HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
BỆNH GIANG MAI ĐƯỢC MANG ĐẾN CHÂU ÂU BỞI CHRISTOPHE COLOMB
Một công tŕnh nghiên cứu về tiến triển di truyền của vi khuẩn gây bệnh giang mai đă công nhận là đúng giả thuyết về một tác nhân nhiễm khuẩn được mang từ Châu Mỹ về Châu Âu bởi đoàn thám hiểm của Christophe Colomb. Một nhóm nghiên cứu Hoa Kỳ, Anh và Canada đă công bố hôm thứ hai 14/1, trên site của tạp chí on-line PloS Neglected Tropical Diseases, một bài báo có khuynh hướng xác nhận rằng bệnh giang mai đă được mang vào châu Âu bởi Christophe Colomb, như thế chấm dứt một cuộc tranh căi từ 500 năm nay về nguồn gốc của bệnh này. Các nhà di truyền học đă tái tạo cây phả hệ của những giống gốc vi khuẩn (souches bactériennes) nguồn gốc của bệnh giang mai.
Vào năm 1495, thành Naples thất thủ rơi vào tay của vua nước Pháp, Charles VIII, và của đạo quân chiếm đóng gồm những lính đánh thuế. Đạo quân này, được chỉ huy bởi Louis d’Orléans và hiệp sĩ Bayard, lúc đó đang là nạn nhân của một trận dịch kinh hoàng của một loại bệnh dịch hạch (peste) mới. Một căn bệnh được lây truyền bằng đường sinh dục, được đặt tên là bệnh thành Naples (maladie de Naples). Đó là trận dịch giang mai đầu tiên ở châu Âu. Dịch bệnh lan tràn nhanh chóng qua trung gian của các lính đánh thuê trở lại quê nhà.
Sự việc bệnh giang mai xuất hiện một ít lâu sau khi Christophe Colomb và binh sĩ trở về từ Tân Thế Giới (chỉ 3 năm sau khi khám phá châu Mỹ), khiến người ta nghĩ rằng căn bệnh này xuất phát từ châu Mỹ và được mang về châu Âu từ Tân Thế Giới, bởi các thủy thủ phục vụ vua Tây Bạn Nha, v́ lẽ những trường hợp bệnh giang mai đă được mô tả trong số các thủy thủ này.
Giả thuyết này, trước đây gây nhiều tranh căi, ngày nay đă được xác nhận nhờ di truyền học (PloS Neglected Tropical Diseases, 15/1/2008). Các nhà nghiên cứu của Emory University (Atlanta,Georgie) đă so sánh các séquence của các bộ di truyền (génome) của các thành viên khác nhau của họ các tréponème, những vi khuẩn gây nhiều bệnh, trong đó có bệnh giang mai. Như thế, các nhà nghiên cứu đă có thể tái tạo cây phả hệ xác lập nguồn gốc châu Mỹ của bệnh giang mai (“grande vérole”).
MŨI TÊN TẨM THUỐC ĐỘC CỦA CUPIDON
Từ thời thượng cổ, các người Amérindiens đă bị một căn bệnh tương tự với bệnh giang mai. Và vài người trong các thành viên của đoàn thám hiểm của Colomb đă có những triệu chứng đặc hiệu, điển h́nh của bệnh nhiễm trùng này: các hạch sưng tấy lên, sốt tăng cao và “mũi tên tẩm thuốc độc của Cupidon” làm biến dạng thân thể. Một giả thuyết khác, nảy sinh vào thế kỷ XX, cho rằng người ta đă lẫn lộn bệnh giang mai với các bệnh khác, như bệnh hủi (lèpre). Đối với các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, sự việc không có các dấu vết thương tổn xương (đặc điểm của bệnh giang mai) trên các bộ xương của những người châu Âu và Bắc Phi trước cuối thế kỷ thứ XV, là chứng cớ xác nhận nguồn gốc châu Mỹ của căn bệnh này.
Trong cùng công tŕnh nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đă tái tạo phả hệ của các tréponèmes khác gây bệnh chủ yếu ở trẻ em và được lan truyền bởi sự tiếp xúc qua da hoặc bằng nước miếng. Đó là các bệnh pian, bejel và pinta.
(LE FIGARO 15/1/2008)
6/ BỆNH LÂY TRUYỀN BẰNG ĐƯỜNG SINH DỤC LẠI BÙNG NỔ Ở PHÁP.
Việc gia tăng trở lại những nhiễm trùng bởi lậu cầu, bởi chlamydia và của bệnh giang mai là hậu quả của sự tái tục các hành vi tính dục có nguy cơ (comportements sexuels à risques).
Chính sách ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng được lây truyền bằng đường sinh dục (MST : maladies sexuellement transmissibles) đang bị nguy ngập. Tất cả các yếu tố chỉ báo cho thấy có một sự gia tăng trở lại các bệnh nhiễm trùng (lậu cầu, chlamydia, giang mai), được lây truyền lúc giao hợp (dù cho đó là giao hợp đồng tính hay dị tính). Thật vậy, bảng thông báo dịch tễ hàng tuần của Viện theo dơi y tế đă công bố tuần này các con số xác nhận về sự gia tăng các bệnh lây truyền bằng đường sinh dục ở Pháp. Ngoài các hậu quả về mặt y tế riêng cho các nhiễm trùng này (các bệnh măn tính nơi người, nguy cơ vô sinh nơi phụ nữ), các dữ kiện này thể hiện sự tái tục những hành vi tính dục có nguy cơ, nói lên việc sử dụng phương tiện bảo vệ ít hơn và do đó mang lại một nguy cơ truyền virus bệnh Sida gia tăng.
Các nhiễm trùng do lậu cầu có đặc điểm là có một thời gian tiềm phục ngắn và cho những triệu chứng “ ồn ào ” nơi đàn ông. Do đó những nhiễm trùng này là một chứng tỏ rất rơ về các hành vi tính dục có nguy cơ (comportements sexuels à risques).
Một mạng lưới 200 pḥng xét nghiệm phân tích mỗi năm số giống gốc các lậu cầu được phân lập. Suốt trong 3 năm qua, sự gia tăng số trường hợp xảy ra một cách thường xuyên, với 50% được thêm vào trong năm 2006 so sánh với năm 2005. Với một sự gia tăng rất rơ rệt nơi các phụ nữ (thêm 264%) và ở tỉnh (thêm 94%). Tuổi trung b́nh của các bệnh nhân này là 30 tuổi đối với đàn ông và 23 tuổi đối với phụ nữ. Sau cùng phải ghi nhận một sự tiến triển của các giống gốc đề kháng với ciprofloxacine, một trong những kháng sinh chuẩn trong điều trị bệnh này.
Nhiễm trùng do chlamydia trachomatis thường xảy ra nhất ở phụ nữ. Nhiễm trùng này chỉ gây ít triệu chứng nhưng nếu không được điều trị, có thể gây nên những thương tổn nơi các ṿi trứng, nguyên nhân của vô sinh hoặc có thai ngoài tử cung. Từ đầu những năm 2000, một sự gia tăng các nhiễm trùng do chlamidia được quan sát ở Pháp, cũng như trong tất cả các nước công nghiệp hóa khác.Thí dụ ở Anh, sự gia tăng này có thể được quy cho công tác điều tra phát hiện được thực hiện một cách có hệ thống trong chiến dịch chống vô sinh nơi những người dưới 25 tuổi. Phải nhấn mạnh rằng ở Pháp, từ năm 2003 đến 2006, số các trường hợp nhiễm trùng do chlamydia đă gia tăng 55% nơi đàn ông và 62% nơi phụ nữ. Nhưng c̣n cần phải biết xem một sự gia tăng như thế là do sự tiến triển của bệnh hay chỉ do sự cải thiện của công tác điều tra phát hiện và của chẩn đoán.
ĐẨY MẠNH TRỞ LẠI CÔNG TÁC PH̉NG NGỪA
Bệnh giang mai gần như đă biến mất ở nước Pháp trong những năm 1990 để rồi lại xuất hiện trở lại vào đầu những năm 2000, hầu như chỉ xảy ra ở những người đồng tính (homosexuel) hay lưỡng tính (bisexuel), đặc biệt là ở những người bị nhiễm đồng thời bởi virus sida. Mặc dầu những chiến dịch thông tin và pḥng ngừa được phát động, bệnh có tiềm năng nghiêm trọng này vẫn không tỏ dấu hiệu lùi bước.Từ năm 2000 đến 2006, có 2.305 trường hợp giang mai đă được chẩn đoán ở Pháp. Sau một đợt giảm nhẹ vào năm 2005, số các trường hợp lại tăng lên năm 2006, đặc biệt là ở Ile-de-France và trong vùng Bắc Pas-de-Calais. Số các trường hợp giang mai bắt đầu xuất hiện ở những người dị tính (hétérosexuel) mà măi đến nay phần lớn không bị nhiễm bệnh. Việc công bố những dữ kiện này hẳn phải khiến chính quyền cần phải phát động trở lại những chiến dịch pḥng ngừa nhằm vào các hành vi tính dục có nguy cơ.
(LE FIGARO 6/2/2008)
NHỮNG LỜI KHUYẾN NGHỊ CỦA THỤY SĨ VỀ BỆNH SIDA GÂY NÊN CUỘC TRANH CĂI
Các cặp ổn định, trong đó một trong hai người phối ngẫu có huyết thanh dương tính (séropositif), nhưng nhờ điều trị, không c̣n virus gây bệnh sida (VIH) có thể được phát hiện trong máu, như vậy họ có thể không cần đến các phương tiện pḥng ngừa nữa hay không ? Vâng, các chuyên viên Thụy Sĩ của Uỷ Ban Liên bang về các vấn đề liên quan đến Sida (CFS) đă trả lời như vậy trong một văn kiện được công bố hôm thứ tư 30 tháng giêng. Một lập trường bị cho là c̣n quá sớm bởi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS) và Onusida hay ở Pháp bởi Hội đồng sida quốc gia.
