Bó tay: Tóc của Phật từ 2600 năm trước được nhà sư Việt+ đem trưng bày
”Theo thông tin từ chùa Ba Vàng, từ ngày 23.12 đă có hàng vạn người dân, Phật tử đổ về đây chiêm bái xá lợi tóc của Đức Phật được cho là có từ 2.600 năm trước.
Theo chùa Ba Vàng, xá lợi được trưng bày là một trong tám sợi tóc mà Đức Phật tự tay nhổ trên đầu ḿnh, trao cho 2 thương buôn người Myanmar hơn 2.600 năm trước…..
Theo đại diện chùa Ba Vàng, xá lợi tóc của Đức Phật có khả năng chuyển động như một vật thể sống. Xá lợi tóc với h́nh dạng giống một sợi tóc b́nh thường nhưng lại uyển chuyển qua trái, qua phải, quay tṛn, cong lên rồi cụp xuống mà không hề có một sự tác động nào. Thậm chí, khi gặp vật cản, sợi tóc c̣n có thể tự bật ra ngoài. Đến nay, khoa học vẫn chưa thể lư giải việc một sợi tóc mấy ngh́n năm không hỏng lại có thể chuyển động như vậy” (1).
Đọc thông tin sặc mùi lá cải, phảng phất mê tín dạng ma vú dài, quỷ nhập tràng, thiên linh cái, … các bậc lăo thành cách mạng, các đảng viên kiên trung với chủ nghĩa Mác Lê vô thần nhất định sẽ cho rằng, đây là thông tin bịa đặt xuyên tạc của "các thế lực thù địch" tuyên truyền mê tín dị đoan. Sợi tóc tồn tại 2600 năm lại biết tự chuyển động… hẳn nhiên là tṛ lừa đảo. Báo chí cách mạng, báo chí chiến đấu cho xă hội tiến bộ không thể nào là cái loa nhắm mắt đưa tin một chiều theo lời kể của chỉ một nguồn tin, chính là nơi tạo ra sự kiện hoang đường.
Khởi nguồn thông tin này chính là đồng chí ma tăng Thích Trúc Thái Minh, trụ tŕ chùa Ba Vàng một thời lừng lẫy hốt tiền "oan gia trái chủ" và sáng kiến khất thực thu tiền nhân đại lễ Vu Lan. Sau thời gian bị dư luận bóc mẻ, phải thực hành sám hối đại tăng, đ́nh chỉ các chức vụ ở Trung ương Giáo hội Phật giáo quốc doanh. Thầy Thái Minh xảo ngôn trên Facebook, thúc giục đám con nhang móc túi cúng dường sợi tóc, hệt như tṛ "oan gia trái chủ" trước đây.
“Đại chúng được chiêm bái, đảnh lễ và cúng dường Xá lợi tóc của Đức Phật và Xá lợi thân của Ngài, đây là nhân duyên hy hữu thù thắng. Thầy Thái Minh tin rằng, nếu ai với tâm tin kính, hiểu được Đức Phật là một con người chân thật, là bậc vĩ nhân siêu việt với ḷng từ bi rộng khắp th́ dù chỉ một lần khởi tâm hoan hỷ, tán thán, CÚNG DƯỜNG cũng được vô lượng công đức phước báu, và được nhân duyên tu tập kéo dài nhiều kiếp” (2).
Qua lời kêu gọi "thần thánh" đó và qua nhiều lần thúc giục Phật tử hăy tập trung đến chiêm bái theo thời hạn đă định, giống như lời rao "mại dô" của các gánh sơn đông măi vơ hay các em gái bán đồ lót online, mục đích chiến dịch sợi tóc xá lợi Phật lần này là rù quến Phật tử con nhang CÚNG DƯỜNG càng nhiều càng tốt.
Báo chí, mạng xă hội a dua theo Ba Vàng Thái Minh lừa dối người dân, quả là bọn xấu, phản động. Chắc chắn là như vậy. Các cụ cách mạng lăo thành, các dư luận viên thế hệ kế thừa, nhất định sẽ xông lên, đập cho nó chết.
Nhưng … Xin thưa rằng trăm lần không! Vạn lần không! Không phải bọn xấu. Bài viết bơm hơi, cổ xúy cho tṛ lừa sợi tóc Phật 2600 năm là của báo Thanh Niên, thuôc Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.
Người ta không lạ ǵ báo Thanh Niên với "tiền án, tiền sự" năm 2007 từng làm cái loa cho Masan, tung tin nước tương truyền thống nhiễm chất 3 MCPD gây ung thư. Chiến dịch này tiêu diệt hàng loạt hương hiệu nước tương, giúp Chinsu tăng doanh thu hàng ngàn tỉ, độc chiếm thị trường.
Năm 2016, Thanh Niên phất cờ tung tin nước mắm truyền thống nhiễm Asen gây băo dư luận, suưt giết chết nước mắm lâu đời của Việt Nam, cũng để giúp nước muối pha hóa chất Nam Ngư của Masan độc chiếm thị trường. May là cộng đồng mạng, các nhà sản xuất nước mắm đấu tranh lật ngược thế cờ. Báo Thanh Niên đánh tráo khái niệm, Asen trong nước mắm truyền thống là đạm hữu cơ không độc hại, khác với Asen vô cơ. Nam Ngư không có Asen v́ không làm từ cá, không có đạm hữu cơ. Phó Tổng Biên Tập, Tổng Thư Kư Ṭa Soạn Báo Thanh Niên phải bị kỷ luật (3).
Nhưng một con én đâu làm cả mùa xuân, miếng ngon giữa đàng đâu thể xơi một ḿnh một cổ. Vụ sợi tóc 2600 năm này, Thanh Niên đâu chỉ nuốt một ḿnh. Đồng điệu, đồng thanh với Thanh Niên c̣n có Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiền Phong của Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Người Đại Biểu Nhân Dân của Quốc Hội và rất nhiều tờ báo quốc doanh khác cùng khuếch đại. Để bạn đọc không mất thời gian tra cứu link, chúng tôi xin gửi kèm h́nh ảnh một số trang báo online tiêu biểu.
Sau thời gian bị đ́nh chỉ, hiện nay Thích Trúc Thái Minh đă được phục hồi, thậm chí c̣n thăng chức trong Trung ương Giáo hội Phật giáo quốc doanh, trong đó có chức vụ Phó Ban Truyền thông Trung ương. Tiếng nói Thái Minh chính là tiếng nói của giáo hội. Quyền lực, tiền bạc trong trong tay Thái Minh nên báo đảng và ma tăng đồng thanh, đồng hành, đồng lơa là chuyện b́nh thường.
Thông tin lừa dối hoang đường của Báo Thanh Niên lập tức bị dư luận phản ứng, phê phán về sự vô lư của sợi tóc 2600 năm, nhiều người chỉ ra rằng, mạng mua bán shopee hiện đang rao bán đầy loại cỏ có tính năng ngo ngoe y hệ sợi tóc xá lỵ Phật của Thái Minh. Báo Thanh Niên lập tức có bài đỡ gạt là: “Xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm trưng bày ở chùa Ba Vàng gây hoài nghi”.
Bài báo mượn lời chức sắc Phật giáo quốc doanh, quan chức địa phương Quảng Ninh kiểu không biết, không nghe, huề cả làng.
“Việc chùa Ba Vàng trưng bày và đưa ra thông tin xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm khiến nhiều người hoài nghi. Một số người c̣n t́m thấy thông tin trên mạng xă hội bày bán xá lợi với h́nh dáng tương tự có giá 500.000 đồng/sợi (?).
Trước thông tin nói trên, Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, cho biết: 'Chúng tôi chưa nắm được thông tin về việc chùa Ba Vàng trưng bày xá lợi tóc Đức Phật có từ 2.600 năm trước. Giáo hội cũng chưa nhận được thông tin liên quan'.
Trong khi đó, một lănh đạo Sở VHTT tỉnh Quảng Ninh cho rằng, chùa Ba Vàng trưng bày xá lợi nói trên là việc nội tự không cần phải xin phép. Đơn vị cũng cử cơ quan chuyên môn để làm rơ thông tin sự việc trên” (4).
Bài báo này vẫn là một thái độ, thủ thuật lấp liếm, trí trá, vô trách nhiệm không thể chấp nhận được với nghề báo. Nhà báo trẻ Nguyễn Dân đă làm cuộc điều tra bỏ túi, vạch ra sự dối trá của thông tin từ chùa Ba Vàng và báo Thanh Niên.
“Theo thông tin từ chùa Ba Vàng, "xá lợi tóc" của Phật Thích Ca được thỉnh từ chùa Parami của Myanmar. Nhưng mà ḿnh đă đi Myanmar, chùa nổi tiếng nhất là chùa Shwedagon ở Yangon. Ngôi chùa này ngoài nổi tiếng v́ được dát hàng tấn vàng và đá quư th́ c̣n được biết đến là nơi cất giữ 8 sợi tóc của đức Phật Thích Ca. Ḿnh cũng đă thử search thông tin về chùa Parami th́ ngoài thông tin của trang thaythichtructhaimin h.com lẫn facebook nói về "xá lợi tóc" của Phật th́ thông tin rất lơm bơm và không có kiểm chứng, đại khái năm 1979 có thầy Sayadaw trụ tŕ chùa Parami đă đi khắp các nước để thu thập các mẫu vật được tin là "xá lợi" của đức Phật và các đệ tử của ngài rồi sau đó thành lập ra "Bảo Tàng Xá Lợi" vào năm 2019 tại Malaysia để lưu giữ các "xá lợi" đó. Hoàn toàn không có thông tin "xá lợi tóc ngọ nguậy" của ông Thái Minh chùa Ba Vàng”.
Đáng nói là Nguyễn Dân đă nêu lên vấn đề cốt lơi của Phật Pháp là giáo lư giải thoát bằng sự giác ngộ của con người chứ không phải do phù phép siêu nhiên nào. Phật không yêu cầu lễ bái dù theo pháp môn nào cũng hướng Phật tử thực hành giới định tuệ chứ không phải chăm chăm vào việc CÚNG DƯỜNG.
