Với sự hậu thuẫn của đảng Cộng ḥa ở Hạ viện và có khả năng bao gồm cả Thượng viện, Tổng thống đắc cử Donald Trump nhiều khả năng sẽ thị phạm quyền lực áp đảo khi nhậm chức.
Dù chưa chính thức tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump đă thể hiện sức ảnh hưởng của bản thân, khiến giới quan sát lo ngại về khả năng ông Trump sẽ khiến Washington rơi vào t́nh trạng mất cân bằng, theo CNN.
Những chỉ dấu đầu tiên từ Mar-a-Lago (Florida), nơi ông Trump đang phác thảo bộ khung chính quyền mới, cho thấy tổng thống đắc cử nhiều khả năng sẽ tận dụng quyền hành pháp đến mức tối đa khi trở lại Nhà Trắng vào đầu tháng 1/2025.
Ông Trump đă sử dụng mạng xă hội để kêu gọi các thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà tranh cử trong cuộc bầu cử lănh đạo đa số tuần này ủng hộ việc bổ nhiệm tạm thời cho những người được đề cử vào nội các của ông.
Trong trường hợp đảng Cộng hoà giành được quyền kiểm soát Hạ viện, ông Trump được dự đoán sẽ tận dụng tối đa mọi nhánh trong hệ thống quyền lực ở Mỹ để lèo lái đất nước này hoàn toàn theo ư ông.
Quyền lực áp đảo
Các quyết định của tổng thống đắc cử báo hiệu một chính quyền mới được xây dựng trên chủ nghĩa dân túy đơn thuần thay v́ những nhân sự có thâm niên chính trị.
Đơn cử, ông Trump đă loại trừ Mike Pompeo và Nikki Haley, những người từng giữ các vị trí hàng đầu về chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Ngày 10/11 (giờ Mỹ), ông Trump cho biết sẽ bổ nhiệm Hạ nghị sĩ New York Elise Stefanik vào vị trí đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, theo CNN.
Việc ông Trump đưa tỷ phú công nghệ Elon Musk vào cuộc gọi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, vốn là một đặc quyền thường dành cho các trợ lư chính sách đối ngoại cấp cao, cho thấy sự khác thường của ông Trump sẽ thách thức mọi quy chuẩn thông thường về cách vận hành chính phủ.
Hạ nghị sĩ New York Elise Stefanik, người được CNN đưa tin là sẽ đảm nhận vị trí đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Alamy.
Những tác động dài hạn từ chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử cũng dần trở nên hiển lộ hơn. Phần lớn lực lượng công chức liên bang ở Mỹ bày tỏ sự lo ngại trước màn quay trở lại Nhà Trắng của chính trị gia gốc New York.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump từng hứa sẽ khôi phục một lệnh hành pháp năm 2020 được gọi là "biểu F", cho phép sa thải hàng loạt những nhân viên liên bang phi đảng phái.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đă chế giễu các công chức và quân nhân, nhiều người đă nghỉ việc song một số vẫn kiên tŕ.
Giờ đây, họ sẽ đối mặt thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa của ông Trump. Chính trị gia gốc New York từng úp mở rằng lực lượng công chức liên bang sẽ c̣n chật vật hơn trong nhiệm kỳ thứ hai của ông tại Nhà Trắng, theo CNN.
"Chúng tôi đă thảo luận với nhau rằng không biết bản thân có thể chịu đựng thêm 'hiệp 2' hay không", một nhân viên thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) nói với CNN.
Giới quan sát cũng lo ngại rằng ông Trump sẽ đưa chính phủ liên bang trở lại “hệ thống chiến lợi phẩm” của năm 1883 khi các đảng phái chính trị chiến thắng trong cuộc bầu cử bổ nhiệm những người ủng hộ họ vào bộ máy chính quyền.
Một câu hỏi cũng cấp thiết không kém là ông Trump sẽ đi xa đến mức nào để thực hiện những lời hứa trả đũa các đối thủ chính trị của ông. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thậm chí từng nói rằng sẽ sử dụng quân đội để xử lư "những kẻ thù từ bên trong", ám chỉ đến những đối thủ trên chính trường.