Các chuyên gia Thụy Sĩ phát xuất từ một điều chứng nhận đă được nhất trí : từ năm 1996, việc áp dụng điều trị những phối hợp thuốc antirétroviraux không những đă biến đổi tiến triển của bệnh Sida nơi những người bị nhiễm trùng, mà c̣n làm giảm sự lan truyền của VIH. Nguy cơ lan truyền càng quan trọng khi số các bản sao (exemplaires) của virus trong máu (c̣n được gọi là charge virale) được tăng cao. Nếu được theo đuổi tốt, điều trị antirétroviral sẽ làm cho charge virale không thể phát hiện được trong máu (dưới 40 bản sao của VIH cho mỗi ml) máu. Trong trường hợp như thế, liệu những giao hợp có c̣n cần phải được bảo vệ nữa hay không?
Các chuyên gia Thụy Sĩ dựa trên 3 công tŕnh nghiên cứu quy tụ tổng cộng 548 cặp dị tính (hétérosexuel), với huyết thanh dương tính nơi một trong hai người phối ngẫu. Các nghiên cứu không cho thấy một trường hợp truyền bệnh nào với một điều trị được theo đuổi tốt và một charge virale không thể phát hiện được trong máu. CFS kết luận rằng « sự áp dụng nhất quán một điều trị antirétroviral cho phép loại bỏ mọi nguy cơ lan truyền quan trọng ».
Ba điều kiện cần phải hội đủ để không khỏi phải dùng biện pháp bảo vệ lúc giao hợp: tuân thủ «sát» điều trị có bác sĩ gia đ́nh theo dơi, một charge virale không thể phát hiện được trong máu từ ít nhất 6 tháng và người có huyết thanh dương tính không bị một bệnh lây nhiễm bằng đường sinh dục nào khác. Do đó quyết định không dùng biện pháp pḥng ngừa nữa là thuộc vào nguời có huyết thanh âm tính, ủy ban đă nói như vậy.
« VẪN LUÔN THẬN TRỌNG »
Trong một thông báo chung, Onusida và OMS nhắc lại rằng sự việc một charge virale không thể phát hiện được trong máu “ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ truyền virus ” là điều không được chứng minh và nhấn mạnh tầm quan trọng của “ những phương pháp pḥng ngừa có hiệu quả và đă được thử thách chống lại VIH”.
(LE MONDE 7/2/2008)
Raltégravir, chất ức chế intégrase, enzyme cần thiết cho qua tŕnh tăng đôi (réplication) của virus bệnh Sida, vừa được cho phép bán trên thị trường ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Thuốc này ngăn cản virus tăng sinh trong các tế bào lành mạnh. Hiện nay thuốc được sử dụng bởi 7.600 người có huyết thanh dương tính (séropositif) trên thế giới, trong đó 1.300 ở Pháp. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp đề kháng với một trong 3 thuốc được dùng trong trithérapie (điều trị chuẩn chống bệnh Sida).
(PARIS MATCH 20/2-27/2/2008)
BỆNH SỐT RÉT, NGƯỜI BẠN ĐỒNG MINH TỐT NHẤT CỦA BỆNH SIDA
Ở phụ nữ có thai, nhiễm trùng bởi kư sinh trùng sốt rét làm gia tăng nguy cơ truyền virus bệnh sida vào phôi thai. Các nhà nghiên cứu Pháp và Cameroun vừa chứng tỏ một trong các cơ chế của hiện tượng này. Elisabeth Menu là nhà nghiên cứu nữ trong đơn vị điều ḥa các bệnh nhiễm trùng bởi rétrovirus ở Viện Pasteur Paris và phụ trách nghiên cứu ở Inserm.
Hỏi : Làm sao bà đă quan tâm đến mối liên hệ giữa bệnh sốt rét và bệnh sida ?
Elisabeth Menu : Đó một quan sát khác thường được thực hiện ở Cameroun trong lúc tiến hành một công tŕnh nghiên cứu về pḥng ngừa sự truyền virus sida từ bà mẹ sang trẻ em vào lúc sinh. Chúng tôi đă chứng nhận rằng số các phụ nữ truyền virus sida cho đứa con là quan trọng hơn vào một vài mùa trong năm. Mặt khác, điểm cao của sự truyền này có cùng tính chu kỳ với các đỉnh cao của lượng nước mưa được đo, với một chênh lệch ba tháng. Như vậy, một cái ǵ đó, do mưa mang lại, đă làm gia tăng sự truyền HIV từ người mẹ sang đứa con. Chúng tôi đă nghĩ đến bệnh sốt rét. Mặt khác, nhiều công tŕnh nghiên cứu đă xác lập rằng nhiễm trùng bởi kư sinh trùng sốt rét làm gia tăng lượng HIV trong máu của những người huyết thanh dương tính.
Hỏi : Hậu quả của mối tương tác giữa kư sinh trùng sốt rét và virus sida ?
Elisabeth Menu : Chúng tôi đă chứng tỏ in vitro rằng kư sinh trùng sốt rét có thể làm phát khởi một sự tăng sinh mạnh mẽ virus sida trong các tế bào nhau (placenta).Thế mà sự việc có nhiều virus hơn trong nhau dẫn đến nguy cơ gia tăng nhiễm trùng thai nhi bởi virus.
Hỏi : Bà đă làm thế nào để chứng tỏ điều đó ?
Elisabeth Menu : Chúng tôi đă làm nhiễm trùng in vitro các tế bào của nhau (các lá nuôi, trophoblastes) với virus sida. Rồi chúng tôi đă đặt các tế bào nhau bị nhiễm trùng này tiếp xúc với một protéine của kư sinh trùng sốt rét. Protéine này có thể được biểu hiện ở bề mặt của những hồng cầu bị nhiễm kư sinh trùng. Sau đó protéine này cho phép các hồng cầu bám vào các lá nuôi của nhau. In vitro, chúng tôi đă chứng tỏ rằng protéine của kư sinh trùng này, lúc liên kết với các lá nuôi bị nhiễm bởi virus sida, làm gia tăng sự tăng sinh của HIV trong các tế bào này.
Hỏi : Bằng cơ chế nào ?
Elisabeth Menu : Chúng tôi nghĩ rằng việc gắn protéine này của kư sinh trùng làm phát khởi sự sản xuất bởi các tế bào của nhau, một chất được gọi là TNF-alpha.Thật vậy, chúng tôi đă t́m thấy nhiều chất này chung quanh các tế bào của chúng tôi . Thế mà TNF-alpha được biết là làm gia tăng sự tăng sinh của virus sida.
Nguồn : LA RECHERCHE (5/2008)
CÁC GIÁO SƯ GALLO VA MONTAGNIER MONG MUỐN CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG BỆNH SIDA ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG
Từ khi khám phá ra virus bệnh sida, cách nay 25 năm, căn bệnh này đă gây nên 25 triệu nạn nhân trên thế giới. Các Giáo sư Luc Montagnier và Robert Gallo, các nhà khám phá virus sida chỉ cách nhau vài tháng, hôm qua, vào lúc khai mạc của cuộc hội thảo ở Paris nhân lễ kỷ niệm năm thứ 25 của việc khám phá virus này, đă phàn nàn về sự chậm chạp của các tiến bộ trước trận dịch bệnh sida. Lễ kỹ niệm này không phải là một “lễ ca ngợi” (célébration) mà là một “lễ tưởng niệm” (commémoration), bởi v́ virus vẫn luôn luôn c̣n đó, giáo sư người Pháp Luc Montagnier đă lấy làm tiếc khi phát biểu như vậy. Ông và nhóm nghiên cứu của ông của Viện Pasteur đă thực hiện những mô tả đầu tiên về virus sida trong tạp chí Science, ngày 20 tháng 5 năm 1983.
“Đúng ra tôi ước mong cử hành với qúy vị việc kết thúc bệnh Sida, hơn là lễ kỷ niệm lần thứ 25 khám phá virus này”, ông đă tuyên bố như vậy trước nhiều trăm chuyên gia họp ở Viện Pasteur. Nhà sinh học nổi tiếng sau đó truớc báo chí, đă lấy làm tiếc rằng “ sự việc không tiến triển nhanh hơn” và rằng các nhà nghiên cứu không có tinh thần “đổi mới hơn”. “Chúng tôi không thỏa măn”, và hy vọng trong một thời gian không lâu nữa một vaccin điều trị nhằm phục hồi hệ miễn dịch sẽ được khám phá.
Giáo sư người Mỹ Robert Gallo, người đă xác nhận, cùng với nhóm nghiên cứu của ông thuộc National Cancer Institute để Bethesda, sự phân lập virus vào năm 1984, về phần ḿnh, đă lấy làm tiếc cho các thử nghiệm quy mô lớn của vaccin. “Đă có những tiến bộ lớn, nhưng cũng có những sai lầm lớn, và c̣n có nhiều việc để làm”.
Cả hai cũng đă nhấn mạnh rằng các căng thẳng ngày xưa, và những tranh căi quanh quyền tác giả của công cuộc khám phá virus bệnh sida là đă thuộc về dĩ văng xa xăm. “Chúng tôi hiện nay là đồng nghiệp và là bạn”, BS Gallo đă đảm bảo như vậy, cho rằng “sự ganh đua dẫn đến sự sáng tạo”.
