Tỷ phú Masayoshi Son, nhà sáng lập SoftBank nhiều lần phàn nàn số tiền bản quyền Apple đang trả cho ARM thấp hơn nhiều hăng công nghệ khác.
Apple và đa số nhà sản xuất smartphone hiện nay đều sử dụng chip di động dựa trên kiến trúc của ARM, công ty được Softbank mua lại năm 2016. Tuy nhiên, Apple được cho là trường hợp đặc biệt khi chỉ phải trả số tiền bản quyền thấp hơn trên mỗi thiết bị bán ra.
Theo The Information, Apple đang trả 30 cent (182 đồng) cho mỗi thiết bị bán ra có sử dụng công nghệ ARM, gồm iPhone, iPad, Mac và Apple Watch. Mức này thấp nhất trong số các đối tác của ARM, nhưng chi phí của các hăng khác không được đề cập.
Ben Bajarin, CEO công ty phân tích Creative Strategies, cho biết Apple chỉ mang lại khoảng 5% doanh thu bản quyền chip cho ARM, bằng một nửa các hăng chip khác như Qualcomm và Mediatek
Tùy vào hợp đồng, ARM đặt mức giá bản quyền 1-2% cho mỗi chip được đối tác sản xuất. Chip A17 Pro trên ḍng iPhone 15 Pro có chi phí sản xuất vào khoảng 130 USD. Nếu trả theo hợp đồng thông thường, Apple phải thanh toán lên đến 1-2 USD cho ARM.
Trong cuộc họp với các lănh đạo của ARM năm 2017, tỷ phú Masayoshi Son, CEO SoftBank, than phiền rằng khách hàng quan trọng của công ty chi quá ít tiền. Ông tỏ ra khó chịu khi nói số tiền Apple trả cho công nghệ ARM c̣n không bằng miếng nhựa dán trên mặt iPhone.
SoftBank mua lại ARM năm 2016 với giá 32 tỷ USD. Theo The Information, Masayoshi Son đă trực tiếp gọi điện cho CEO Apple Tim Cook trong năm đó để đàm phán lại hợp đồng nhằm nâng giá bản quyền với mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, phía Apple không đồng ư.
Hợp đồng của Apple và ARM ở năm 2016 có thời hạn tới năm 2028. Tuy nhiên, hai công ty có thể đă đàm phán một hợp đồng mới. Trong tài liệu gửi tới Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ vào tháng 9, ARM cho biết hợp đồng hiện tại với Apple kéo dài tới năm 2040. ARM cho biết có khoảng 250 tỷ thiết bị sử dụng kiến trúc của hăng.
Mức giá thấp trên mỗi chip cho thấy lợi thế của Apple khi đàm phán với đối tác công nghệ. Hăng có nguồn tiền mặt lớn, số lượng thiết bị bán ra mỗi năm lên tới gần 300 triệu khiến họ luôn ở "cửa trên".
Thiết kế chip của ARM hiện được sử dụng rộng răi trong các sản phẩm di động. Apple từng là một trong những cổ đông sáng lập của ARM năm 1990 và đến nay vẫn luôn là một đối tác quan trọng. Kiến trúc ARM được Apple sử dụng trên tất cả ḍng chip di động, gồm chip M trên MacBook và iPad, chip A trên iPhone và chip S trên Apple Watch. Apple cũng đang cân nhắc chuyển sang kiến trúc khác như RISC-V, nhưng hiện vẫn gắn bó với ARM.
|