“Nhưng nếu có "xá lợi tóc", tức tóc của ông Thích Ca năm xưa th́ sao? Th́ chẳng sao cả. Di sản của Phật Thích Ca năm xưa là chỉ cho nhân loại con đường của sự giác ngộ. Bảo vật là PHÁP chứ không phải là các viên xá lợi hay nhục thân vô tri. Tay Phật chỉ trăng th́ trăng mới là nơi hướng tới chứ không phải tay Phật. Cúng bái, lạy lục một sợi tóc ngo ngoe (thực ra là cỏ Lipi) th́ đó là sự cuồng tín, ngu độn mà nói thẳng là do "thằng" Thích Trúc Thái Minh bày ra để làm tiền” (5).
Thâm thúy và nhẹ nhàng, nhà báo Tăng Bá Sên đă nêu câu nói quan trọng của Đức Phật trong Kinh Kim Cương, một kinh điển mẫu mực của Phật Giáo Đại Thừa, "này Tu Bồ Đề, "Cái thân tướng này, không phải thật là thân tướng của Như Lai!"(6)
Thật vậy, trong Kinh Kim Cương, đức Phật c̣n có bài Kệ làm rơ hơn tính sắc không của tạo vật
“Nếu thấy ta bằng sắc tướng
Nghe ta bằng âm thanh
Người này đi đường tà
Không thấy được Như-Lai” (7).
Như vậy đă quá rơ, chuyện sợi tóc 2600 của đức Phật vừa là tṛ lừa trẻ con, kính lễ cúng dường cho dù là với sợi tóc thật của đức Phật cũng là tà đạo. Tại sao chính quyền, "đảng quang vinh lănh đạo toàn diện" lại nhắm mắt làm ngơ cho ma tăng Thái Minh đồng hành với báo đảng lừa bịp, móc túi dân?
Nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng Biên Tập báo Sài G̣n Tiếp Thị lừng lẫy một thời đă có status ngắn, liên hệ việc chính quyền ngăn cấm triển lăm chân dung nhiều nhà văn hóa một cách vô lối và việc chính quyền buông tay nhắm mắt trước tṛ mê tín, lừa đảo công chúng công khai rầm rộ này. “Mấy bức tranh g̣ đồng triển lăm th́ phải xét duyệt, c̣n cọng lông ngọ nguậy đem ra chiêm bái th́ chỉ là chuyện của chùa. Nhà đương cục nào đúng đây?”
Status của Tâm Chánh được đông đảo cộng đồng hưởng ứng. Câu hỏi này tự nó đă có sự trả lời. Vấn đề là thái độ. Liệu công chúng c̣n có thể im lặng chịu đựng sự lừa dối, sự ngu dân, sự trấn lột về vật chất và cả tinh thần cho đến bao giờ?
Nguyên tắc từ thời xa xưa, đến bây giờ không đổi: Luật pháp là nghệ thuật của cái thiện và (là nghệ thuật thực hiện) sự công bằng - "Jus est ars boni et aequi".
Luật pháp Việt Nam hiện thời là một phương tiện chớ không phải là một nghệ thuật. Pháp luật Việt Nam không nhằm mục đích "hướng thiện" và nó cũng không có mục tiêu thực hiện sự công bằng.
Luật pháp Việt Nam là phương tiện để nhà cầm quyền lực trấn áp, răn đe, trả thù, cưỡng đoạt... Vụ bắt bà Ngọc Trinh về cái tội "gây rối trật tự công cộng", rơ ràng pháp luật Việt Nam, nhứt là bộ Luật An ninh mạng, là một "nghệ thuật" biến đổi cái ảo thành cái thực. Bắt bà Ngọc Trinh nhà cầm quyền chỉ có mục đích trấn áp (và triệt tiêu) những kẻ có khả năng hướng dẫn quần chúng. Bà Phương Hằng cũng vậy.
Luật pháp Việt Nam là luật pháp thể hiện cho cái ác.
Ở Việt Nam, ta có "Ṭa án nhân dân", "viện Giám sát nhân dân", "công an nhân dân"... Ṭa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân... không có quyền xét xử đảng hay đảng viên.
Mục đích của Ṭa án nhân dân, như cái tên gọi, chỉ nhằm xử án "nhân dân". Viện giám sát chỉ nhằm giám sát nhân dân. Công an cũng vậy, chỉ nhằm c̣ng tay và trấn áp nhân dân.
Các vụ án "các chuyến bay giải cứu" hay vụ "Việt Á" đang xử, hay tất cả các vụ án đă xảy ra trước đây, ta thấy các đối tượng bị xét xử không có ai là "đảng viên" hết cả.
Những đảng viên phạm tội, trước khi ra ṭa xét xử, họ đă bị kỹ luật và bị trục xuất ra khỏi đảng. Tức là họ đă trở thành" nhân dân" rồi.
Ṭa xét xử và tuyên án bọn họ mức án luôn tùy thuộc vào "nhân thân" tốt hay xấu, vào "thiện chí" có "thành khẩn" hay không?
Pháp luật Việt Nam v́ vậy cũng không có mục đích thiết lập sự công bằng. V́ vậy cái gọi là "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam không phải là "Etat de Droit" hay "the Rule of Law" của Tây phương. Pháp luật ở các mô h́nh (xây dựng quốc gia) trên đây đặt nền tảng trên nguyên tắc "Jus est ars boni et aequi".
Việt Nam nói là "hoàn thiện nhà nước pháp quyền". Ngay cả cái tên gọi đă thể hiện sự "quyền biến", tức lưu manh, th́ làm ǵ có thể xây dựng một quốc gia lành mạnh?
Luật pháp tồi tệ như vậy mới có vụ thầy chùa đem cọng lông d@i (hay lông lol) vào chùa rồi khiến Phật tử vào chiêm bái.
__________________
The Following 4 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Tôi kể bạn nghe câu chuyện vào không gian thời sự này nhé... Có một nhà báo, bị đắm tàu, anh sống sót trôi dạt vào một hoang đảo thâm u, bí ẩn ở Nam Mỹ.
Khi anh tiến sâu vào rừng t́m thức ăn th́ nghe những tiếng người hú rất rợn. Máu báo chí nổi lên, anh chờ đêm đến, lần ṃ tiến càng sâu vào hướng có những tiếng người hú hét.
Hai đêm sau anh tiếp cận được một cộng đồng nhỏ, họ đang vào một buổi lễ trang trọng. Trên bệ thờ không phải thánh Ala, cũng không phải Chúa, Phật mà là h́nh vẽ cách điệu một cái… máy bay trực thăng.
Cuối buổi lễ mọi người đến hôn lên bức tường vẽ chiếc tàu bay. Sau đó nhiều ngày, bằng những cách rất thông minh, anh giao tiếp thân thiện với những thổ dân này, dù ngôn ngữ rất hạn chế. Rồi anh hiểu ra, bộ tộc hoang dă này như bị lịch sử bỏ sót ở đây từ lâu.
Họ không biết chữ, không điện đóm, không áo quần. Đặc biệt là họ rất khỏe mạnh. Có những người ngủ giữa trời lạnh giá mà không hề ǵ.
Cho đến một ngày kia bỗng trên trời xuất hiện một vị thần, nó như một con chim ưng khổng lồ, nổ phành phạch và cánh lốc quay tít trên lưng. Cả làng quỳ xuống lạy tạ và cái trực thăng kia hạ cánh.
Không nói được ǵ nhiều, người lái máy bay ra hiệu phải đi v́ sẽ hết nhiên liệu và sắp có băo. Anh ta tặng lại cho mọi người một chiếc bật lửa (quẹt) và dặn ḍ cách giữ lửa bằng cây củi.
Từ đó bà con có lửa để nấu nướng, cuộc sống hạnh phúc hơn và họ thờ phượng trang nghiêm vị “thần” trực thăng kia. Họ c̣n cho đó là sứ thần của ông Trời.
Không ngờ khi bay khỏi đây, chiếc máy bay gặp nạn và rơi xuống biển khơi nên rồi vùng này lại rơi vào im lặng.
Ít lâu sau anh nhà báo về, vùng ẩn địa kia đă được anh kết nối được thế giới văn minh. Có điều, hai chân anh bị cạo sạch lông.
Số là khi chia tay họ đ̣i vật kỷ niệm, anh không có ǵ v́ thân phận bị đắm tàu. Cuối cùng họ đề nghị anh chia cho mỗi người dân một sợi lông chân để làm … phước. Vậy là anh để lại vài ngàn sợi lông cho họ.
Mới đây anh nhà báo t́nh cờ xem một triển lăm nhân học ở Mỹ, thấy một cái hộp rất sang chứa một vài sợi lông, ngoài bảng đá ghi “Lông người tiền sử cách đây mười lăm ngàn năm, thu được bởi người dân ở đảo Great Swindler”. Anh sinh nghi, t́m cách thó trộm một sợi, về đi thử ADN th́ biết, đó là lông... chính ḿnh!
Sau đó anh chủ động khiếu kiện Ban tổ chức triển lăm. Họ trả lời: “Thôi anh, để xứ sở ăn lông ở lỗ này kiếm được chút, giờ làm hoắng lên để làm ǵ!”
Nửa tháng sau, anh ra đảo này và hết sức kinh ngạc, thấy ở đó có những tiệm bán đồ lưu niệm, trong đó bán sợi lông của chính anh giá 1000 USD một sợi.
Anh cắn răng mua một sợi, khi giao dịch quay phim đàng hoàng cảnh mua bán để làm căn cứ. Khi về nước, anh lại đi thử AND cho chắc th́ ngạc nhiên, đó không phải lông anh, mà là một loại rễ cây đặc biệt. Th́ ra có những thằng láu cá đă bán những lông ǵ đó, thứ ǵ đó kiếm lợi nhân câu chuyện "lông … người tiền sử".
Trên các trang web du lịch, xuất hiện bao nhiêu chuyện thần kỳ từ cái cốt này.