Bộ trưởng y tế Pháp, Roselyne Bachelot, về phần ḿnh, đă lấy làm tiếc rằng “hôm nay, vào giờ phút trận dịch đă đốn ngă 25 triệu người, vẫn c̣n có bài diễn văn vạch mặt chỉ tên”
ƯU TIÊN LỚN
Theo bà bộ trưởng, công cuộc nghiên cứu bệnh sida “ mang những hy vọng lớn ” vẫn là “ ưu tiên lớn ” của Bộ y tế. Bà cũng đă ghi nhận rằng cần phải huy động để săn sóc bệnh nhân và bảo vệ những quyền lợi của họ. Về phần ḿnh, Jean-François Delfraissy, giám đốc Cơ quan quốc gia nghiên cứu bệnh sida (ANRS) đă tiên đoán rằng căn bệnh này sẽ vẫn là trận dịch của thế kỷ XXI và ông đă lợi dụng lễ tưởng niệm này để kêu gọi chính quyền tiếp tục duy tŕ các kinh phí về nghiên cứu bệnh Sida.
Nguồn : LE FIGARO (20/5/2008)
NĂM 2007 CÓ 3 TRIỆU NGƯỜI ĐĂ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ CHỐNG BỆNH SIDA TRONG THẾ GIỚI THỨ BA
Cuối năm 2007, trong các nước “có lợi tức thấp hoặc trung b́nh”, các bệnh nhân nhận được điều trị chống lại virus của sida (VIH) là gần 1 triệu trường hợp nhiều hơn vào cuối năm 2006, một bản báo cáo của OMS và của Onusida đă chỉ rơ như vậy. Điều này mang số bệnh nhân được điều trị lên khoảng 3 triệu, hoặc 7 lần nhiều hơn cách nay 4 năm. Mục tiêu của sáng kiến “ 3 triệu từ nay đến năm 2005 ”, nhằm vào các nước của thế giới thứ ba, đă đạt được nhưng với 2 năm bị chậm trễ.
Các cơ quan của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh sự gia tốc toàn bộ các mũi tiến, kể cả trong những lănh vực pḥng ngừa và phát hiện. “ Vào cuối năm 2007, người ta ước tính rằng 200.000 trẻ em theo một điều trị kháng rétroviral, so với 127.000 năm 2006 và 75.000 năm 2005 ”, văn kiện nói rơ như vậy. Vào năm 2007, 33% các phụ nữ có thai với huyết thanh dương tính đă nhận các antirétroviraux để ngăn ngừa sự lây truyền VIH cho các con của họ, so với 10% năm 2004. Số các phụ nữ có thai được xét nghiệm t́m VIH đă lên 18% trên thế giới, so với 16% năm 2006 và 10% năm 2005.
Năm 2007, với 2,5 triệu các lây nhiễm mới, t́nh h́nh c̣n lâu mới chế ngự được.
TĂNG CƯỜNG PH̉NG NGỪA.
Theo OMS và Onusida, “ chỉ 31% những người cần được điều trị trong các nước có lợi tức thấp hay trung b́nh, là được hưởng một điều trị như thế vào năm 2007 ” . Ngoài ra, đa số những người sống với VIH/sida mà không hay biết về t́nh trạng của họ và không tiếp cận với những dịch vụ pḥng ngừa và điều trị.
Bảng báo cáo chủ trương tăng cường vai tṛ của lănh vực y tế trong pḥng ngừa VIH, bằng cách làm gia tốc “ sự thực thi những can thiệp đă có hiệu quả như cắt bao quy đầu, các chiến lược làm giảm các nguy cơ, sự sử dụng túi dương vật, sự phát hiện t́m VIH trong các sản phẩm máu và sự kết hợp vai tṛ pḥng ngừa trong các chương tŕnh có liên quan đến bệnh lao phổi, và đến sức khỏe bà mẹ và sinh sản ”. Về việc cắt bao quy đầu, một công tŕnh được công bố ngày 2/ 6 , trong tạp chí Plos Medicine, thực hiện tại một quận ở Ouganda, chứng tỏ rằng việc cắt bao quy đầu không dẫn đến những biến chứng phụ trên những người có huyết thanh dương tính.
Nguồn : LE MONDE
SIÊU VI TRÙNG BỆNH SIDA SẼ CÓ THỂ ĐƯỢC PHÁT HIỆN BẰNG MỘT TRẮC NGHIỆM NƯỚC BỌT ĐƠN GIẢN
Đặt một ít nước miếng lên một chiếc que nhỏ, rồi đưa vào trong một ống nghiệm, và chờ từ 20 đến 40 phút …Nếu người được trắc nghiệm mang HIV, một đường tím sẽ hiện ra trên đỉnh của chiếc que nhỏ này. Là một công cụ phát hiện nhanh chóng hơn nhiều so với một xét nghiệm lấy máu thông thường, OraQuick sử dụng các kháng thể để phát hiện sự hiện diện của virus HIV (immunochromatograph ie). Sự đánh giá được thực hiện ở Ấn Độ bởi các nhà khoa học (đại học McGill, Montréal), cho thấy một sự phù hợp 100% với các xét nghiệm máu.
Nguồn : SCIENCE ET VIE (7/2008)
CÁC BỆNH NHÂN BỊ SIDA ĐĂ GIÀNH THÊM ĐƯỢC 13 NĂM TUỔI THỌ
Trong ṿng 10 năm, nhờ phép trị liệu gồm 3 thứ thuốc (trithérapie), bệnh Sida trong các nước phát triển đă đi từ t́nh trạng bệnh chết người (maladie mortelle) sang thành bệnh lư măn tính (pathologie chronique).
Trong các nước phát triển, hy vọng sống (espérance de vie) của những người bị nhiễm bởi siêu vi trùng sida, hay VIH, từ năm 1996, đă gia tăng 13,3 năm. Năm 1996 là năm các thầy thuốc đă bắt đầu kê toa những phối hợp antirétroviraux, được biết hơn dưới tên “trị liệu pháp gồm 3 thứ thuốc” (trithérapie). Trong một công tŕnh nghiên cứu được xuất bản hôm qua bởi tạp chí Anh The Lancet, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có nhiều người Pháp, được lănh đạo bởi Giáo Sư Robert Hogg của trung tâm nghiên cứu về bệnh Sida của Vancouver (Canada), đă so sánh các tỷ lệ tử vong của những người bệnh trong các thời kỳ 1996-1999, 2000-2002 và 2003-2005.
Theo sự đánh giá này (thu thập những kết quả của 14 công tŕnh nghiên cứu, được thực hiện trên một tổng số 43.085 bệnh nhân sống ở Bắc Mỹ và châu Âu), tỷ lệ tử vong đă hạ gần 40%. Nhất là hy vọng sống toàn bộ (espérance de vie totale) của những bệnh nhân tuổi 20, được điều trị bằng ba thứ thuốc, đă từ 56,1 tuổi tăng lên 69,4 tuổi. Hoặc một sự gia tăng đáng kể 13 năm, từ năm 1996 đến 2005.
Theo The Lancet, những tiến bộ ly ky này là do liệu pháp 3 thứ thuốc (trithérapie), trong ṿng chưa được 10 năm, đă trở nên “hiệu quả hơn, được dung nạp tốt hơn và dễ định liều lượng hơn”. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu ghi nhận những chênh lệch quan trọng giữa vài nhóm bệnh nhân. Ví dụ, những người bị nhiễm bệnh sau khi chích thuốc ma túy có một hy vọng sống rơ rệt thấp hơn so với những người khác (52,6 tuổi so với 64,7 tuổi). Mức chênh lệch đạt đến 18 tuổi tùy theo các bệnh nhân đă được điều trị sớm hay chậm chống lại bệnh sida: 70,4 tuổi đối với những người được điều trị sớm, so với 52,4 tuổi đối với những người được điều trị muộn. Sau cùng, phụ nữ có một hy vọng sống hơi cao hơn đàn ông (64,2 đối với 62,8), sự khác nhau này có thể được giải thích là các phụ nữ thường bắt đầu điều trị sớm hơn.
“Điều tạo nên sức mạnh của các kết quả này, đó là do chúng thu được từ một số lượng rất lớn các bệnh nhân, giáo sư Jean-François Delfraissy, giảm đốc Cơ quan quốc gia nghiên cứu chống bệnh sida và các bệnh viêm gan (ANRS) đă nhấn mạnh như vậy. Công tŕnh nghiên xác nhận một lần nữa rằng sida, khởi thủy là một bệnh gây chết người, nhờ liệu pháp 3 thứ thuốc, đă trở thành một bệnh măn tính kéo dài”.
TIẾN HÀNH PHÁT HIỆN SỚM HƠN
Mặc dầu bảng tổng kê là đáng phấn khởi, nhưng c̣n nhiều chặn đường phải đi qua. “Hy vọng sống của những bệnh nhân bị sida vẫn dưới hy vọng sống của người dân nói chung”. Giáo sư Delfrassy đề nghị cứu chữa t́nh trạng này bằng một phát hiện sớm hơn VIH và phục hồi tỷ lệ các tế bào miễn dịch CD4+, là những mục tiêu chính của virus. “Ở Pháp, gần một nửa các bệnh nhân có tỷ lệ CD4+ thấp hơn b́nh thường. ANRS dang hiệu chính những phương thức mới kết hợp liệu pháp 3 thứ thuốc với những điều trị có khả năng khôi phục CD4+ để làm giảm thêm nữa và ngay cả loại bỏ tỷ lệ tử vong cao hơn (surmortalité) liên kết với bệnh sida”. Sau cùng, The Lancet chứng nhận rằng không có các dữ kiện đối với những bệnh nhân trên 30 tuổi, cũng như đối với các bệnh nhân của các nước nghèo. Trong các nước nghèo, sự xuất hiện mới đây của liệu pháp 3 thứ thuốc, hiệu quả hơn những liệu pháp cách nay 10 năm, hẳn mang lại được nhiều hơn hy vọng sống cho những người bị bệnh sida.
