an bắt và khám xét nhà đă tràn lan trên mạng xă hội. Tuy nhiên, đến nay, báo chí nhà nước vẫn im thin thít. Họ đang bị “khóa mơm”, chưa được phép nói về vụ bắt bớ này. Chỉ đến khi nào Bộ Công an cho phép, th́ họ mới được nói, và phải nói theo nội dung mà Công an cung cấp.
Kiếp báo chí nô bộc, ngay cả trong trường hợp được phép mở mồm, th́ họ cũng không có quyền đưa tin theo đúng sự thật.
Trước đây, ông Nguyễn Cao Trí – đại gia, chủ dự án khu du lịch Đại Ninh, cũng “mất tích” nhiều tháng, trước khi ông Tô Ân Xô công bố lệnh bắt giam. Cách hành xử của Bộ Công an chẳng khác nào phường trộm cắp. Là cơ quan công quyền, nhưng họ lại không công khai việc bắt giữ người, th́ đó là bắt cóc, là cách hành xử của xă hội đen.
Bộ Công an được mệnh danh là “lực lượng chấp pháp”, tức là, họ cần phải làm việc theo đúng quy định của pháp luật, nghĩa là, phải công khai minh bạch, và phải theo đúng tŕnh tự tố tụng, chứ không thể giấu giếm. Giấu giếm thông tin bắt người là hành động của một chính quyền không có chính danh.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức, rồi âm thầm mang về Việt Nam, là cách làm của xă hội đen, của băng đảng tội phạm. Và hành vi bắt cóc của Tô Lâm, đă khiến nhiều thuộc hạ bị Đức bắt giữ, và kết tội h́nh sự, đồng thời cũng khiến chính quyền Slovakia chỉ đích danh Tô Lâm là tội phạm.
Bắt cóc là bất hợp pháp, cho dù là ở bất kỳ quốc gia nào. Bộ Công an không chỉ bắt cóc một ḿnh Trịnh Xuân Thanh, hay Nguyễn Cao Trí, mà họ c̣n bắt cóc rất nhiều người khác, cả trong và ngoài nước. Tất cả những vụ bắt cóc này đều theo kịch bản, âm thầm bắt, có thể bắt tại nhà hoặc chặn bắt ngoài đường, sau một thời gian thẩm vấn, thu thập thông tin, rồi mới công bố lệnh bắt với báo chí.
Trường hợp của nhà báo Huy Đức rất có khả năng cũng theo những kịch bản như thế này.
Hiện nay, Tô Lâm đang củng cố quyền lực ở thượng tầng. Chế độ này vốn đă lưu manh hóa lực lượng công an từ lâu, tuy nhiên, với việc Tô Lâm lên nắm quyền, th́ mức độ lưu manh hóa c̣n kinh khủng hơn nữa. Mức độ của sự lạm quyền, chà đạp nhân phẩm người dân sẽ c̣n cao hơn, nhất là việc bắt cóc sẽ càng trở nên phổ biến hơn. Đây chính là cách làm ưa thích của những tên độc tài khát máu, khét tiếng trên thế giới.
Thượng tầng chính trị vẫn đang đấu đá, chưa ngă ngũ. Phe Tô Lâm chưa hoàn toàn làm chủ được cuộc chơi. Nhưng một khi, phe Tô Lâm hoàn toàn thắng thế, nắm chắc Bộ Công an, th́ xem như, Tô Lâm sẽ nắm được quyền lực tuyệt đối. Lúc đó, tṛ chơi bắt bớ tùy tiện sẽ được triển khai theo ư của Tô Lâm. Lúc đó, nhà nước này sẽ biến thành nhà nước khủng bố.
Tô Lâm đang dọn đường để tiến đến chiếc ghế quyền lực nhất trong Đảng, bằng bạo lực. Bạo lực với người dân, bạo lực với những ư kiến trái chiều, và bạo lực cả với “đồng chí” của ông. Có khả năng, một thời kỳ loạn lạc sẽ bắt đầu, với một lực lượng kiêu binh mới lên ngôi.