Anh nhận ra “Làm giàu không khó”. Anh đăng ngay lên mạng X ḍng tin: “Stephan, bán sợi lông mua của thổ dân trên đảo Great Swindler, là hàng chính phẩm, có thể kiểm chứng bằng AND với tiêu bản đang triển lăm tại pḥng triển lăm bên New York Mỹ, giá 2000 USD, ai sở hữu sợi lông này sẽ tràn đầy ơn phước".
Trong một giờ anh đă nhận được ba vạn đơn đặt hàng. Khả năng thành tỷ phú hiển hiện. Nhưng vợ anh, một cô giáo dạy toán xem xong, dội cho anh một gáo nước lạnh: Trên người anh, vặt hết các loại lông cũng chỉ hơn hai ngàn cái, em biết rơ. Ǵờ mà anh bán vài vạn cái, th́ sẽ phải vặt cả lông em chưa đủ. Khi có người kiện cáo với tội lừa đảo, Cảnh sát h́nh sự vào cuộc, phăng ra vụ này, tù như chơi!
Anh văi mồ hôi hột! Giá không có cô vợ thông tuệ này, chết đấy!
Thôi!
Uông Bí, Quảng Ninh, ngày 28/12/2023
Hoà thượng Thích Nhuận Bút
(Chính danh Huy Cường)
__________________
The Following 5 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Nguyễn Huy Cường: 99% là lợi dụng
Ấy là tôi nói về bức ảnh mèo và vịt. Mèo khó lội qua bể nước. Lợi dụng vịt. Vịt không biết kêu meo meo để phản đối v́ chúng là động vật hạng thấp.
C̣n chuyện và xá lợi th́… Tôi vốn rất ngại viết về tôn giáo, v́ trong tư duy của tôi, ở đỉnh cao nhất của mọi tôn giáo là những giá trị tuyệt vời, đáng trân trọng. Nhưng bên dưới đỉnh cao đó là đỉnh … thấp.
Mới đây có chuyện trưng bày sợi tóc được gọi là xá lợi và hàng vạn người chiêm bái. Tôi nói rằng: Kể cả sợi tóc đó là thật, th́ đó là thể lư, là “thân” chứ không phải phần “linh”. Tất cả thân xác là cái được tạo nên bởi vật chất, tóc cũng vậy.
Cái giá trị cao cả nhất, đáng trân trọng (và thờ lạy) sau khi họ chết là những giá trị phi vật thể, là tư tưởng, tinh thần. C̣n phần xác, nó phải được an viễn, chứ không phải món hàng mẫu đem đi trưng bày như thực phẩm chức năng hay bộ quần áo số của một danh thủ.
Nếu nay mai mà họ tổ chức bán đấu giá sợi … ǵ ǵ này, lấy 1000 tỷ xây chùa Bốn Vành nữa, th́ đó là tội ác.
Ấy là tóc thật.
Thân xác người, sau khi chết, Phật giáo gọi là "viên tịch", tạm hiểu là phải được “Mồ yên mả đẹp” chứ cứ bị “động” hoài, bị điệu đi giữa những huyên náo, thế tục, là đang làm kinh động người được tôn thờ, e rằng, sẽ nhận “quả” không hay ho ǵ.
Về chuyện sợi tóc, tôi không được vinh dự (hay rỗi hơi) để “chiêm” nó nhưng có ba ư như thế này.
Một là, nếu đây là sợi tóc thật đang cong queo động đậy th́ có thể là tín hiệu của "Ngài" đang oằn ḿnh, tức giận, khi một phần thi thể của người đang bị lôi kéo, phô trưng, hành hạ. Có thể người đau lắm đó.
Hai là nh́n (ảnh) thấy sợi “tóc” này khác thường, đầu to đầu nhỏ.
"Sợi tóc xá lợi" ở chùa Ba Vàng. Nguồn: Chùa BV
Thứ ba, nó rất giống clip dưới đây, rất giống:
Nếu đúng là có chuyện lợi dụng, bịp bợm th́ kính đề nghị bạn đọc, nhất là những vị có trách nhiệm, những nhà khoa học chân chính làm sáng tỏ.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Giang Hà: Vụ "xá lợi tóc" ở chùa Ba Vàng: Lấy bảo vật quốc gia của nước khác cứ như lấy cái kim, sợi chỉ
Chùa Shwedagon hay Chùa Vàng là một ngôi chùa nằm ở thành phố lớn nhất ở Yangon. Theo truyền thuyết và ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, tức là vào khoảng cách đây 2.500 năm. Dù vậy, các nhà khảo cổ học nhận định, nó được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10. Trải qua bao năm tháng, cho đến nay Shwedagon vẫn được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar.
Chùa Shwedagon đang là nơi lưu giữ 4 báu vật của Phật giáo, đồng thời được coi là bảo vật quốc gia của đất nước Myanmar đó là:
1. Cây gậy Phật Câu Lưu Tôn
2. Dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm
3. Mảnh áo Phật Ca Diếp
4. Và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca
Theo truyền thuyết Phật giáo Myanmar, Trupusa và Bahalika là hai anh em thương gia đến buôn bán ở Bankh (nay thuộc Afghanistan), trên đường quay về, họ gặp Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ đă dâng cúng đồ ăn và được Phật thu nhận làm hai đệ tử đầu tiên của Phậ,t đồng thời được ban cho 8 sợi tóc. Khi trở về đến Myanmar họ được vua Okkalapa giúp đỡ, t́m ra đồi Singuttara gần kinh thành Pokkharavati, xây bảo tháp để thờ phụng 8 sợi tóc. Nơi này về sau chính là chùa Shwedagon.
Tám sợi tóc này được đặt trong bảo tháp, mỗi năm được bỏ ra một lần để chăm sóc, tránh sự tác động của môi trường, nó được coi là bảo vật đặc biệt của đất nước Myanmar.
Thế nhưng, không biết đồng chí Vũ Minh Hiếu chùa Ba Vàng giữ chức ǵ trong Hội Phật giáo Thế giới, có quan hệ khủng ǵ với giới chức chính phủ Myanmar mà xin được một sợi tóc của đức Phật đưa về chùa Ba Vàng mà không cần thông qua hai nhà nước. https://www.youtube.com/watch?v=f0GfvjkAf7E
Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, được bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Việc cho nước khác mượn quốc bảo để giới thiệu văn hoá phải được sự đồng ư của chính phủ Myanmar.
Sự ngu muội
Ngày nay vai tṛ của văn hóa ngày càng được các quốc gia đề cao, coi trọng, bảo tồn, ǵn giữ. Văn hóa đă trở thành một trong các trụ cột và là động lực của quá tŕnh phát triển bền vững kinh tế xă hội. Đồng thời nó là nhân tố phát huy sức mạnh tổng hợp của một quốc gia.
"Con người với tư cách là chủ thể xă hội đóng vai tṛ quyết định trong quá tŕnh phát triển. Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, quy tụ mọi sức mạnh, quyết định sự tồn vong hay hưng thịnh của các dân tộc".
Thế mà trong nhiều năm qua, chúng ta đang để cho một “anh sư nguỵ tu” thích tiền hơn tâm, mang những kiến thức đă được học ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, lợi dụng chính sách “du lịch tâm linh”, lợi dụng sự mê muội của một người dân để kiếm tiền.
Ông ta đang đầu độc người Việt bằng thứ văn hoá duy tâm, ngu muội, buông bỏ, để tin vào một ai đó. Ông ta đang biến người Việt trở thành nô dịch bằng một mớ lư thuyết pha tạp giữa triết lư của nhà Phật với những triết lư của cuộc sống đời thường.
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Thái Hạo: Lễ lạy
V́ sao người ta lạy [tượng] Phật, lạy “xá lợi”, lạy thánh tích...? Lạy cũng không sao, nhưng phải hiểu ư nghĩa của hành động ấy.
Khi đối trước tượng Phật, một người cúi xuống với tâm thành kính, th́ có nghĩa rằng người đó đang thể hiện ḷng tôn kính trước một trí tuệ và nhân cách lớn và đó cũng chính là hành động phát nguyện, rằng từ nay ḿnh sẽ noi theo gương sáng của vị thầy [Phật] ấy mà sống cho tử tế và sáng suốt, ra sức học tập để không đi vào đường mê nữa. Cái lạy ấy đồng như việc quy y (quay về sống với những chân giá trị), là một sự thức nhận sâu xa và quyết tâm mănh liệt đi theo điều thiện và cái đúng.
Sách vở Phật giáo nói rằng, sự cung kính lễ lạy mang lại lợi ích lớn là v́ lẽ trên, tức là một khi anh đă xác quyết sẽ sống một đời đức hạnh, tử tế và đúng đắn, ra sức làm những việc lợi ḿnh - lợi người th́ anh sẽ có được hạnh phúc, an vui và thành tựu trong cuộc đời. Lư ấy là hiển nhiên, có ǵ thần bí đâu.
Bây giờ hầu hết lạy lục v́ nỗi khiếp sợ thần quyền hoặc cầu mong được ban phước. Các sư tuyên truyền về quyền năng siêu nhiên của các h́nh tượng, “xá lợi”... để mê hoặc dân chúng – trong khi đáng ra phải nói cho họ hiểu rằng “anh lạy xuống nghĩa là anh phải quyết tâm thay đổi tư tưởng, lời nói, việc làm để tự cứu lấy cuộc đời ḿnh, bằng không sẽ là việc vô ích, thậm chí rơi vào u mê ám độn”. Nhưng đây, họ bảo “lạy xá lợi cũng là thấy Phật, công đức vô lượng”.
Xin hỏi, thời Phật c̣n sống, ông đi khất thực và dạy học khắp nơi suốt mấy chục năm trường, bao nhiêu người trông thấy hàng ngày, rồi th́ sao? Ngay một người sống bên cạnh Phật suốt bao nhiêu năm là Đề-bà-đạt-đa, không những không được phước báu ǵ mà c̣n ngày càng trở nên xấu xa, đến mức bày mưu hại Phật, huống ǵ là thấy một sợi tóc?
