Tuy đă đoán trước từ trước, nhưng hôm nay ḷng ḿnh không khỏi rúng động, khi chính thức biết 39 nạn nhân chết trong Conterner đều là người Việt.
Hôm trước, ḿnh có một cuộc trao đổi dài với một người Anh quan trọng là John.
Trong buổi chuyện tṛ vui vẻ đó, John đă ngạc nhiên khi một nền kinh tế phát triển như Việt Nam ( nhận định này th́ minh đă phản bác John rồi) mà lại có nhiều người vượt biên bán sức bán thân đến thế.
C̣n ḿnh lại tỏ ư cảm kích trước sự sẻ chia, cảm thông của cộng đồng người Anh đến các nạn nhân xấu số. Ḿnh bảo, trái với thành ngữ "phớt Ăng Lê " quá.
Nói chung, hôm đó bọn ḿnh chỉ cùng bày tỏ sự đau ḷng với thảm họa vừa xảy ra. Và chỉ bày tỏ mối cảm t́nh với đất nước của người đối thoại.
Nhưng hôm nay ngẫm lại, ḿnh xin nhắn với bạn John điều này: Người Anh các bạn không vô can đâu.
Hoàn toàn không vô can, khi biết rất nhiều người Việt sang Anh chỉ để làm giàu với nghề trồng cỏ. Tức trồng cây cần sa.
Trong khi ở nhiều nước văn ḿnh khác, trồng và buôn bán cần sa (cỏ) bị xếp gần ngang với buôn ma túy. Th́ ở Anh, từ 2016 cây cần sa được đẩy từ bảng B xuống bảng C.
Theo đó, người dân có thể dùng hay trồng hái với số lượng ít.
Nếu trồng cỏ quy mô lớn, khi bị bắt cũng bị luật pháp Anh xử khá nhẹ so các quốc gia khác.
Sự đối xử nhân đạo đôi khi lại biến thành sự dễ dăi khác với người nhập cư trái phép. Nghe họ kể lại, là họ chỉ bị kiểm tra giấy tờ khi có hành v́ phạm pháp. Và nếu họ bị phát hiện vào Anh bất hợp pháp, th́ họ cũng chỉ bị trả về nơi họ xuất phát (mà nơi xuất phát để sang Anh, thông thường là Pháp)
Lại biết, nhiều người Anh cũng dùng cần sa. Và 80% số cần sa là được trồng trong nước, trong đó 90% được trồng bởi người Việt.
Công nghệ trồng, thu hái, chế biến, phân phối cần sa, rồi công nghệ buôn người trồng...thảy đều có liên quan đến người Anh.
Tất cả công đoạn tội ác này, nếu không có sự dung túng, th́ Ít ra cũng nhờ sự lỏng lẻo quản lư của chính quyền địa phương Anh.
Không phải ngẫu nhiên, mà nhiều người Việt liều chết lọt vào Anh để kiếm tiền.
Dĩ nhiên, buộc trách nhiệm cho chính quyền sở tại ở Anh, không có nghĩa là phủi trách nhiệm của người Việt và chính quyền Việt. À mà c̣n thêm, lại c̣n tại cả bọn người Tàu.
Vâng, người Tàu, John ạ. Trong bất cứ bi kịch nào của người Việt chúng tôi, đều có dấu tay của người Tàu.
Những học tṛ cũ của tôi khi bị đuổi về từ Nhật, Hàn, Đài v́ lao động chui, đều có thể lộn trở lại đó bằng cách sang Tàu mua một hộ chiếu xịn. Th́ đấy thôi, 39 mạng người kia trước khi sang Anh h́nh như cũng hộ chiếu Tàu....
John ạ. Tất cả những điều tôi vừa viết, đều là thông tin từ những "người rơm" bên Anh, trong đó một số là học sinh cũ của tôi.
Hôm trước, ḿnh nói với John là lo lắng cho người Việt trái phép bên đó sẽ bị đuổi về sau thảm hoạ.
Nhưng hôm nay nghĩ lại, ḿnh lại mong muốn chính phủ Anh siết chặt nhập cư, đưa cây cần sa về lại danh mục cấm bảng B và xoá sạch các trại trồng cỏ ở nước Anh.
Dĩ nhiên, trách nhiệm của chính quyền Việt là phải thật sự ngăn chặn t́nh trạng buôn người, tức ngăn chặn việc các băng nhóm tội phạm quốc tế lấy người dân Việt Nam làm món hàng buôn bán kiếm tiền.
Thật trớ trêu, hàng Tàu th́ đột lốt Việt để bán sang các nước khác. C̣n người Việt th́ đội lốt Tàu, hoặc bị Tàu lợi dụng, để bán sang các nước khác.
Chính quyền Việt và Anh phải cùng nhau nhận phần trách nhiệm đáng có của mỗi bên. Họ cũng phải sớm đưa toàn bộ những kẻ liên quan ra toà và t́m cách chặn đứng tội ác tiếp diễn.
Rất buồn, John ạ, v́ 39 đồng bào của tôi đă chết trên đất nước của bạn.
Chúc John khỏe và hẹn gặp lại.
Trần Đ́nh Trợ