Ở thời điểm này, dù chưa nắm được quyền lực tuyệt đối, mà quân của Tô Lâm đă cho thấy sự lưu manh hóa một cách rơ rệt. Không biết, khi nắm trọn quyền lực trong tay, th́ lực lượng được mệnh danh là “chấp pháp” sẽ c̣n lưu manh tới mức nào.
Vụ bắt giữ một cách âm thầm đối với nhà báo Huy Đức, được coi là hồi chuông cảnh báo cho những ng̣i bút phản biện. Sẽ không có ai an toàn, dù có hiểu biết rơ về luật pháp và thái độ ôn ḥa. Ở một đất nước mà luật pháp không được nhà cầm quyền coi trọng, th́ làm nghề viết, nhất là viết về vấn đề chính trị nhạy cảm, là một nghề nguy hiểm.
Tối ngày 7/6/2024, báo chí lề đảng đồng loạt đưa tin Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đă ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) và luật sư Trần Đ́nh Triển (trưởng Văn pḥng luật sư V́ Dân, Đoàn luật sư TP Hà Nội) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, theo điều 331 Bộ luật h́nh sự.
Phía công an kết luận hai ông này đă đăng tải lên mạng xă hội facebook nhiều bài viết xâm phạm lợi ích của nhà nước. Sau khi bị bắt, cả hai tài khoản của hai ông này đă bị khóa.
Phải sau một tuần kể từ khi hai ông này bị bắt giữ theo những thông tin trên mạng xă hội từ ngày 1/6, phía công an mới ra thông báo chính thức việc bắt giữ này. Điều này cho thấy xu hướng của phía công an Việt Nam thời gian gần đây là cứ bắt trước rồi ra thông báo lệnh bắt và khởi tố sau.
Và thông tin việc bắt giữ này chỉ được tung ra sau một ngày từ khi Lương Tam Quang lên chức Bộ trưởng Bộ Công an. Cả Trương Huy San và Trần Đ́nh Triển đều cùng đồng hương Hà Tĩnh, có thể đây là “lệnh” từ phe Hưng Yên của Tô Lâm nhằm bịt miệng và triệt hạ phe Nghệ Tĩnh sau khi đă nắm được quyền lực.
Nhà báo độc lập Trương Huy San bị bắt chỉ sau vài ngày ông này đăng tải một số bài viết trên mạng xă hội chỉ trích các chính sách của giới cầm quyền Việt Nam, trong đó nêu đích danh Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng.
Chính quyền Việt Nam đang sử dụng tùy tiện điều như 331 BLHS như một công cụ để đàn áp không chỉ giới bất đồng chính kiến, mà cả nhà báo, luật sư, dân oan… đều là nạn nhân dưới chế độ do ĐCSVN cầm quyền.
Một chính quyền đảng trị và “công an trị” hơn dưới thời Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng đang đẩy đất nước và nhân dân đến một tương lai đầy đen tối.
Gia Minh
Nguyễn Thị Tịnh Thy: Huy Đức, anh chết cũng được rồi!
Văn là người. Người xưa đă nói thế, không sai! Những ǵ ta viết, kể cả cái comment ngăn ngắn, cũng chính là con người của ta.
Huy Đức viết báo, viết sách “Bên thắng cuộc”; tất cả những chữ nghĩa ở đó, là chính con người anh: trí tuệ, trách nhiệm, chính trực, can đảm, dấn thân, vô uư và chấp nhận hy sinh.
Huy Đức khởi xướng chương tŕnh “Nhịp cầu Hoàng Sa” - xây nhà và trợ giúp cho các cựu binh Hoàng Sa và Trường Sa, bất kể họ ở phía nào.
Huy Đức thực hiện chương tŕnh trồng rừng VARS, cả vạn cây xanh đă đứng vững trên đất, thành rừng.
Cho đến bây giờ, “Bên thắng cuộc” là bộ sách về lịch sử Việt Nam sau 1975 do một cá nhân thực hiện với nhiều thông tin chân thật, thái độ khách quan và công bằng nhất. Đây là bộ sách đầu tiên không thuộc quan sử (sử do nhà nước chủ tŕ) mà thuộc tư sử (sử do cá nhân tự viết) tŕnh hiện diện mạo đất nước từ năm 1975 đến cuối thập niên 1990, với tất cả những điều được - mất, thành tựu và sai lầm, bằng quan điểm viết sử kinh điển có từ xưa: “Thuật nhi bất tác” - chép sử chứ không sáng tác lịch sử, không tô hồng hay bôi đen hiện thực, không bị chi phối bởi quyền lực và quyền lợi.