Giá trị có hay không là phụ thuộc vào việc anh có chịu học và làm cho đúng hay không, chứ không phải ở chỗ thấy rồi lạy như bổ củi suốt ngày.
Việc tuyên truyền mê tín di đoan và tà thuyết, khiến dân chúng sợ hăi và tin vào để rồi sống dựa dẫm vào những thần linh thần bí, đó là hành vi hủy hoại giáo pháp và kéo lùi dân trí, tạo ra một xă hội tŕ trệ trong sự dốt nát và bạc nhược. Đất nước và xă hội sẽ không thể phát triển nếu c̣n dung túng cho sự tuyên truyền sai lạc và những tṛ lừa dối tồi tệ này.
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Cứ ngồi đồng như thế rồi càm ràm, rồi lèm bèm, rồi mỉa mai, rồi chỉ trích, vv... để coi 50 năm nữa coi có... khấm khá hơn không chứ sao bây giờ... Mẹ bố tiên sư...
Tôi không phải là một Tăng sinh hay Phật tử, lẽ ra tôi sẽ không muốn đề cập chuyện này. Nhưng, suốt tháng Vu Lan vừa qua, canh cánh trong óc tôi vẫn cứ là hoài nghi: liệu những việc sặc mùi trục lợi mà công dân Vũ Minh Hiếu, tức Đại Đức Thích Trúc Thái Minh đă chủ trương, tổ chức và tŕnh diễn vừa qua có thể đáng và bị xử lư, phải nhận chế tài luật pháp được không? Tôi cho rằng, câu trả lời là một chữ: được!
Theo quy định, phải từ bậc Thượng Tọa trở lên (cao hơn nữa là Ḥa Thượng), mới được Giáo hội Phật giáo Việt Nam xếp vào hàng Giáo phẩm. Từ bậc Đại Đức trở xuống chỉ là Tăng (đại) chúng. Nói như thế để hiểu rằng, trong chốn Phật môn, Đại Đức Thích Trúc Thái Minh chưa thuộc hàng có đai đẳng, phẩm trật ǵ cả, đồng nghĩa cả quá tŕnh tu lẫn tập, cả tŕnh độ Phật học lẫn phẩm hạnh Phật giáo, vị đại chúng tăng này đều chỉ ở mức trung b́nh.
Nếu xuất gia từ nhỏ, các Sadi ít nhất phải đủ 20 tuổi mới được thầy bổn sư (phía Bắc gọi là thầy nghiệp sư) xét thấy đầy đủ đạo đức, tư cách cho thọ tỳ kheo, chính thức trở thành người tu hành Phật giáo. Từ khi thọ đại giới tỳ kheo th́ vị ấy phải tu tập đủ 25 hạ lạp, kèm theo những chứng nhận tŕnh độ Phật học đầy đủ mới đủ điều kiện tấn phong Thượng Toạ.
Thọ Sadi với Ḥa thượng Thích Thanh Từ, phái Trúc Lâm Yên Tử từ năm 1994 nhưng Thích Trúc Thái Minh vẫn chưa qua đào tạo - thọ giáo bài bản về Phật học. Tuổi hạ lạp c̣n rất thấp - mới 6 năm. C̣n lâu Thích Trúc Thái Minh mới được đứng vào hàng cao tăng Phật môn, được công nhận thuộc hàng Giáo phẩm.
Nói c̣n lâu là nói chắc, bởi cả pháp tu lẫn pháp hoằng dương của vị này cũng rất lơ mơ, chắp vá, nhiều khi là mạo danh, vô pháp. Là đệ tử phái Trúc Lâm, nghiêng về Thiền, ông tự đề ra pháp tu Hạnh đầu đà - thiên về khổ hạnh, cùng đệ tử ra ngồi gốc cây ngoài rừng cả đêm, ngủ trên đất, ăn một bữa, vốn không phải là pháp tu bản môn. Cũng chẳng sao, v́ người tu hành có quyền lựa chọn, sáng tạo tu thức. Chối Phật và vô Phật là ở chỗ, ngồi kiết già dưới gốc Bồ Đề, một tay sư Thái Minh cầm tràng hạt, tay kia lại cầm điện thoại Vertu đắt tiền (nhiêu người nói trị giá 80.000 USD). Cả trong quán niệm lẫn trong hành tŕ thực tế, tôi chịu, chẳng thấy chút màu sắc khổ hạnh nào trong kiểu tu ấy cả. Tạm gọi đó là tŕnh diễn. Cả việc xây dựng chùa hoành tráng, lộng lẫy, tổ chức những buổi thuyết giảng, lễ hội hàng ngàn, hàng vạn người tham gia, cờ phướn hoa đăng rợp trời cũng chỉ là tŕnh diễn, không ăn nhập ǵ với Hạnh đầu đà mà ông ta tuyên bố.
Hơn thế nữa, chùa hoành tráng, lễ đông đúc, nhưng đến nay, Ba Vàng vẫn không biết do ai quản lư, chẳng nằm trong Giáo hội Phật giáo. Vậy bảo Thích Trúc Thái Minh có công với Phật giáo th́ xin hỏi, nhưng "công đức" ấy hồi hướng về đâu, nếu không chỉ là cho chính bản thân, sặc mùi vị lợi?
Tu theo phái Thiền Trúc Lâm, song Thích Trúc Thái Minh và các đệ tử Ba Vàng lại đắp y màu vàng sậm, đôi khi để hở vai, gần giống với y phục của phái Nam Tông ở phương Nam. Cả miền Bắc, mỗi chùa Ba Vàng, vốn thuộc Phật Giáo Bắc Tông - Đại Thừa mặc không giống ai, lai y phục Nam Tông (có cải biên một chút), thường phổ biến ở khu vực đông đồng bào Khmer ở miền Nam - Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng Thích Trúc Thái Minh chưa hề tuyên bố đổi ḍng tu, cũng như phía Nam Tông chưa bao giờ coi ông ta là đệ tử. Đó là sự mạo danh. Kể cả khi người trong tôn giáo, cố t́nh đắp y phục của môn phái khác, hành lễ của môn phái khác, đó vẫn cứ là mạo danh tôn giáo. Đáng tiếc, chưa từng nghe Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nhắc nhở lấy một lần về chuyện này.
Cúng vong, giải vong vốn là một nghi thức Đạo giáo, vào Việt Nam đồng nguyên với Phật Giáo, có tồn tại trong Phật Giáo Đại thừa. Chùa Ba Vàng thực hành nghi thức này có thể là không sai. Tuy nhiên, cái sai là chia ca, áp giá cho mỗi ca thỉnh vong, mà toàn giá cắt cổ lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Để có thể ra giá và thu trọn tiền muôn bạc vạn, Thích Trúc Thái Minh đă tùy tiện đưa cả nữ nhân, bà Phạm Thị Yến về chùa Ba Vàng thuyết giảng, giải thích nhăng cuội về vong này, lỗi kia, kiếp này, kiếp khác để hù dọa Phật tử, ép họ và mặc cả. Đó là gieo rắc nỗi sợ hăi. Trong việc này, Thích Trúc Thái Minh, Phạm Thị Yến đă vi phạm luật pháp ở hàng loạt tội: tuyên truyền mê tín dị đoan; lừa đảo; lợi dụng chức vụ quyền hạn (trong tôn giáo, tín ngưỡng) để chiếm đoạt tài sản; hoặc lợi dụng tín nhiệm để trục lợi...
Có thể luật pháp, v́ lư do ǵ đó, tôi không biết, đă bỏ lọt, không xử lư rốt ráo công dân Vũ Minh Hiếu trong vụ này (2019), nhưng đừng ai nói là Thích Trúc Thái Minh không hề sai phạm. Phật giáo vốn lỏng lẻo, nương tay trong kỷ luật, nhưng ngay sau đó cũng đă cách toàn bộ chức vụ của Thích Trúc Thái Minh trong Giáo hội, đồng thời buộc ông ta phải thực hành "sám hối đại tăng" - nghi thức kỷ luật cao nhất đối với một tăng chúng.
Tuy nhiên, loài báo không bao giờ thay đổi được đốm vằn trên lưng nó. Mùa Vu Lan vừa qua, Thích Trúc Thái Minh lại tiếp tục có hành vi tổ chức hoạt động vụ lợi rầm rộ hơn, với lễ sớt bát trong khuôn viên chùa Ba Vàng. Đáng nói là, trong lễ có cả nghi thức tŕ b́nh khất thực, vốn là nghi thức chỉ của riêng Phật giáo Nam Tông, tu Tiểu thừa. Theo luật tạng, khi trở thành 1 vị tỷ khưu (tỳ kheo), việc tu hành có ba ư nghĩa. Một là biến ḿnh thành khất sĩ, hai là bố ma và ba là phá ác, nhằm hoàn thiện bản thân và giúp đời. Khất sĩ là h́nh thức xin ăn để diệt trừ ngă mạn, người tu hành cúi ḿnh khiêm cung nhận thức ăn của sự cúng dường (nói rơ là sự bố thí). Và chỉ thế thôi. Họ chỉ nhận thức ăn, không nhận tiền, hoa. Cách đi đứng, giờ giấc, cách thức nhận, chối từ... đều phải tuân thủ, gồm 26 điều khoản. Khi b́nh bát đă đầy, người đi khất thực sẽ đậy nắp b́nh, thu b́nh vào áo, không nhận nữa, trở về chùa theo đúng con đường đă đi qua bằng những bước chân khoan thai, từ tốn. Họ bước đi trong chánh niệm.
Nhưng, "khất thực" tại chùa Ba Vàng không phải chỉ mưu cầu đủ một bữa ăn. Nó đích thực là một buổi thu hụi chết không cấp biên lai, một buổi thu tô niềm tin. Chùa Ba Vàng không nhận thức ăn và tại đó cũng không ai cúng thức ăn, chỉ nhận tiền! Phẩm vật cúng dường (tiền) không do Phật tử bỏ vào b́nh bát hay ḥm công đức mà sư tăng điềm nhiên vặt, hái, giật trên tay thí chủ. Đi theo Thích Trúc Thái Minh là hàng chục "t́nh nguyện viên", mỗi người mang trên tay một xâu giỏ xách may sẵn. Tiền từ b́nh bát của "sư thầy" được trút vào giỏ của đệ tử đi theo. Giỏ đầy th́ chuyền ra cho đệ tử khác cất, thay giỏ mới. Đội quân thu tô lăng xăng, nườm nượp.