(LE FIGARO 26/7-27/7/2008)
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ SIDA NHẤN MẠNH VAI TR̉ CHỦ YẾU CỦA SỰ PH̉NG NGỪA.
Tháng 8 vừa qua, khoảng 23.000 người tập hợp ở Mexico để nghe kết quả của những nghiên cứu về HIV và về các điều trị chống sida. Gia tăng cố gắng để pḥng ngừa và chống lại sự phân biệt (discrimination), nguyên nhân làm duy tŕ dịch bệnh, là hai đề tài mạnh của Hội nghị quốc tế về sida XVII, khai mạc hôm 3/8 ở Mexico.
Được công bố cách nay hai tuần, các con số mới nhất về t́nh trạng đại dịch do virus HIV, chứng tỏ số các trường hợp nhiễm trùng mới và tử vong năm 2007 đă giảm nhẹ, có thể cho cảm giác trấn an giả tạo. “Việc chấm dứt bệnh sida không ở trong tầm tay, Peter Piot, giám đốc ban chấp hành của Onusida đă cảnh cáo như vậy. Mỗi ngày có những người mới bị nhiễm trùng, gần 3 lần nhiều hơn là những bệnh nhân được điều trị bởi antirétroviral.
V́ vậy, Ban Ki-moon, tổng thư kư Liên Hiệp Quốc đă biểu lộ sự lo lắng: “Hầu hết các nước vẫn c̣n nhiều việc phải làm để đạt mục tiêu mà họ đă đề ra cách nay 2 năm vào lúc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, đó là mục tiêu mọi người đều có thể tiếp cận được các phương tiện pḥng ngừa, điều trị, săn sóc và hổ trợ chống lại HIV vào năm 2010. Do đó, họ sẽ có những khó khăn lớn trong việc đạt được mục tiêu của Thiên niên kỷ cho sự phát triển (Millénaire pour le développement), đó là ngăn chận và làm đảo ngược sự lan tràn của bệnh sida từ nay đến 2015”.
Những cố gắng nghiên cứu đă mở rộng số các loại thuốc chống HIV có sẵn để sử dụng và, nhất là , những cố gắng để thay đổi nấc thang trong sự tiếp cận các điều trị của những nước nghèo, đă cho phép vượt qua, mặc dầu với 2 năm chậm trễ, cái mốc 3 triệu người được điều trị với antirétroviraux trong những nước này. Peter Piot kêu gọi “một sự pḥng ngừa phối hợp” (une prévention combinée). Trong một bối cảnh được đánh dấu bởi những thất bại mới đây trong thử nghiệm vaccin pḥng ngừa và của những thử nghiệm mới với các chất diệt trùng, sự pḥng ngừa kết hợp này nhằm kết hợp những dạng thức khác nhau : túi dương vật (préservatif), giảm số bạn đường phối ngẫu, cắt bao quy đầu ….
Trong phiên họp khoáng đại, cựu Bộ trưởng Y tế Mexico, Jaime Sepulveda, đă nhấn mạnh về sự phát triển những nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá những loại pḥng ngừa khác nhau : “Chúng ta có một tư tưởng tốt về điều trị cần phải có và về những bệnh nhân nào cần phải điều trị. Nhưng đây không phải là trường hợp đối với pḥng ngừa ”.
Cuộc đấu tranh chống lại sự phân biệt (discrimination) là hệ luận của sự pḥng ngừa. Như Ban Ki-moon đă giải thích, “ Trong những đất nước không có luật lệ để bảo vệ các gái măi dâm, những người dùng ma túy và những người đồng t́nh luyến ái, chỉ có một bộ phận dân chúng là tiếp cận được với pḥng ngừa ”. Ông Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc nói thêm: “Không bảo vệ những nhóm người này, đó không chỉ trái với đạo đức ; điều đó không có một ư nghĩa ǵ trên phương diện y tế.”
Vị tổng thống Mexico, Filipe Calderon, nhắc lại rằng phải “đương đầu không chỉ virus gây ra căn bệnh khủng khiếp này, mà c̣n các huyền thoại, các thành kiến, sự phân biệt, gây nên biết bao thiệt hại cho xă hội, cũng như chính virus vậy”.
(LE MONDE 6/8/2008)
GIẢI THƯỞNG NOBEL DÀNH CHO CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI VIRUS
Giải thưởng Nobel cho các nhà khám phá các siêu vi trùng gây bệnh sida và papillome người. Giải thưởng Nobel về y học năm 2008 đă được trao cho các người Pháp Luc Montagnier và Françoise Barré-Sinoussi của Viện Pasteur v́ đă khám phá ra virus gây bệnh sida năm 1983 và cho người Đức Harald zur Hausen v́ những công tŕnh của ông về ung thư của cổ tử cung
Người ta đâu có nạp đơn ứng viên để xin được giải thưởng Nobel về y học. Chính v́ thế Françoise Barré-Sinoussi, sau khi đă hay tin hôm sáng thứ hai rằng bà đă được giải thưởng Nobel về y học, trong khi bà đang làm việc trong văn pḥng của viện Pasteur Phnom Penh, bà đă không thể che dấu được sự ngạc nhiên và xúc động. Bà chia sẻ giải thưởng này với Luc Montagnier (được biết nhiều hơn), v́ đă có công khám phá ra virus gây bệnh sida vào năm 1983. Hai nhà nghiên cứu người Pháp chia nhau một nửa của giải 1,02 triệu euros. Harald zur Hausen nhận nửa kia của giải. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu người Pháp nhận giải Nobel về y học từ năm 1980, là năm giải được trao cho giáo sư Jean Dausset. Việc trao giải thưởng này cho nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur, mà không có các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, cho phép kết thúc vĩnh viễn cuộc tranh căi giữa Montagnier và Gallo. Hai nhà nghiên cứu này đă đấu tranh trong những năm dài, trước khi những công tŕnh nghiên cứu trong việc khám phá virus gây bệnh sida của nhóm nghiên cứu người Pháp được công nhận là xảy ra trước nhóm nghiên cứu của Hoa Kỳ.
Ngày 20 tháng 5 năm 1983, trong một bài báo được công bố trong Science, một nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur Paris, được điều khiển bởi giáo sư Luc Montagnier, đă mô tả một virus mới, bị nghi là nguyên nhân của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (SIDA : syndrome d’immunodéficien ce acquise, hay AIDS : acquired immunodeficiency syndrome). Được phân lập từ một bệnh nhân với huyết thanh dương tính (séropositif), virus này đă được đặt tên là LAV v́ siêu vi trùng này liên kết với bệnh hạch bạch huyết (lymphadénopathie). Công cuộc khám phá của Barré-Simoussi, 61 tuổi, và của giáo sư Luc Montagnier, 76 tuổi, “đă là thiết yếu cho sự thông hiểu hiện nay về sinh học và trị liệu kháng rétrovirus của bệnh này”, các chuyên gia của ủy ban Nobel đă ghi nhận như thế.
MỘT QUYỀN TÁC GIẢ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Quyền tác giả được công nhận là một quyết định dứt khoát trong mối tranh chấp giữa nhóm nghiên cứu của Montagnier với nhóm nghiên cứu của người Mỹ Gallo ; ông này được công nhận như là người cùng khám phá ra virus, nhưng ủy ban Nobel lại không nêu tên ông này trong bảng thông báo. Vào tháng 4 năm 1984, Gallo đă loan báo là đă phân lập được một virus giống với virus do Viện Pasteur khám phá. Sau khi những tài liệu nội bộ được tiết lộ, Gallo đă được công nhận, là có “cách cư xử khoa học xấu” .
“Người ta biết rằng đó là một khám phá quan trọng nhưng người ta đă không đo lường được quy mô của trận dịch như người ta biết hiện nay” , Françoise Barré-Sinoussi đă nhớ lại như thế. “Người ta đă không đo lường được tác động của trận dịch lên lục địa châu Phi. Vào thời kỳ đó, người ta nói về căn bệnh của những người đồng tính luyến ái, của những người bị bệnh ưa chảy máu (hémophiles), của những người nghiện ma túy và người ta chưa có ư niệm rằng đó là một bệnh được lây truyền bằng đường sinh dục (maladie sexuellement transmisible).”
Chúng ta hăy nhắc lại rằng tác nhân gây bệnh sida phá hủy vài bạch cầu, điều này khiến cho bệnh nhân dễ bị những nhiễm trùng được gọi là cơ hội (infections opportunistes) như lao, viêm phổi do pneumocystis carinii (pneumocytose), bệnh toxoplasma (toxoplasmose) hay một vài khối u ung thư (thường nhất là sarcome de Kaposi).
Được truyền bằng đường sinh dục, máu, hay từ mẹ sang con lúc thai nghén hay lúc cho bú sửa, virus sinh sản bằng cách sống kư sinh trên các lympho bào T4 hay CD4, của những bạch cầu đóng vai tṛ nhạc trưởng của hệ miễn dịch.