Ba chữ “Bên thắng cuộc” là bản quyền của Huy Đức. Bất kỳ ai, để lại cho đời một định danh, một thuật ngữ, thành ngữ, điển cố,… là có thể xác định được tên tuổi của ḿnh với thiên hạ. Chỉ riêng nhan đề của bộ sách này, Huy Đức đă ghi tên tuổi của ḿnh vào lịch sử và ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.
Sau này, có thể có những cuốn sách lịch sử chân xác hơn, đầy đủ hơn, sống động hơn, hấp dẫn hơn “Bên thắng cuộc”. Nhưng “Bên thắng cuộc” của Huy Đức vẫn là một dấu mốc quan trọng cắm vào hành tŕnh lịch sử của dân tộc, v́ nó bước qua lời nguyền, khai sơn phá thạch cho sử Việt Nam sau 1975 vốn đóng băng với quan điểm viết sử là viết về thần tượng, thành tựu và chiến công.
Bằng trách nhiệm và cái dũng của người dám “viết dưới giá treo cổ”, sử của Huy Đức không chỉ có thắng lợi, mà c̣n là sử kư của sai lầm và mất mát, sử của những sự thật “chết người”. Kể cả sách và báo, anh dám viết những điều mà nhiều người không dám đọc, không dám đối diện, không dám thừa nhận; dù biết như thế, anh khó mà yên ổn. Tuy vậy, anh đă sử dụng cái quyền đầy hiểm nguy của người cầm bút - quyền chọn lựa viết sự thật và bày tỏ chính kiến của ḿnh.
Khi nào th́ một người cầm bút có thể yên tâm mà chết đi? Đó là khi anh ta viết được một tác phẩm để đời. Huy Đức có những bài báo để đời, có bộ sách để đời. Anh chết cũng được rồi!
Đời người, chỉ cần trồng một cái cây đă là đáng quư, Huy Đức trồng một rừng cây. Anh chết cũng được rồi!
Nếu Huy Đức chết đi, ba chữ “Bên thắng cuộc” vẫn trường tồn, trường thọ; rừng cây anh trồng dẫu gặp thiên tai nhân hoạ, vẫn c̣n ít nhất là vài cây phương trưởng; những bài chính luận sắc sảo và bộ sách đồ sộ “Bên thắng cuộc” của anh dẫu gặp thị phi, vẫn có thể khai tâm trí cho một số người trên hành tŕnh theo đuổi tự do và dân chủ đầy gian nan của dân tộc.
Chỉ cần như thế thôi, th́ đừng nói đến tạm giữ, khởi tố, bắt giam, tù đày; mà ngay cả bây giờ, nếu anh chết đi, th́ đă không lăng phí một đời. Sự đời, đôi khi án phạt lại là xác tín, là ṿng nguyệt quế cho nhân cách của một con người. Người yêu anh lẫn ghét anh, đều không làm được như anh. Trong ván cờ người, ván cờ đời, ván cờ đạo nghĩa, anh là “Bên thắng cuộc”.
Một đời người, có bao nhiêu đâu, mà anh làm được nhiều việc đến thế. Chữ nghĩa cũng chừng ấy thôi, mà anh viết được những điều có sức nặng ngàn cân. Trước sau, vẫn luôn thấy anh “yêu đất nước này cay đắng”, anh đau đáu với dân tộc này, anh chọn con đường chông gai với tất cả trách nhiệm của một công dân - một trí thức - một người cầm bút.
Nếu chết khi chưa làm được ǵ cho sự nghiệp và lư tưởng mà ḿnh theo đuổi th́ mới đáng tiếc, c̣n anh, những việc lớn anh đă làm được rất nhiều, hết sức hết ḷng rồi, th́ chết lúc nào chẳng được. Lập thân, lập nghiệp, lập ngôn – tam lập đó anh đă làm xong, làm một cách xuất sắc, th́ tai ách của cuộc đời cũng có hề chi. Phải không anh?!
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.