Không nghi ngờ ǵ nữa, đây không phải là nghi lễ tôn giáo, mà là một cơ hội kinh doanh đức tin. Thí chủ dù tự nguyện, cũng là nạn nhân, đang dùng tiền để mua về một sự lừa bịp. Nó không phù hơp với nghi thức cúng dường, cũng chẳng liên quan ǵ đến ư nghĩa khổ hạnh, diệt ngă mạn của nghi thức khất thực. Mang theo niềm tin chân thiện, cả vạn thí chủ đang bị lừa đảo, bị biến thành khổ chủ - nạn nhân. Và chính nó đă gây ra "đại khẩu chiến Phật môn" giữa hai nhân vật của Giáo hội Phật Giáo hai miền Nam Bắc, gây chia rẽ đường tu, chia rẽ Phật Giáo. V́ sao phải căi nhau, không nói ra nhưng ai cũng biết!
Lời dạy của Đức Thế Tôn, đồng thời cũng là là 6 phép xử thế, 6 yêu cầu - cảnh giới mà chư tăng Phật Giáo phải đạt được trên đường tu để đạt đến Giác Ngộ, được gọi là "Lục Ḥa", gồm: Thân ḥa đồng trú; Khẩu ḥa vô tránh; Ư ḥa đồng duyệt; Giới ḥa đồng tu; Kiến ḥa đồng giải; Lợi ḥa đồng quân. Cuộc tranh căi ngay trong nội bộ Phật Giáo, khởi đầu từ việc Thích Trúc Thái Minh tổ chức biến nghi thức khất thực của hệ phái khác thành buổi "thu hụi" cho bản thân và chùa Ba Vàng đă phá nát những ǵ đẹp đẽ trong giới hạnh Lục Ḥa. Một người tu hành bậc thấp, phẩm hạnh kém cỏi như thế, lấy tư cách ǵ mà xoa đầu, ban phước cho chúng sinh như một Vua Phật, một lănh tụ tinh thần? Nhận ân phước bá vơ như thế, không gọi là u mê, lầm lạc, tôi biết gọi bằng ǵ?
Quần chúng u mê c̣n có thể hiểu. Nhưng cả luật pháp cũng không lên tiếng, cả Giáo hội Phật giáo vẫn điềm nhiên để cho vị trụ tŕ Ba Vàng đắc cử Phó Ban trị sự GHPG Quảng B́nh ngay giữa ta bà thị phi chưa dứt th́ thật không hiểu nổi. Mà tại sao tu tập, gây tai tiếng ở Quảng Ninh, cách đây chưa lâu đă bị mất hết chức vụ trong Giáo hội Phật giáo ở Lai Châu, Quảng Ninh, giờ lại thành "chức sắc" trong giáo hội Quảng B́nh? Tại sao ông Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng B́nh lại đứng ra xác nhận "quy tŕnh bổ nhiệm này là đúng quy định của pháp luật"? Tại sao thẩm quyền bổ nhiệm một chức sắc tôn giáo lại "do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đă được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt"? Phật giáo Quảng B́nh cần ǵ, chờ đợi điều ǵ từ một vị sư thân danh vẫn lùng nhùng trong thị phị bỡn cợt sặc mùi trục lợi? Đường tu dễ dăi và rẻ rúng vậy hay sao?
Mặc dù, như đă nói từ đầu, chức vụ ǵ th́ Thích Trúc Thái Minh vẫn chưa hề thuộc hàng giáo phẩm, chưa hề là bậc chân tu phẩm hạnh được coi là đức cao vọng trọng, song việc "luân chuyển" của Thích Trúc Thái Minh vẫn là điều không thể chấp nhận, sau hàng loạt tai tiếng đă gây ra mà chưa bị xử lư. Nó chẳng có ư nghĩa ǵ, ngoài phản ánh thực trạng một thời mạt pháp, xúc phạm chân tu, làm bại hoại Phật giáo.
Để điều đó công nhiên diễn ra, phải cả chăng Pháp luật Nhà nước lẫn Giới luật Phật giáo đều chưa thoát khỏi t́nh trạng u mê? Lạy Đức Thế Tôn, vậy th́ chúng sinh ở xứ này c̣n trụy lạc trong bể khổ đến bao giờ?
NGUYỄN HỒNG LAM
__________________
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Không có xá lợi tóc đức Phật mà theo TRUYỀN THUYẾT có tóc thật của Phật Gotama.
1/ Xá lợi là tàn tích sau khi được lửa gia tŕ tức là hoả táng, nếu Đức Phật tự nhổ tóc khi c̣n sống th́ không gọi là xá lợi.
2/ Trong Kinh Sanadantta [Trường Bộ Kinh], đạo sĩ Bà la môn Sanadanta đă mô tả đức Phật: “Samon Gotama cạo bỏ râu tóc xuất gia, sống không gia đ́nh”.
3/ Ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới với tháp dát 60 tấn vàng lá, khảm 5.448 viên kim cương, 2.317 viên rubi và bích ngọc, trên đỉnh là viên kim cương khổng lồ 76 carat là chùa Shwedagon nằm trên đồi Singuttara, trấn Dagon, trung tâm thủ đô Yangon của Myanmar. Shwedagon là Di sản Thế giới UNESCO công nhận.
Trước khi trở thành trung tâm du lịch khá nhốn nháo th́ Shwedagon là ngôi chùa linh thiêng. Theo TRUYỀN THUYẾT trong bảo tháp của Shwedagon chôn 4 di tích của 4 vị Phật trong đại kiếp Kalpa hay c̣n gọi là Hiện Kiếp gồm:
- Cây quyền trượng của Kakusandha Phật Câu Lưu Tôn
- B́nh nước của Konāgamana Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- Mảnh áo choàng của Kassapa Phật Ca Diếp
- 8 sợi tóc của Gotama Sakyamuni [tóc chứ không phải xá lỵ tóc]
4/ Các báu vật Phật giáo được chôn kỹ như thế nào trong Shwedagon để không thể mất trộm? Hmannan Maha Yazawindawgyi là biên niên sử chính thức của Vương triều Konbaung Miến Điện do Ủy ban Lịch sử Hoàng gia biên soạn từ năm 1829 đến năm 1832:
-Nơi chôn báu vật được đào xuống sâu 44 cubit, rộng 44 cubit vuông. Một phiến đá phủ vàng được đặt phía trên.
-Trên đó dựng một ngôi chùa bằng vàng cao 44 cubit.
-Chùa vàng được bọc trong chùa bạc.
-Rồi đến chùa hợp kim vàng đồng.
-Rồi đến chùa đồng.
-Rồi chùa sắt.
-Rồi chùa cẩm thạch.
-Cuối cùng là chùa gạch.
-Cất kỹ như vậy th́ không có cách ǵ để lấy 1 sợi tóc ra đem cho nước khác mượn trưng bày.
5/ TRUYỀN THUYẾT về 8 sợi tóc được cất giữ tại Shwedagon:
Thuở đức Phật tại thế, có hai anh em tên là Tapussa và Bhallika là lái buôn người Asitanjana xứ Môn, buôn bán bằng tàu và 500 xe đẩy. Họ được vị Thần Rừng Xanh kể về hoàng tử Gotama tu luyện, họ t́m đến nơi ngài thiền định dưới cội cây khi ngài mới đắc Chánh Đảng Giác sau 49 ngày đại định, hai anh em đă cúng dường đức Phật bánh mật. Sau khi đức Phật thọ thực, hai anh em xin Ngài một vật lưu niệm. Đức Phật lấy 8 sợi tóc tặng họ. Hai anh em Tapussa và Bhallika cất những sợi tóc trong một chiếc hộp bằng hồng ngọc mang đi.
Vua Ukkalapa và hai anh em đă mang những sợi tóc thiêng về Asitanjana. Tại đây, Sakka [Thiên chủ Đế thích], vua Ukkalapa và hai anh em quyết định cất giữ 8 sợi tóc thiêng trên đồi Singuttara [ở phía đông Asitanjana], là nơi thờ di vật của ba vị Phật trước Gotama.
Không xác định được địa danh chính xác: Đồi Singuttara có chùa Shwedagon là ở thủ đô của Miến Điện. Địa danh Asitanjana là nơi sinh của hai anh em Tapassu và Bhalluka là tên của một thành phố nằm ở vùng Uttarāpatha, phía Bắc nước Ấn Độ cổ đại.
6/ Một TRUYỀN THUYẾT khác về tóc của thái tử Gotama: trên đường ẩn tu tới một ḍng sông ngài phát đại nguyện: “Nếu thật ta tu hành đắc quả Chính Đẳng Giác th́ nắm tóc này xin nằm lại giữa hư không. Nếu không phải thế th́ cho nắm tóc này rơi trở lại xuống đất”. Nói xong, thái tử quăng nắm tóc lên hư không, nó cứ lên cao măi rồi biến mất giữa mây xanh. Lư do là, lời phát nguyện của Gotama làm cho ngai vàng của Sakka chợt trở nên nóng bỏng nên Vua Trời dùng oai lực hút nắm tóc lên tận cơi Tryastriṃśa, cất tại bảo tháp Cūlāmāṇi. Cơi Tryastriṃśa dịch là Tam thập tam thiên hay Đao lợi thiên. Báu vật ở cơi Trời th́ chúng sinh Ta ba không thể mượn về trưng bày.
7/ Một TRUYỀN THUYẾT khác kể rằng: sau khi cạo râu và cắt tóc, cho đến trọn đời, râu của Ngài không bao giờ mọc nữa. Tóc cắt chừa hai lóng tay th́ đồng xoăn lại về phía bên phải như h́nh xoắn ốc, giữ nguyên cho đến lúc ngài nhập Niết bàn.