Sau quá tŕnh tăng sinh, các virus mới phá hủy tế bào mà chúng làm tổ và đến gây nhiễm các tế bào khác. Sự phá hủy này gây nên một sự suy yếu của hệ miễn dịch. “ Tầm quan trọng của các công tŕnh của Barré-Sinoussi và Montagnier phải được xét đến trong khung cảnh của trận dịch ảnh hưởng lên gần 1% dân số thế giới ”, ủy ban Nobel đă ghi nhận như thế. “Sự thành công của liệu pháp rétrovirus đă cho phép làm gia tăng hy vọng sống (espérance de vie) của những người bị nhiễm bởi HIV, ngày nay tương tự với hy vọng sống của những người lành mạnh”.
(LE SOIR 7/10/2008)
Bệnh Sida xuất hiện 50 năm sớm hơn người ta tưởng và virus đă biến dị nhiều lần trước khi tăng sinh. Virus chịu trách nhiệm 95% những lây nhiễm hiện nay có thể đă chào đời giữa năm 1884 và 1924. Virus, nguyên nhân của trận đại dịch sida trên thế giới ngày nay, được khám phá năm 1981 và đă làm lây nhiễm 55 triệu người vào cuối năm 2007, đă đến từ đâu ? Một công tŕnh nghiên cứu mới, được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, Congo, Pháp và Bỉ và được công bố bởi tạp chí Nature, mang lại một ánh sáng mới về nguồn gốc của HIV
Măi đến ngày nay, người ta nghĩ rằng HIV, siêu vi trùng gây suy giảm miễn dịch nơi người, đă xuất hiện vào khoảng năm 1930, ở châu Phi, do sự truyền giữa các loài (transmission interespèce) của một biến thể của virus dạng khỉ, từ con tinh tinh (chimpanzé) qua người, có thể xảy ra trong lúc săn bắn hay lúc ăn phải thịt bị nhiễm trùng. Một công tŕnh nghiên cứu di truyền “ khảo cổ học ”, mà các kết quả được công bố trong tạp chí Nature, đặt thời điểm truyền bệnh này ít nhất nửa thế kỷ trước đó, hoặc một thế kỷ trước khi virus trở nên một vấn để y tế công cộng quan trọng, vào năm 1981, tức hai năm trước khi Montagnier và Gallo nhận diện được virus.
Các nhà nghiên cứu đă tiến hành như thế nào để đạt được kết luận này ? Họ đă phân tích một mẫu nghiệm virus HIV, trích từ một bệnh phẩm của hạch bạch huyết được bảo quản trong paraffine và rất mới đây vừa được làm cập nhật. Bệnh phẩm này, được bảo quản ở khoa cơ thể bệnh học của Đại học Kinshasa, rồi được chuyển về Đại học Arizona, vốn đă được lấy từ một phụ nữ 48 tuổi ở Kinshasa vào năm 1960. Michael Worobey (đại học Tucson, Arizona) đă phân tích bệnh phẩm này và đă khám phá, trong một mẫu nghiệm sinh thiết của một hạch bạch huyết của người phụ nữ này, dấu vết của virus bệnh sida. Đó là các acide nucléique, hay nói một cách khác, là các mảnh của các gène của ADN, đă được bảo quản như thế trong 48 năm. Thế mà, măi đến ngày nay, chỉ có một mẫu nghiệm duy nhất khác, có từ trước năm 1976, được khám phá vào năm 1959, cũng ở Kinshasa.
Các nhà nghiên cứu sau đó đă phân tích di truyền hai giống gốc 1959 và 1960 (ZR59 và DRC60), và đă so sánh chúng với một trăm mẫu nghiệm mới đây, để quan sát những biến dị đă xảy ra. Kết quả ? Sự so sánh cho thấy rằng hai virus đă rất khác nhau, khiến có thể suy đoán rằng tổ tiên chung của virus này đă xuất hiện sớm hơn nhiều điều mà người ta đă nghĩ trước đây.
ADN của virus HIV biến dị một triệu lần nhanh hơn ADN của một loài động vật, BS Paul Sharp đă ước tính như thế trong một bài báo của Nature. Trong vài thập niên, một số không phải là ít những biến dị của virus bệnh sida đă được quan sát.
Theo các nhà nghiên cứu, nếu người ta tính đến tốc độ biến dị của virus bệnh sida, th́ tổ tiên nguồn gốc của trận đại dịch thế giới ngày nay, ắt hẳn phải cổ hơn nhiều.Trong lịch sử của trận dịch nơi người, tổ tiên virus của HIV là một virus của sự giảm miễn dịch của khỉ (SIV). Virus cổ đại này đă gây nhiễm tự nhiên các con tinh tinh ở vùng Trung và Tây phi.
Những nghiên cứu khảo cổ học về một virus có ích lợi ǵ? “ Như đối với virus cúm năm 1918, một sự hiểu biết sâu rộng hơn về tiến triển của virus và phương cách mà nó biến dị từ những trường hợp đầu tiên ở châu Phi, có thể cho một cái nh́n chính xác hơn về độc lực và về tiến triển của những giống gốc hiện nay. Điều này có thể cho những hướng để ngăn ngừa trận dịch”, các nhà nghiên cứu đă nhấn mạnh như thế. 33 triệu người sống với virus HIV và 28 triệu người đă chết v́ nó từ năm 1981.
(LE SOIR 3/10/2008)
(LE FIGARO 2/10/2008)
NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CẮT BAO QUY ĐẤU CHỐNG SIDA
Vào lúc mà hiệu quả của sự cắt bao quy đầu như là phương tiện pḥng ngừa đang gây tranh căi, những dữ kiện mới trên hiện trường vừa được tŕnh bày ở Hội Nghị Quốc tế về sida lần thứ XVII, diễn ra ở Mexico. Chúng ta hăy nhớ rằng 33 triệu người bị nhiễm trùng bởi VIH vào cuối năm 2007 .
Từ tháng 12/ 2006, người ta biết rằng sự cắt bao quy đầu nơi nam giới làm giảm 60%. các nguy cơ truyền VIH. Thật vậy bao quy đầu được cấu tạo bởi những tế bào đặc biệt rất dễ bị thương tổn bởi virus. Đó cũng là một vùng mảnh dẻ, nơi các thương tổn vi thể có thể xuất hiện lúc giao hợp. Sau cùng, môi trường nóng và ẩm của nó làm dễ sự tồn tại của VIH sau khi bị lây nhiễm. Do đó, cắt bỏ bao quy đầu làm giảm những cửa đi vào của virus. Da của dương vật cứng lại, trở nên một hàng rào chắn tốt hơn. Vấn đề duy nhất : cắt bao quy đầu làm giảm nguy cơ, nhưng không có tác dụng bảo vệ.
Làm sao tránh những cảm giác an toàn giả tạo và nhiều hành v́ nguy cơ hơn?.Một công tŕnh nghiên cứu của Pháp, của cơ quan nghiên cứu quốc gia về bệnh sida, thực hiện trên 1.201 người đàn ông và 1.399 phụ nữ của quận Orange Farm ở Nam Phi, cho thấy rằng 55% đàn ông đă tuyên bố là đă được cắt bao quy đầu nhưng thực ra không phải là như vậy. Sự không hiểu biết này tăng cường ư tưởng rằng, để được chấp nhận và có hiệu quả, sự cắt bao quy đầu phải được thực hiện miễn phí và kết hợp với một mức cao về thông tin.
(SCIENCES ET AVENIR 9/2008)
THÔNG TIN Y HỌC VỀ CÁC BỆNH LÂY LAN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC
Lynn Ly tổng hợp thông tin về Các Bệnh Lây Lan Qua Đường Sinh Dục
từ các bài Thời Sự Y Học của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh
30 PHÚT ĐỂ CHẤN ĐOÁN BỆNH SIDA
Đây là một đầu tiên ở Pháp. Tại Montpellier, những xét nghiệm phát hiện nhanh bệnh sida từ nay được đưa vào sử dụng. Trong ṿng 30 phút và chỉ với một giọt máu lấy nơi đầu của ngón tay và được đặt trên một dải phản ứng (bandelette réactive), những trắc nghiệm này, cũng như những trắc nghiệm được dùng bởi những bệnh nhân đái đường, sẽ cho phép biết được t́nh trạng huyết thanh của một người, 3 tháng sau một giao hợp có khả năng bị lây nhiễm. Một trường hợp huyết thanh dương tính phải được xác nhận bởi một xét nghiệm máu cổ điển, được thực hiện trong môi trường bệnh viện. Hiện nay, ở Pháp, 36.000 người không hay biết rằng ḿnh có huyết thanh dương tính và do đó không được theo dơi về mặt y tế.
(SCIENCES ET AVENIR 1/2009)
Một dung dịch polyphénol ức chế một protéine của tinh dịch, vecteur của nhiễm trùng.
Một thành phần của chè xanh có thể tỏ ra hiệu quả để tránh sự lây nhiễm bởi virus của sida trong lúc giao hợp, một công tŕnh nghiên cứu được công bố trong Proceedings of the National Academy of Sciences đă xác nhận như vậy.
Công tŕnh nghiên cứu này của đại học Heibelberg và của Viện virus học thực nghiệm của Hamburg đă cho thấy rằng gallate d’epigallocatech in (EGCG), một polyphénol hay tanin thực vật của chè xanh, có khả năng ức chế một protéine của tinh dịch có khuynh hướng dùng làm vecteur và tác nhân làm lan truyền của virus của sida.
“ Một phần của peptide, được chứa trong tinh dịch người, làm tăng cường sự nhiễm trùng bởi HIV một cách hằng định. Các sợi nhỏ làm lan truyền (fibrilles propagatrices) nhiễm trùng của virus HIV bởi tinh dịch, bắt giữ các yếu tố của virus và móc chúng và các tế bào bia của chúng, làm lan tràn sự hợp nhất của virus trong những tế bào này ”, các nhà nghiên cứu của Heinrich-Pette-Institute de Hambourg đă viết như vậy.