Trên trường quốc tế, các nhà lănh đạo thế giới đang t́m cách đối phó với sự khó lường khi ông Trump trở lại. Một số người cố gắng làm thân và xích lại gần hơn với tổng thống đắc cử, trong khi những người khác đang chuẩn bị cho cơn thịnh nộ của ông.
Bổ nhiệm nhân sự
Quyết tâm thị phạm quyền lực gần như là tuyệt đối của ông Trump được thể hiện qua nhiều khía cạnh.
Về mặt nhân sự, quyết định bổ nhiệm người quản lư chiến dịch tranh cử của đảng Cộng hoà Susie Wiles làm chánh văn pḥng Nhà Trắng tương lai cho thấy ông Trump muốn khởi đầu "triều đại" thứ hai của ḿnh một cách nhanh chóng, CNN nhận định.
Việc ông Trump loại bỏ bà Haley và ông Pompeo ra khỏi đội ngũ nội các tương lai cũng được cho là phản ánh một thông điệp riêng.
Ông Pompeo, cựu giám đốc Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) và từng đảm nhận vị trí ngoại trưởng, được đánh giá là trung thành với ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Tuy nhiên, gần đây ông Pompeo bị cố vấn Roger Stone gọi là "điệp viên của nhà nước ngầm" nên không được ông Trump đưa vào kế hoạch quay lại Nhà Trắng.
Bà Haley, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, từng lên tiếng phản bác ông Trump trong cuộc chạy đua sơ bộ của đảng Cộng hoà. Từ đó, quyết định của ông Trump xoay quanh bà Haley và ông Pompeo như ngầm nhắn gửi thông điệp rằng những người không tận tâm với phong trào "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" (MAGA) th́ sẽ không có tên trong danh sách nội các, bất chấp kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực chính trị.
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Stefanik có xuất phát điểm là một đảng viên Cộng hoà có xu hướng trung dung nhưng đă nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ lănh đạo bằng cách tận tuỵ sát cánh với ông Trump.
Ông Trump hầu như không xuất hiện trước công chúng kể từ sau bài phát biểu mừng chiến thắng tại Florida hôm 6/11 (giờ địa phương). Tuy nhiên, tổng thống đắc cử đă chọn mạng xă hội làm nơi thị phạm sức ảnh hưởng của ḿnh.
Ngày 10/11, ông Trump thể hiện nỗ lực kiểm soát nhiều hơn một nhánh trong hệ thống tam quyền phân lập của Mỹ bằng cách đặt ra các điều kiện cho bất kỳ ai giành được vị trí lănh đạo của đảng Cộng ḥa tại Thượng viện.
“Bất kỳ thượng nghị sĩ Cộng ḥa nào muốn giành được vị tríl lănh đạo đáng mơ ước tại Thượng viện Hoa Kỳ phải đồng ư với các cuộc bổ nhiệm do tổng thống tiến hành trong thời gian Quốc hội ngừng họp, nếu không chúng ta sẽ không thể xác nhận nhân sự kịp thời”, ông Trump viết trên mạng xă hội X.
Tony Carrk, giám đốc điều hành của Accountable.US, một nhóm giám sát phi đảng phái, đă cảnh báo rằng “Tổng thống đắc cử Trump đang cố gắng phá vỡ hệ thống cân bằng và tập trung quyền lực bằng cách yêu cầu các thượng nghị sĩ Cộng ḥa bỏ qua nghĩa vụ theo hiến pháp của họ và chứng thực những nhân sự do ông ấy đề cử mà không thông qua quy tŕnh chuẩn mực".
Hiện 3 thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà đă tỏ ư đồng thuận với đề xuất của ông Trump, lần lượt là Thượng nghị sĩ Florida Rick Scott, Thượng nghị sĩ South Dakota John Thune và Thượng nghị sĩ Texas John Cornyn, theo CNN.
VietBF@sưu tập