Tóc của đức Phật được miêu tả thành từng cuộn xoáy ốc cuốn sang bên phải. Theo TRUYỀN THUYẾT, thái tử chỉ phải cạo đầu một lần khi vượt sông Neranjara khi chưa đắc đạo. Khi hoàng tử tu khổ hạnh, thiền định dưới ánh sáng mặt trời, một con ốc sên nhận thấy ngài đang suy nghĩ những điều quan trọng nhưng ánh nắng quá mạnh sẽ làm tổn hại đầu ngài, bởi vậy ốc sên ḅ lên dùng chất nhày làm mát da cho ngài. Những con ốc khác theo, che đầu ngài bằng một chiếc mũ xoắn ốc, ẩm và mát mẻ. Khi màn đêm buông xuống, ngài xả thiền và nhận thấy ḿnh đang đeo 108 con ốc sên, tất cả chúng đă cống hiến cho con đường giác ngộ của đức Phật.
8/ William Jones là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về nguồn gốc châu Phi của đức Phật, sau đó là Robert Percival, Edward Moor, William Franckli … dựa trên những đặc điểm nhân chủng học mà họ nghiên cứu trên các h́nh tượng Phật cổ đại như môi dày của người Ethiopia, tóc dày xoăn xoắn, cánh mũi rộng phẳng…
Liên Hương LêNa
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
THỜ...LÔNG?
Hoan hô chú Trúc Thái Minh
Hôm nay trưng lông của ḿnh ra khoe
Đám n.gu kéo đến một bè
Nhang đèn vái lạy cái che c.u già
Sư ông thời buổi ma tà
Lừa dân phá Phật để mà kiếm đô
Phật pháp tan nát cơ đồ
Bởi dân mê tín ma cô sư thầy
Ba Vàng nổi tiếng v́ đây
Có thằng sư quỷ có bầy dân n.gu
Cường quyền tiếp tay bọn mù
Ngu dân để trị thêm thu bạc vàng
Mặc cho tổ quốc tan hoang
Dân nghèo cứ c.hết huy hoàng quan to!
__________________
The Following 3 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Nhiều năm trước, một lần ở New Delhi, trước khi bay về Boston tôi ghé tới khu bán hàng kỷ niệm để mua một vài món quà. Vài tiệm lớn bán thảm Kashmir, đồ trang sức, c̣n hầu hết đều bán h́nh tượng, nhiều nhất là tượng Đức Phật.
Khi c̣n làm việc cho một hăng tư nhân ở Boston, tôi đến Ấn vài lần và tượng Phật ở đâu cũng mỉm cười giống nhau không có ǵ mới. Nhiều h́nh tượng các Thần Ấn Độ Giáo như Thần Brahma, Thần Vishnu, Thần Shiva cũng được trưng bày nhưng ngoại h́nh của các thần này xa lạ và nh́n không thân thiện đối với khách du lịch so với h́nh tượng Đức Phật hiền từ.
H́nh tượng Đức Phật nuôi sống nhiều người dân Ấn sống trong các vùng có Phật tích nhưng Đạo Phật đă xa Ấn nhiều thế kỷ, ít nhất là khi Tu viện Vikramashila, một trong những biểu tượng cuối cùng của tư tưởng Phật Giáo Ấn Độ, bị quân Hồi Giáo tàn phá vào cuối thế kỷ 12.
Sự tàn bạo của các tướng Hồi Giáo là lư do trực tiếp tác động vào Phật Giáo Ấn Độ nhưng không phải là lư do duy nhất. Nền tảng của một tôn giáo có mặt tại Ấn Độ trên 15 thế kỷ không dễ bị tàn phá do một ngoại lực. Trước khi bị đạo quân Hồi tàn sát, Đạo Phật cũng đă chịu đựng sự phân biệt và áp bức khắt khe của Ấn Độ Giáo đa số và sự phân hóa trong hàng ngũ tăng đoàn.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đạo Phật đang phục hồi tại Ấn, thực ra chỉ phục hồi trong lănh vực khảo cổ và một số nghiên cứu về tư tưởng Phật Giáo tại các đại học Ấn. Phật Giáo như một tôn giáo với Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế , Duyên Sinh đă rời Ấn và vẫn chưa trở lại. Tín đồ Phật Giáo tại quê hương Nepal của Ngài theo tỉ lệ đông hơn Ấn Độ với 9 phần trăm dân số, 2.3 triệu người, nhưng đa số thuộc dân tộc ít người Tamang chiếm 1.3 triệu người theo Phật Giáo Tây Tạng.
Một hôm dắt vợ lang thang qua đường phố Pokhara, Nepal chợt thấy một tấm h́nh Đức Bổn Sư khá lớn treo dọc hàng rào gần chỗ mấy sạp áo quần đang bày bán dọc lề đường. H́nh Đức Phật quá đẹp nên tôi chụp một số, cắt bỏ hàng rào và mấy sạp hàng chỉ giữ lại khuôn mặt Đức Phật với nụ cười bao dung. Về nhà tôi sang bức ảnh để tặng vài anh chị thân quen. Họ rất thích và có thể nghĩ tôi chụp từ một đền đài uy nghiêm. Tôi không giải thích v́ Đức Phật sống ở mọi nơi, có mặt mọi chỗ trên thế gian này.
Hôm ở New Delhi t́m tới t́m lui, tôi chợt để ư có một thùng giấy đặt bên cạnh anh chủ quán trong đó có nhiều tượng Phật bị hư. Có tượng Phật găy tay, có tượng Phật má hóp, có tượng Phật sức trán, có tượng Phật hói đầu. Tôi hỏi anh chủ quán, thế những tượng trong thùng giấy đó th́ sao, anh chủ quán trả lời rất gọn “free”. Lư do, những tượng đó bị đúc hư, được bỏ riêng vào một thùng giấy, khi đầy thùng sẽ đem đi hủy nhưng khi c̣n đó ai muốn lấy th́ tự tiện lấy không tính tiền.
Tôi chọn một tượng Phật trong thùng giấy. Tượng Phật này một phần trên đầu bị sói, khuôn mặt Ngài được đúc không cân xứng, một bên má bị méo, hai tai bị những vết sứt đóng thành những thẹo đen. Tôi không nhờ anh chủ quán gói lại v́ tôi không phải trả liền, chỉ đặt tượng Phật trong xách tay. “Vậy thôi sao?” Anh chủ quán nh́n tôi. “Vâng, thế thôi, cám ơn anh”, tôi đáp và vội vă ra phi trường.
Tôi mang tượng Phật về và đặt lên bàn thờ bên cạnh tượng Đức Phật do cố Đại Lăo Ḥa thượng Thích Hộ Giác cho nhân dịp tôi đến đảnh lễ Thầy, tượng Đức Bổn Sư do ông lănh sự Nepal tặng khi chúng tôi gây quỹ giúp nạn nhân động đất ở Nepal. Bên cạnh các tượng Phật hoàn hảo được tặng, Đức Phật tôi thỉnh về là một Đức Phật tật nguyền.
Nhưng tôi kính trọng các tượng Đức Phật không phân biệt tượng của Ôn Hộ Giác cho, tượng của ông lănh sự Nepal tặng hay tượng tôi nhặt từ thùng giấy ở Ấn Độ.
Đọc lại cuộc đời Đức Phật, không phải lúc nào Ngài cũng tỉnh tọa trên ṭa sen với 32 tướng tốt và 80 vẽ đẹp mà đă trải qua những chặng sống rất người.
Chính Đức Phật kể lại thời gian tu khổ hạnh của Ngài như sau: “Này Xá-lợi-phất, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất.” ( Đại Kinh Tư Tử Hống, Trung Bộ Kinh, HT Thích Minh Châu dịch, Đại học Vạn Hạnh, Sài G̣n, 1973)
Ngài cũng kể trong Kinh vừa nêu: “Trên thân Ta, bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng” hay những ngày độc cư xa lánh mọi tiếp xúc với thế gian: “Ta đi sâu vào một khu rừng và an trú tại chỗ ấy. Khi Ta thấy người chăn ḅ, người mục súc, người cắt cỏ, người đốn củi hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác.”
Nhờ trải qua những ngày khổ hạnh cực đoan đó, Ngài đă chứng ngộ và để lại cho chúng ta Bát Chánh Đạo hôm nay.
Đạo Phật du hóa vào mỗi nền văn hóa tùy thuộc vào tŕnh độ nhận thức của dân tộc trong thời điểm đó. Sự du nhập Phật Giáo vào xă hội Tây Phương không mang các đặc tính huyền bí cổ xưa như các nước Á Đông mà rất gần gũi với xă hội con người đang sống. Đức Phật là Đấng Giác Ngộ chỉ cho chúng ta con đường đạt đến giải thoát chứ không phải là nhà tâm lư học bàn chuyện đời sống cá nhân hay buồn vui trong gia đ́nh, nhưng để ḥa nhập vào xă hội Tây phương, Đạo Phật phải đáp ứng được các nhu cầu tinh thần trước mắt của con người trong xă hội.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp ứng được không phải nhờ uy tín của ngài được trao giải Nobel hay là một lănh đạo lưu vong của dân tộc Tây Tạng đáng thương nhưng ngài gơ đúng cánh cửa tâm hồn của hàng triệu người Tây phương đang khao khát t́nh yêu, an vui, hạnh phúc và ḷng thương cảm giữa con người. Hạnh phúc đích thực là lối thoát tinh thần mà con người trong xă hội bị vật chất cám dỗ đang t́m kiếm. Đạo Phật trong các tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thoạt nh́n như một triết lư sống, nhưng không phải, đó chỉ là chiếc thuyền chuyên chở tư tưởng Phật Giáo.
Phân tích để thấy nhận thức của con người, dù Á hay Âu, như ḍng chảy của sông Hằng, khởi nguồn từ những rặng băng hà của Hy Mă Lạp Sơn, chia thành nhiều nhánh và lớn dần cho tới khi chảy ra đại dương bát ngát qua ngă vịnh Bengal.