“ V́ những lư do này, chúng tôi đă cho rằng việc đưa vào một chất ức chế các sợi nhỏ này, như là chất diệt trùng , có thể ngăn ngừa sự lan truyền của bệnh sida qua những giao hợp ”, các nhà nghiên cứu chứng ḿnh rằng nơi các phụ nữ, việc sử dụng tại chỗ một dung dịch có liều lượng thấp polyphénol của chè xanh có thể “ hủy bỏ một cách hiệu quả những tính chất phát triển của nhiễm trùng.”.
ĐƠN GIẢN VÀ ÍT TỐN KÉM
Trong khi đại đa số trong số 33 triệu người có huyết thanh dương tính trên thế giới đă bị nhiễm trùng bởi HIV trong lúc giao hợp dị tính (relations hétérosexuelles) và trong lúc 96% những lây nhiễm mới đều xảy ra trong những nước nghèo, các nhà nghiên cứu cho rằng việc khám phá những tính chất ức chế của thành phần của chè xanh là “ đầy hứa hẹn ”. “ Điều đó có thể mang lại một phương pháp pḥng ngừa đơn giản và ít tốn kém, đặc biệt là trong những giới nghèo khổ.” EGCG của chè xanh đă được công nhận do những tính chất chống ung thư, kháng oxy hóa, chống vi khuẩn và kháng virus.
(LE SOIR 27/5/2009)
HEPATITE. Một báo cáo ở Pháp chỉ rơ nguy cơ, tuy rất thấp, nhưng không phải là ít, của sự lây nhiễm bởi virus viêm gan B hay C, thậm chí của Sida, nơi các pḥng khám của các nha sĩ.
Những trường hợp chữa răng b́nh thường phải chăng có thể là nguồn gốc của những nhiễm trùng nặng bởi virus ? Đối với một cá thể, nguy cơ mắc phải HIV, virus của viêm gan B (VHB) hay virus của viêm gan C (VHC) nơi một pḥng mạch nha sĩ là rất thấp, một báo cáo của Viện theo dơi y tế (IVS : Institut de veille sanitaire), vừa được công bố, đă đánh giá như vậy. Tuy nhiên nguy cơ này không hẳn là không đáng kể ở quy mô đại chúng, nếu xét đến số lượng cao của các động tác giải phẫu răng và những khiếm khuyết trong sự khử trùng dụng cụ, được chứng thực nơi các nha sĩ hành nghề.
Ở Pháp, theo những tính toán của IVS, mỗi năm khoảng 200 trường hợp bị lây nhiễm bởi virus của viêm gan B, có thể là do sự khử trùng không được đầy đủ của các các giá mang dụng cụ quay (PIR : porte-instruments rotatifs : toàn bộ các turbines và những pièces à mains khác, truyền một chuyển động quay đến các dụng cụ, như fraises, tiếp xúc trực tiếp với các răng được điều trị), được sử dụng rộng răi bởi các nha sĩ để điều trị bảo tồn và làm răng giả. Như thế, những khiếm khuyết vệ sinh trong lănh vực này, trên lư thuyết, có thể gây nên những lây nhiễm bởi virus của viêm gan C (dưới 2 trường hợp mỗi năm) hay bởi HIV (dưới 1 mỗi năm).
Trên thực tế, rất ít các trường hợp được chứng minh trong tư liệu y học. Trong hầu hết các trường hợp, những virus có thể được lây truyền bởi máu này bị nhiễm phải trong những bối cảnh khác (giao hợp, nghiện ma túy, những tai nạn do tiếp xúc với máu...). Trường hợp đầu tiên được xác nhận của sự truyền virus viêm gan B từ bệnh nhân này đến bệnh nhân khác vào lúc chữa răng, đă được báo cáo ở Hoa Kỳ vào năm 2007. “ Ở Pháp một trường hợp đang trong ṿng điều tra, nhưng chưa có ǵ được chứng minh, BS Bruno Poignard của IVS đă xác nhận như vậy. Thường khó chứng minh trách nhiệm của việc chữa răng (là những động tác rất thông thường) trong sự lan truyền của một bệnh sida hay viêm gan. Nói chung, đó là giả thuyết cuối cùng được thăm ḍ và đó là một chẩn đoán loại trừ.”
Cách nay vài năm, Tổng giám đốc y tế đă phân phát một hướng dẫn các khuyến nghị dành cho những nhà chuyên nghiệp, nhằm tăng cường sự pḥng ngừa những nhiễm trùng do việc chữa răng. Nhưng mới đây, giới hữu trách y tế đă được báo động bởi các cuộc thanh tra trong các pḥng mạch của các nha sĩ trong môi trường nhà tù. Những khuyến nghị tiệt trùng các giá mang dụng cụ quay (PIR : porte-instruments rotatif) giữa mỗi bệnh nhân vẫn không hẳn luôn luôn được tôn trọng. Điều chứng nhận này cũng tương tự đối với các pḥng khám tư. “ Mặc dầu những tiến bộ quan trọng đă được chứng thực trong việc tôn trọng những quy tắc vệ sinh bởi các nha sĩ trong những năm qua, nhưng nhiều cuộc điều tra cũng cho thấy rằng những khiếm khuyết có thể tồn tại về vấn đề này nơi vài nha sĩ ”, bảng tường tŕnh của IVS đă ghi nhận như vậy.
Theo IVS, nguy cơ cá nhân mắc phải một virus do khiếm khuyết trong khử trùng các giá mang dụng cụ quay (PIR) là thấp nhất đối với HIV, 1/420 triệu, và cao nhất đối với virus của viêm gan B, 1/516.000. Xác suất là 1/67 triệu đối với viêm gan C. Các nguy cơ sẽ là 8 lần cao hơi trong môi trường nhà tù.Thật vậy, sự mang virus sida và viêm gan đúng là thường xảy ra hơn trong nhóm dân này, do những hành vi có nguy cơ như nghiện ma túy.
Tổng cộng, theo đánh giá của IVS, việc chữa răng có thể chịu trách nhiệm 200 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm.
(LE FIGARO 29/5/2009)
VACCIN CHỐNG BỆNH SIDA : SAU CÙNG CÁC KẾT QUẢ DƯƠNG TÍNH !
Cuộc thử nghiệm vaccin với quy mô rộng lớn nhất được tiến hành cho đến ngày hôm nay đă cho phép làm giảm 1/3 nguy cơ nhiễm trùng bởi virus HIV. Nhưng c̣n nhiều điều cần phải làm.
Mặc dầu vaccin chống bệnh sida chưa có cho ngày mai, nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử của dịch bệnh mà một thử nghiệm lâm sàng cho hé thấy khả năng pḥng ngừa sự lây nhiễm bởi virus HIV. Nguy cơ bị nhiễm trùng sida giảm 31% nơi những người được tiêm chủng so với những người đă nhận một placebo, hôm thứ năm 24/9, các nhà tổ chức cuộc thử nghiệm tiêm chủng đă loan báo như vậy. “ Đó là một bước tiến quan trọng, giáo sư Jean –François Delfraissy, giám đốc ANRS (Cơ quan quốc gia nghiên cứu về bệnh si da và các bệnh viêm gan virus) đă chào mừng.Tuy nhiên vẫn c̣n khiêm tốn và không đủ. Chúng ta chưa có một vaccin chống sida.” Được trắc nghiệm nơi 16.000 người t́nh nguyện ở Thái Lan có huyết thanh âm tính (séronégatif), thử nghiệm kết hợp hai vaccin khác nhau (un cocktail de deux vaccins) được chế tạo cách nay 10 năm. Vaccin đầu tiên được tiêm là Alvac, được bào chế bởi Sanofi Pasteur và vaccin thứ hai Aidsvax B/E VaxGen. Hai vaccin, nhằm vào các chủng gốc lưu hành ở Thái Lan, được tiêm cách nhau một khoảng thời gian 6 tháng, vaccin thứ hai tăng cường tác dụng của vaccin thứ nhất, theo chiến lược primovaccination, tiếp theo bởi một tiêm chủng nhắc lại (“ prime boost ”). Những người t́nh nguyện được khám lại mỗi 6 tháng trong ṿng 3 năm sau khi tiêm chủng, đồng thời mỗi lần khám bệnh họ nhận “ những lời khuyên về phương cách pḥng ngừa nhiễm trùng bởi HIV ”. Những kết quả thô sơ của thử nghiệm giai đoạn III này, được gọi là RV 144, đă được tŕnh bày hôm qua nhân một cuộc họp báo được tổ chức bởi Sanofi-Pasteur, là hăng bào chế Alvac-HIV, một trong hai vaccin. Mặc dầu họ không ngớt đưa ra những lời tuyên bố phấn khởi, nhưng các phát ngôn viên của quân đội Hoa Kỳ và Bộ y tế Thái Lan (đă tiến hành nghiên cứu), đă không chi tiết bao nhiêu về các dữ kiện. Những dữ kiện này sẽ được phát triển vào hội nghị quốc tế về các vaccin sẽ diễn ra ở Paris từ 19 đến 22 tháng 10.