Nhận thức vô cùng quan trọng. Mỗi chúng ta nh́n lên Đức Phật không phải từ h́nh ảnh của chính Ngài mà từ nhận thức về Ngài trong mỗi chúng ta.
Với những người dân mê muội bị ma tăng lừa gạt để tin một cách mù quáng rằng sợi tóc để trên bàn ở chùa Ba Vàng là của Đức Bổn Sư để lại sau 2600 năm và không những thế , sợi tóc lại “có thể tự chuyển động”.
Trapusa và Bahalika, hai thương gia trở thành cư sĩ Phật tử đầu tiên của Đức Phật, là người Miến hay người Afghanistan và truyền thuyết về nơi giữ tám sợi tóc Đức Phật tặng cho hai thương gia này là ngôi tháp tại Balkh, Afghanistan hay Yangon, Miến Điện đến nay là vẫn c̣n nhiều tranh luận. Những sợi tóc 2600 năm chưa một người nào trong thời hiện đại thấy chắc đă bị hoại theo thời gian và sau bao nhiêu tàn phá của thiên tai và hưng phế của lịch sử Miến Điện và Afghanistan. Năm 1220, quân Mông Cổ san bằng thành phố Balkh và 200 năm sau lần nữa bị đạo quân dă man của Timur tàn phá. Trong khi đó, chùa Shwedagon ở thủ đô Yangon, Miến cũng chịu đựng nhiều trận động đất, chiến tranh và nhiều lần tái dựng.
Hư cấu dựa vào truyền thuyết vốn là công việc của các đạo diễn điện ảnh. Nhưng ngày nay tại các nước lạc hậu như Việt Nam lại là công việc của các ma tăng trục lợi bằng việc vận dụng niềm tin.
Ḥa thượng Thích Tuệ Sỹ nhắc đến chủ trương hư cấu này nhiều lần trong Lá Thư Ngày Tết 2021: “Nhiễu loạn thông tin, tuyên truyền phổ biến những giá trị hư cấu, có thể nói, cũng được t́m thấy, từ xa xưa, như là tín hiệu xă hội cho các giai đoạn thăng trầm của các cộng đồng dân tộc và tôn giáo. Những giá trị hư cấu được phổ biến gây nên ảo giác về một xă hội phồn vinh; cũng vậy, Phật ngôn hư cấu tác thành vọng tưởng về sự hưng thịnh của Chánh pháp, và lịch sử quá khứ cũng như hiện tại đă và đang chứng kiến sự suy thoái đạo đức trong các chúng đệ tử Phật.” (Lá Thư Ngày Tết 2021, Ḥa Thượng Tuệ Sỹ, Thư Viện Phật Việt, 10/02/2021)
Phân tích từ quan điểm nhân quả, những người đứng chen chúc để chiêm bái “sợi tóc Phật” cũng chỉ là những trái của một cây hư thối. Nguyền rủa hay trách cứ không thay đổi được ǵ mà phải t́m mọi cách để nâng cao nhận thức của họ. Nâng cao nhận thức của cộng đồng Phật Giáo tại Việt Nam là một nỗ lực lâu dài và đầy khó khăn khi chung quanh vẫn c̣n khá nhiều ma tăng trục lợi. Những ma tăng này không chỉ khinh thường nhận thức nông cạn của người dân mà c̣n khinh thường nhận thức của những vị tự cho ḿnh là “Như Lai trưởng tử” làu thông kinh điển.
Người Việt sinh ra trong thời đại này, bên cạnh biệt nghiệp của mỗi người c̣n có cộng nghiệp của cả dân tộc. Giữ ḍng nhận thức chảy về phía ánh sáng văn minh và không chảy về hang sâu mê muội tối tăm là trách nhiệm chung của những người Việt Nam có lương tâm, ư thức và niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp.
Ḥa thượng Tuệ Sỹ viết về niềm hy vọng này cũng trong thư chúc Tết 2021: “Đạo Phật Việt Nam, kể từ thời dựng nước, độc lập và tự chủ, đă dung hội giác tính trong nhất thể dân tộc, trải qua những thăng trầm, vinh nhục của lịch sử, vẫn tự tin và đứng dậy từ những sụp đổ đau thương.”
Thị Nghĩa Trần Trung Đạo
Boston, những ngày cuối năm 2023
__________________
The Following 3 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Nói chuyện ǵ có thể "bô lô, ba la" cũng được, riêng cái chuyện động đến tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin cố mà ḱm, mở mồm phải uốn lưỡi ba lần.
Không cứ ở ta, trên trên thế giới ở đâu cũng như thế.
Rất nhiều kẻ phải chết khi động chạm đến niềm tin tôn giáo.
Một giáo viên ở Pháp bị học sinh chặt đầu v́ xúc phạm đến đạo Hồi. Ở Châu Âu, Mỹ một học sinh sẽ bị đuổi học nếu xúc phạm đến tôn giáo, một công dân sẽ bị phạt tù nếu báng bổ đến niềm tin tôn giáo của người khác...
Mấy ngày qua dư luận dậy sóng về sự 'u mê" của ḍng người đổ về chùa Ba vàng chiêm ngưỡng, dâng lễ trước xá lợi tóc của Đức Phật. Thế th́ có sao, tại sao phải báng bổ? Mỗi một người đều có niềm tin tôn giáo của riêng ḿnh.
Trên đời này anh bảo tôi là u mê cái này, chắc ǵ anh không u mê cái khác. Tôi có niềm tin về Chúa, người khác có niềm tin về Đức Phật, c̣n anh có thể vô thần nhưng hàng ngày vẫn đọc kinh thánh Mác - Lê và coi Mác như thánh như thần th́ sao? Hỏi anh có u mê hay không mà báng bổ tôi và người khác? Anh bảo tôi là tôn giáo cự đoan, nhưng cứ thử phỉ nhổ kinh thánh Mác - Lê, xem có đi tù mọt gông không?
Xá lợi tóc của Phật được đưa từ Myanmar sang, Myanmar là một quốc gia theo đạo Phật rất nghèo, đang bị chính quyền quân đội cai quản, nền dân chủ mới lóe lên dưới thời bà Aung San Suu Kyi đă bị dập tắt, đất nước đang nội chiến chia năm sẻ bảy.
Ở Việt Nam dù lấy kinh thánh Marx làm kim chỉ nam xây dựng đất nước, nhưng nạn tham nhũng đang hoành hành, nhóm lợi ích đang ngang nhiên lũng đoạn nền kinh tế, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại...
Chúng ta không báng bổ niềm tin tôn giáo của người khác, nhưng phải tự hỏi: Xá lợi tóc Phật có nguồn gốc thủy tổ ở Myanmar sao đất nước Myanmar vẫn nghèo khổ - nó có cứu rỗi được đất nước này? Đưa nó về Việt nam có mấy ngày liệu có thể cứu rỗi một dân tộc đang bị tàn phá vể nạn tham nhũng, chuyên quyền. Nó có thể làm những tín đồ của Mác - Lê thức tỉnh?
Tại sao có nhưng kẻ đặt hết niềm tin vào kinh thánh Mác- Lê Nin, một ông thánh ngoại lai, tóc xoăn mũi lơ không thể biến họ thành những tín đồ tử tế, đang hủy hoại đất nước? Cả thế giới đă đưa kinh thánh Mác - Lê Nin vào sọt rác, vậy sao có người vẫn tôn thờ, như thế có phải u mê.
Niềm tin là cái ǵ? Ai u mê hơn ai? Mịt mù đảo điên hết cả rồi, hăy b́nh tâm mà nghĩ đừng báng bổ nhau nữa.
Rất có thể tất cả chúng ta đều rơi vào cái bẫy của bọn quyền tà giăng ra, hăy tiến lên phía trước bằng đức tin trong sáng của chính ḿnh.
Càng nghĩ càng thấy thấy bi hài. Quốc bảo của người ta, họ bảo vệ c̣n hơn cả nhà băng Thụy Sĩ bảo vệ tài khoản ngân hàng, đựng trong 5, 7 lớp kim khí và châu báu, có người canh ṿng trong ṿng ngoài, đến yếu nhân của nước họ c̣n chẳng được tới gần để nh́n tận mắt, thế mà một anh sư cấp tỉnh ở đâu tới, âm thầm bàn bạc thế nào đó mà bê về được, c̣n cầm trên tay như cầm cọng chỉ rồi để tơ hơ trên bàn cho hàng vạn người ùa đến xem. Thế mà cũng tin được. Thật vi diệu!
Khi bị dân t́nh nghi ngờ và truy vấn th́ hàng chục bài viết, video quảng cáo và kêu gọi kiểu “chỉ c̣n một đêm duy nhất, chỉ c̣n một đêm duy nhất” liền bị chỉnh sửa hoặc gỡ đi, không một lời “cáo bạch”. “Xá lợi” th́ cũng “tự chuyển động” về cố quốc trước khi Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đến xác minh, c̣n “thầy” th́ “h́nh như đi Lào”. Đúng là một giấc chiêm bao, “Nhất thiết hữu vi pháp/ Như mộng, huyễn, bào, ảnh/ Như lộ diệc như điện”. Thật là thậm thâm vi diệu pháp.
Nh́n cảnh lạy lục khóc lóc của hàng vạn con dân Việt trước cái “xá lợi ngọ nguậy” ấy, mới bừng ngộ được câu “nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển cả”.
Rồi có người c̣n nói, đó là tự do tôn giáo tín ngưỡng. Ừ, xưa nay có ai la ó ǵ chuyện hầu đồng, bói toán, thờ thần, cúng quỷ, lễ bái, cầu văng sanh... đâu. Cái khiến người ta giận dữ là họ nghi có dấu hiệu lừa dối để mê hoặc dân chúng và mưu cầu lợi riêng. Cái đó là chuyện thật - giả, không liên quan chi đến vấn đề tự do tín ngưỡng cả.