Hai thử nghiệm quy mô lớn đầu tiên, được tiến hành với các vaccin thế hệ thứ nhất, đă thất bại. Để gia tăng các cơ may thành công, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đă nhờ đến chiến lược “ prime-boost ” (primovaccination rappel), nhằm tiêm một vaccin đầu tiên để khơi mào đáp ứng miễn dịch, rồi một vaccin thứ hai, tính chất khác, để khuếch đại sự sản xuất các kháng thể.Vaccin đầu tiên, Alvac-HIV, được sản xuất từ một virus gây nhiễm trùng chim hoàng yến (canari) (canarypox) bị biến đổi về mặt di truyền. Virus này không có thể sống sót trong các tế bào người nhưng cho phép đưa vào các gène mật mă cho các protéine miễn dịch của HIV. Vaccin thứ hai, AIDSVAX là một dạng tổng hợp của một protéine thuộc lớp vỏ của virus, gpl120.
Được trắc nghiệm riêng rẽ, hai vaccin này đă không mang lại một sự bảo vệ miễn dịch nào. Trong thử nghiệm Thái Lan, được bắt đầu vào năm 2003, 16.000 người t́nh nguyện, tuổi từ 18 đến 30 và được xem như có nguy cơ“ trung b́nh ” bị lây nhiễm bởi HIV, đă được chia thành hai nhóm : 8.000 người đă nhận cocktail vaccin, 8.000 người nhận các placebo. Vào thời kỳ đó, một bộ phận của cộng đồng y khoa đă đứng lên chống lại công tŕnh nghiên cứu này, được cho là cần phải bàn căi về mặt đạo đức. 3 năm sau khi chấm dứt các tiêm chủng, các vaccin đă xác nhận tính dung nạp tốt của chúng. Nhất là, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, sau cùng chúng đă chứng tỏ một hiệu quả : 74 trường hợp sida đă xảy ra trong nhóm placebo, 51 trong số những người được tiêm chủng, hoặc một sự giảm 31%, có ư nghĩa về mặt thống kê. “ Những kết quả của công tŕnh nghiên cứu , thể hiện một sự tiến bộ khoa học đáng kể, là điều chứng minh đầu tiên rằng một vaccin có thể ngăn ngừa nhiễm trùng bởi HIV trong dân chúng trưởng thành và có một tầm quan trọng lớn ”, OMS và Onusida đă tuyên bố như vậy. “ Rất là đáng phấn khởi. Những kết quả này cũng cho thay chiến lược “ prime-boost ” đáng được nghiên cứu sâu ” , BS Catherine Hankins, trưởng cố vấn khoa học của Onusida đă chỉ rơ như vậy. “ Những kết quả này là khiêm tốn, nhưng đây là lần đầu tiên người ta có một dấu hiệu dương tính đối với một vaccin ”, GS Anthony Fauci thuộc Viện quốc gia dị ứng và các bệnh nhiễm trùng (Hoa Kỳ) đă nhấn mạnh như vậy. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng vẫn c̣n nhiều câu hỏi phải giải quyết trước khi dự kiến đưa ra thị trường.“ Người ta không biết thời gian bảo vệ do vaccin mang lại là bao nhiêu, cũng như không biết là vaccin này sẽ có hiệu quả trong những loại dân chúng khác hay không, chẳng hạn những người đồng tính luyến ái hay nghiện ma túy ”, Anthony Faucy đă ghi nhận như thế. Các chuyên gia Pháp khác lại c̣n thận trọng hơn. “ Phải tiết chế bớt niềm phấn khởi của chúng ta, đó chỉ là một sự giảm 31%, và chúng ta không biết tại sao những người này lại được bảo vệ ”, GS Françoise Barré-Sinoussi, Giải Nobel Y Học 2008 do đă tham gia vào việc khám phá virus HIV, đă phản ứng như vậy.
“ Tin vui đầu tiên, đó là sự thông tin về những biện pháp pḥng ngừa đă rất là có hiệu quả, bởi v́ đă chỉ có 125 trường hợp lây nhiệm trên 16.000 người ", giám đốc Cơ quan quốc gia nghiên cứu về sida (ANRS) Jean François Delfraissy đă phát biểu như vậy.
Tuy nhiên, GS Yves Levy, phụ trách về những thử nghiệm vaccin ở ANRS nhắc lại rằng “ sau 30 ứng viên vaccin trong 20 năm, ít nhất chúng ta có được một dấu hiệu cho thấy rằng có thể làm giảm các nguy cơ ”. “ Một vaccin có hiệu quả trong 30% hay 50% các trường hợp sẽ có thể đóng một vai tṛ quan trọng nếu vaccin này nằm trong một hệ thống pḥng ngừa được tăng cường. Chưa có giải pháp độc nhất để chống lại sida ”, Michel Sidibé, giám đốc của Onusida đă đánh giá như vậy.
(LE FIGARO 25/9/2009)
(LE MONDE 26/9/2009)
TA CÓ PHẢI THỰC HIỆN MỘT XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN BỆNH SIDA ?
Professeur Yazdan Yazdanpanah
Service universitaire des maladies
infectieuses et du voyageur.
Centre hospitalier de Tourcoing.
Chính sách phát hiện HIV ở Pháp và trong nhiều nước phát triển dựa trên đề nghị, bởi những người điều trị, xét nghiệm cho nhóm người có nguy cơ : những người đàn ông đồng tính luyến ái, những người sử dụng thuốc ma túy bằng đường tĩnh mạch và những người dị tính luyến ái (hétérosexuels) có nhiều bạn đường phối ngẫu. Chính sách này, được thiết lập vào cuối những năm 1980, ngày nay không c̣n thích ứng với dịch tễ học cũng như tiến triển của bệnh ở kỷ nguyên của các điều trị antirétroviraux.
Ngày nay, ở Pháp, số những người bị nhiễm bởi HIV nhưng không biết là ḿnh bị nhiễm trùng, được ước tính là 40.000. Giữa ¼ đến 1/3 các bệnh nhân phát hiện căn bệnh ḿnh vào một giai đoạn muộn. Những người dị tính luyến ái có nguy cơ hai lần nhiều hơn, và những người trên 60 tuổi có bốn lần nguy cơ cao hơn, không được phát hiện và điều trị. Một mặt, bởi v́ họ tự xem là không phải diện có nguy cơ và mặt khác bởi v́ nhiều thầy thuốc không xếp loại họ trong nhóm người bị tiếp xúc HIV.
Thế mà, sự điều tra phát hiện, có thể cho phép thiết đặt sớm một điều trị, sẽ làm giảm một cách đáng kể những nguy cơ bệnh tật và tử vong. Mặt khác, sự điều trị sớm có một tác dụng hữu ích đối với cộng đồng. Thật vậy, do làm giảm lượng virus trong cơ thể, các antirétroviraux làm giảm nguy cơ truyền cho những người khác. Sau cùng, việc biết được t́nh trạng huyết thanh (statut sérologique) của ḿnh mang lại một sự biến đổi của những hành vi sinh dục có nguy cơ (comportememnt sexuel à risque).
Trong khi phải duy tŕ và tăng cường sự phát hiện nhắm đích và đều đặn những nhóm người có nguy cơ, giờ đây ta phải mở rộng công tác phát hiện bệnh. Đó là điều được khuyến nghị bởi Haute Autorité de Santé, vào tháng 10 năm 2009, đối với toàn bộ những người tuổi từ 15 đến 70. Một cách cụ thể, mỗi người sẽ được đề nghị một xét nghiệm hay yêu cầu được hưởng xét nghiệm này trong một cơ sở y tế. Ngoài ra, việc đề nghị phát hiện mở rộng (dépistage généralisé) sẽ là cơ hội để minh định rơ rằng, mỗi cá nhân, dầu thuộc cộng đồng nào, đều có khả năng bị nhiễm bởi HIV.
Tuy nhiên, xét nghiệm chỉ được thực hiện bởi những người điều trị trong bối cảnh này không đủ. Nhất là để phát hiện những người trong t́nh trạng bấp bênh không hay ít thường xuyên lui tới các cơ sở điều trị, hay vài nhóm “ cộng đồng ”. Phải đi đón lấy những nhóm người này ! Sự sử dụng mới đây các xét nghiệm phát hiện có kết quả nhanh, được thực hiện chỉ với một giọt máu lấy nơi đầu ngón tay, mang lại cho chúng ta một khả năng đổi mới tuyệt vời. Ngày nay, với những trắc nghiệm này, việc phát hiện bệnh có thể được thực hiện ở nơi khác với pḥng xét nghiệm.
Dầu cho chiến lược phát hiện bệnh là ǵ, médicalisé hay không, chúng ta hăy nhắc lại rằng công tác phát hiện này vẫn là một phương pháp tiến hành tự nguyện. Điều chủ yếu là các quyền của con người, đặc biệt là tính cách kín mật phải được tôn trọng. Chính trên những nguyên tắc này mà nền dân chủ y tế hoạt động. Hay dân chủ nói chung.
(LE FIGARO 5/7/2010)
SIDA : TIẾN ĐẾN SỰ THANH TOÁN VIRUS VÀO NĂM 2050 ?
Liệu pháp ba loại thuốc (trithérapie) điều trị các bệnh nhân, nhưng cũng làm giảm khả năng gây nhiễm. Từ đó nảy ra ư tưởng điều trị để pḥng ngừa.
EPIDEMIE. Nếu như tất cả những người bị nhiễm bởi virus sida được phát hiện và nhận các thuốc kháng virus, có lẽ dịch bệnh có thể biến mất trong vài thập niên. Thật vậy, mặc dầu các thuốc hiện nay không cho phép tiêu hủy virus, nhưng, đối với bệnh nhân được điều trị, chúng làm giảm nhiều nguy cơ truyền virus cho một đệ tam nhân, bằng đường sinh dục hay bằng tiêm chích.
“ Phát hiện và điều trị ” (Test and treat). Từ nay, đó là triết lư hành động của các cơ quan lớn chống bệnh sida và đặc biệt là Onusida, xác định cho ḿnh mục tiêu điều trị các bệnh nhân, đồng thời ngăn cản những lây nhiễm mới. Trong khi Hội nghị quốc tế lần thứ 18 về bệnh sida đă khai mạc hôm qua với hơn 20.000 người tham dự (các nhà nghiên cứu, các thầy thuốc, các hiệp hội), càng ngày càng có nhiều chuyên gia ủng hộ một chiến lược như thế. Ngay cả Tổ chức y tế thế giới nghĩ đến, ở chân trời năm 2050, sự triệt căn của virus VIH, chịu trách nhiệm 25 triệu trường hợp tử vong kể từ đầu đại dịch, vào năm 1892.
“ Chiến lược này dựa trên sự kiện là, khi ta làm giảm trọng tải virus (charge virale) của các bệnh nhân bằng điều trị, th́ nguy cơ truyền bệnh có vẻ thấp hơn, GS Jean-François Delfraissy (giám đốc của Cơ quan quốc gia nghiên cứu về bệnh sida, Paris) đă giải thích như vậy. “ Người ta cho rằng việc đảm bảo một sự tiếp cận điều trị cho tất cả những ai cần đến, có thể cho phép làm giảm 1/3 những trường hợp lây nhiễm mới mỗi năm ”, bản báo báo mới nhất của Onusida, được công bố cách nay vài ngày, đă xác nhận như vậy.
Cho măi đến nay, đó chủ yếu là những mô h́nh, liên kết với những công tŕnh nghiên cứu quán sát, cho phép dự kiến, nhờ một phương pháp như thế, một khả năng thanh toán virus sida. Hôm qua, nhân Hội nghị quốc tế thế giới về sida, tạp chí Anh The Lancet đă công bố những kết quả của công tŕnh nghiên cứu Canada ít nhất cũng phù hợp phần nào những giả thuyết này. Công tŕnh chứng minh rằng chỉ cần điều trị những người huyết thanh dương tính (séropositifs) cũng cho phép chia đôi số những trường hợp mới nhiễm trùng bởi VIH.
NHỮNG CÔNG TR̀NH NGHIÊN CỨU KHÁC ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH.
Nhóm nghiên cứu của GS Julio Montaner (giám đốc của Trung tâm chống bệnh sida ở Vancouver và chủ tịch của International Aids Society, tổ chức hội nghị quốc tế ở Vienne) đă tập trung vào tỉnh Colombie-Britanique (Canada), nơi đây, từ năm 1996, tất các các bệnh nhân bị nhiễm bởi virus sida đều được hưởng một sự tiếp cận điều trị miễn phí. Nhóm nghiên cứu đă có thể quan sát thấy rằng giữa năm 1996 (lúc bắt đầu liệu pháp 3 thứ thuốc, trithérapie) và 2009, số những người được điều trị trong vùng này đă chuyển từ 837 lên 5.413. Trong cùng thời gian, suốt trong 13 năm này, số những trường hợp chẩn đoán huyết thanh dương tính mới mỗi năm đă chuyển từ 702 xuống c̣n 338, hoặc một sự giảm 52%. “ Cứ thêm 100 người được điều trị bởi liệu pháp 3 thứ thuốc, số những trường hợp mới hạ 3% ”, các tác giả đă tóm tắt như vậy.
Ngược lại, các tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng được lây truyền bằng đường sinh dục đă gia tăng trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, điều này chứng tỏ rằng những kết quả của nó không phải là do một sự giảm các hành vi sinh dục có nguy cơ (conduite sexuelle à risque), mà đúng là do hiệu quả pḥng ngừa của các điều trị. Sự giảm số các nhiễm trùng mới đă có thể nhận thấy đối với các cách lây nhiễm và đặc biệt là đối với những người tiêu thụ thuốc ma túy bằng đường tiêm chích. “ Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi xác nhận lợi ích thứ hai của các điều trị, đó là làm giảm sự lan truyền của VIH. Những kết quả này khiến phải xem xét lại sự lưỡng phân được xác lập giữa sự pḥng ngừa và sự điều trị của VIH ”, các tác giả đă kết luận như thế. Nhiều công tŕnh nghiên cứu khác đang được tiến hành để đánh giá tốt hơn ảnh hưởng của điều trị lên sự pḥng ngừa. “ C̣n có nhiều nghi vấn, GS Delfraissy đă xác nhận như vậy. Trước hết phải cố đạt được sự chấp thuận để được phát hiện bệnh và sự tuân thủ các điều trị. Cũng cần phải theo dơi những đề kháng của virus đối với các loại thuốc. Sau cùng, vấn đề phí tổn của một điều trị đối với tất cả không thể không được nói đến. Hiện nay, trên 33 triệu người bị nhiễm trùng trên thế giới, chỉ 12 triệu được phát hiện và 5 triệu được điều trị. ”
Trong lúc chờ đợi một sự triệt căn khả dĩ của virus VIH trong 40 năm đến, những chiến dịch pḥng ngừa bệnh sida bằng bao dương vật được tiếp tục khắp nơi trên thế giới. Các chuyên viên đang nôn nóng chờ đợi những kết quả của một công tŕnh nghiên cứu, được tŕnh bày ngày mai, nhằm đánh giá hiệu quả của một gel âm đạo chứa một chất kháng virus, để pḥng ngừa sự lây nhiễm đối với các phụ nữ.
(LE FIGARO 19/7/2010)
THUỐC CHỦNG CHỐNG BỆNH SIDA (VACCIN ANTI-VIH) : SỰ LẠC QUAN CỦA GIÁM ĐỐC VIỆN CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG HOA KỲ.
Sau 20 năm thất bại, công cuộc t́m kiếm một vaccin chống bệnh sida đă trải qua những bước tiến quan trọng, làm tin tưởng hơn nhiều khả năng thắng bệnh nhiễm trùng, Anthony Fauci, giám đốc Viện các bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ, đă đánh giá như vậy.
“ Tôi nghĩ rằng, chúng ta có thể nói một cách thành thật rằng, những tiến bộ đáng kể đă được thực hiện trong sự phát triển của một vaccin ”, Anthony Fauci đă tuyên bố như vậy, nêu lên sự khám phá mới đây của hai kháng thế mới chống lại virus sida (anticorps anti-VIH), bởi những nhà nghiên cứu của cơ quan ông, Viện quốc gia Hoa Kỳ về các dị ứng và những bệnh nhiễm trùng (Niaid), đang ở hàng đầu trong công cuộc đấu tranh chống lại bệnh sida. “ Măi cho đến gần đây, không những các cố gắng để sản xuất một vaccin đă không thu được kết quả, mà chúng ta c̣n không có chỉ dấu ít ỏi nào cho thấy rằng chúng ta đă đi trên con đường đúng đắn ” ông nói tiếp như vậy. Chúng ta tiến bước hầu như một người mù, với hy vọng gặp được cơ may.”
Tất cả đă bắt đầu thay đổi với những kết quả của một thử nghiệm lâm sàng của một vaccin thí nghiệm ở Thái Lan, vào năm 2009, trên 16.000 người. Những kết quả đă cho thấy một hiệu quả dương tính rất khiêm tốn để ngăn ngừa nhiễm trùng bởi VIH (virus de l’immunodéficien ce). “ Mặc đầu hiệu quả không đầy đủ, vaccin này đă đánh dấu một bước tiến về quan niệm (une avancée conceptuelle), đă cho chúng ta thấy rằng có thể sản xuất một vaccin có khả năng ức chế VIH, BS Fauci nói thêm như vậy. Tất cả sự khó khăn để sản xuất một vaccin là ở chỗ virus này biến dị một cách nhanh chóng ”.
Tuần vừa qua, các nhà nghiên cứu của Niaid đă loan báo trong tạp chí Science cua Hoa Kỳ là đă thành công nhận diện hai kháng thể (VRCQ1,VRCO2) nơi một người bị nhiễm trùng. Những kháng thể này trong pḥng thí nghiệm cũng phong bế hơn 90% những giống gốc VIH được biết trên thế giới. “ Khám phá này đă cho phép chúng tôi phân lập một bộ phận của VIH, mà chúng tôi có thể sử dụng như vaccin, bởi v́ chúng tôi biết rằng những kháng thể này luôn luôn tấn công vào đó và phong bế virus ”, ông đă xác nhận như vậy. Mục tiêu sắp đến là thử tiêm nơi người, một trích chất của bộ phận này của virus dưới dạng vaccin, để gây nên một đáp ứng miễn dịch bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Tất cả những diễn biến này chỉ mới xảy ra rất gần đây. Vậy th́, mặc dầu không có thể biết khi nào chúng ta sẽ có một vaccin, nhưng chúng ta tin tưởng hơn nhiều so với chỉ cách nay vài năm, khi đó không có ǵ chỉ cho thấy rằng việc khám phá một vaccin là có thể thực hiện được.”
T́m ra những kháng thể, có khả năng làm vô hiệu các giống gốc của VIH hiện diện khắp nơi trên thế giới, cho đến nay, đă tỏ ra rất là gay go, bởi v́ virus thay đổi protéine bề mặt một cách thường xuyên để thoát khỏi sự phát hiện bởi hệ miễn dịch. Những khám phá như thế tạo nên một điểm khởi đầu lư thú nhưng dầu sao vào giai đoạn này, điều đó dường như không đủ để hiệu chính một vaccin pḥng ngừa, GS Jean-François Delfraissy (giám đốc của Cơ quan quốc gia nghiên cứu bệnh sida, Paris) đă phát biểu như vậy.
(LE FIGARO 19/7/2010)
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.