Ai cũng có quyền có niềm tin của ḿnh, kể cả tin vào những điều hoang đường, phi lư, thần bí. Và ai cũng có quyền không tin. Anh biểu lộ niềm tin của anh th́ người khác cũng có quyền biệu lộ sự không tin của họ, b́nh đẳng mà. Giới hạn của vấn đề là tự do tư tưởng và tự do biểu đạt bằng thảo luận và tranh luận, chứ không được phép kêu gọi đàn áp và bách hại. C̣n chuyện thật - giả (hoàn toàn có thể làm sáng tỏ được) là một vấn đề khác, không thể đem nhập nó vào với tự do tôn giáo tín ngưỡng để biện minh.
Nếu chấp nhận tự do ở mức độ cho phép bịa đặt để lừa dối th́ cũng đồng như phá bỏ khái niệm tự do, nó [khái niệm tự do] trở thành một cái tên không bờ mé và hoàn toàn vô giá trị.
Tuấn Khanh: Chuyện gian hàng bán Phật ở chùa Ba Vàng
Chỉ trong vài ngày, đại sự kiện được gọi là chiêm bái xá lợi tóc ở chùa Ba Vàng do ông Thích Trúc Thái Minh tổ chức đă để lại muôn vàn suy nghĩ cho nhiều người về đạo Phật hôm nay.
Trong lời quảng bá về sự kiện này, ngày 23 tháng 12, ông Thích Trúc Thái Minh viết trên Facebook cá nhân, nói là đă thỉnh được một sợi tóc của Đức Phật Thích Ca từ quyền sở hữu của chùa Parami và Bảo tàng Xá Lợi Phật Quốc tế Parami, thành phố Yangon, Myanmar do Thượng tọa Sayadaw U Wepulla làm trụ tŕ.
Ngày hội thúc giục đến xem “xá lợi tóc”, về mặt tạo thương hiệu, đúng là đă thành công mỹ măn khi khiến hàng ngàn người ở miền Bắc tụ về, làm chật cả những con đường đi đến chùa Ba Vàng. Họ xếp hàng rồng rắn đi từng bước để được nh́n thấy một sợi tóc lơ lửng di chuyển. Thật như một phép lạ khi sợi tóc của Đức Phật lại uyển chuyển lay động. Trong các bức ảnh và video phát trên các trang mạng, gương mặt nhiều cụ già vừa sợ hăi vừa sùng kính, tṛn miệng nh́n sợi tóc đó.
Chỉ một ngày sau sự kiện chấn động ở chùa Ba Vàng – một ngày trước lễ Giáng sinh – thu hút không chỉ dân trong vùng, mà gần như toàn bộ người dân miền Bắc mộ tín, tin tức và h́nh ảnh đă lan nhanh tới miền Nam, đồng thời xuất hiện cùng những lời tố giác của không ít người, về sợi tóc huyền bí lơ lửng như vậy. Rất nhiều dẫn chứng cho thấy, vật thể đó, được gọi tên là “xá lợi”, được bán dẫy đầy trên shopee – một hệ thống mua bán trực tuyến rất quen thuộc trong nước, giá dao động từ 500 đến 900 ngàn đồng.
Nhiều người cũng chỉ ra, đây không là tóc, mà là một loại cỏ, tên thường gọi là pili (tên khoa học là heteropogon contortus). Ở một số làng quê Việt Nam, cỏ này hay gọi là cỏ Đồng Hồ. Rất lạ, cỏ này khô, khi gặp nước th́ tự chuyển động. Cũng có người tŕnh diễn trực tuyến “xá lợi tóc” mà họ có được, cùng sự mỉa mai.
Chùa Ba Vàng im lặng trước các phát hiện đời thường này, không trả lời ǵ về các câu hỏi của bất kỳ ai đặt ra, ở các trang liên quan đến chùa. Nhưng ngược lại th́ rất nhiều đệ tử của ông ta xuất hiện ở mọi nơi để nguyền rủa về những kẻ “không hiểu biết”, rằng họ sẽ bị đọa đày xuống địa ngục. Họ “giảng” bằng những bài luận sâu sắc rằng, đây là chuyện mà kẻ phàm phu không thể hiểu. Nhưng điều quan trọng nhất mà người ta nh́n thấy Phật giáo miền Bắc sau nhiều năm phát triển rối loạn là sự hỗn mang của mê tín, nhân danh Phật giáo.
Hầu hết lời phản ứng và vạch trần đều xuất hiện từ những người Phật tử ở miền Nam. Một số vị thầy tu không kiềm chế được cũng viết đôi ba lời xa gần để chê cười câu chuyện trục lợi của chùa Ba Vàng.
Phải nói, từ câu chuyện này, mới thấy sự khác biệt rơ của nội hàm Phật giáo miền Bắc và miền Nam. Thật cảm phục trước sức mạnh bản thể của Phật giáo ở miền Nam, vốn trải rộng từ thế kỷ trước, đă tạo ra một tín ngưỡng nguyên khôi và sâu rộng ở mỗi con người, đủ để hàng triệu người theo Phật về sau, biết, tỉnh táo và ghê sợ trước câu chuyện hoang đường mang dấu ấn chùa Ba Vàng nói riêng, và cả phía Bắc nói chung.
Chỉ ở miền Bắc mới có những người mộ tín đến chùa và nhét tiền vào tay tượng Phật để thể hiện một tinh thần vay-trả: Tiền đặt xuống để đổi lấy ân phước ngày sau. Kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước quản lư, h́nh thành từ năm 1981, có một loại ngôn từ phát triển rầm rộ thúc hối người đến chùa phải tận hiến cúng dường, thậm chí phải đóng góp tiền bạc, không được tiếc nuối, để chuộc lại những tội lỗi tiền kiếp, hiện kiếp của ḿnh.
Thích Trúc Thái Minh, kẻ được coi như là một thủ lănh trong việc tạo tiền của cho chùa Ba Vàng và là gương “điển h́nh học tập” của nhiều chùa nhà nước hiện nay, từng có phát ngôn khiến sững sờ nhiều người, rằng “nghèo khó càng phải nên cúng dường để có thể thoát nghèo”. Trong một video thuyết giảng, Thích Trúc Thái Minh c̣n nói rằng “tại sao lại bỏ tiền cúng dường, v́ Phật dạy là phải cúng dường”.
Nói để biết, là trong cuộc tŕnh diễn sợi tóc lơ lửng của chùa Ba Vàng trong mùa Giáng sinh ở Việt Nam, số người đến chiêm bái sự huyễn hoặc đó kèm theo việc cúng dường, hiển nhiên đă làm cho chùa Ba Vàng bội thu trong mùa cuối năm này. Rất công phu cho chuyện marketing cọng cỏ lơ lửng, Thích Trúc Thái Minh c̣n làm cả một video hoằng pháp về chuyện “Phước báo cúng dường xá lợi Phật”. Rất giỏi thao túng tâm lư và tác động quần chúng u mê, Thích Trúc Thái Minh đă kinh doanh Phật giáo như một món hàng tín ngưỡng. Tiền thu được của chùa Ba Vàng từ tín đồ từng được báo Tuổi Trẻ ghi nhận là “một tháng thu hơn bốn tỷ đồng”.
Chuyện làm giàu ở các chùa không phải chỉ riêng ở chùa Ba Vàng mà gần như ở tất cả các chùa của nhà nước biết hưởng lợi thế của thời thu tiền tự do. Sốt ruột trước những số tiền không biết về đâu như vậy và làm giàu cho những người mặc áo vàng da trắng mặt trơn, Bộ Tài chính Việt Nam từng ra công văn số 11752/BTC-HCSN, buộc kiểm tra và báo cáo kết quả về công tác quản lư tiền công đức.
Suốt nhiều thập niên, nhà nước Việt Nam cố gắng dựng nên một “đạo Phật mới” trải rộng của thời đại cộng sản, với sự hỗ trợ của những kẻ lănh đạo Phật giáo có khả năng thu hút công chúng. Điều này cũng có nghĩa, một khi “Giáo hội mới” phát triển th́ cũng sẽ khiến người ta quên đi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội truyền thống có từ năm 1964 ở Việt Nam.
Nhưng đến ngày hôm nay, th́ nh́n lại, mọi chuyện dường như đă vượt khỏi sự kiểm soát của những người suy tính về một Giáo hội Phật giáo mới. Những “thủ lĩnh áo vàng mới” đều là những kẻ không đủ đức độ cũng như học thuật, và một khi chạm tay vào danh và lợi, th́ những thủ lĩnh đó chỉ c̣n kịp khoác chiếc áo và cất lời hô xung trận kiếm tiền. Nếu không “leo” lên hệ thống trực tuyến để nói những lời điên dại tấn công những tôn giáo khác nhằm chứng minh sự đắc lực của ḿnh th́ họ cũng truyền bá những điều quái dị u mê, nhân danh Phật giáo để làm mê hoặc tín đồ.
Những “thủ lĩnh áo vàng” ngày càng lộ nguyên h́nh là những kẻ buôn thần bán thánh, những nhà thu hút đầu tư và tài chính từ hàng hàng lớp lớp những “thiện nam, tín nữ” mù dốt Phật pháp nhưng mê đắm “chùa to, Phật lạ”. Những “thủ lĩnh áo vàng” giỏi mở các gian hàng buôn bán Phật, độc quyền và thao túng, trong sự dơi theo bất lực của chính những kẻ dựng nên h́nh hài cho họ.
Toàn bộ cuộc đời Đức Phật là dồn vào việc phá mê khai ngộ cho mọi người, v́ đó là phương cách bền vững nhất để thoát khổ. Thế nhưng, nay không ít kẻ nhân danh là học tṛ của ông lại đẩy dân chúng vào bến mê bằng đủ tṛ thao túng và lừa dối. Hành vi ấy không những trái hẳn với mục đích của Phật giáo, mà c̣n chồng thêm biết bao nhiêu khốn đốn lên lưng con người và xă hội.
Dù là một thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, quyền uy và sự giàu sang là tột đỉnh, nhưng ông đă bỏ hết lại phía sau để truy tầm chân lư; nay “học tṛ” ông lại dùng chính danh lợi để mê hoặc chúng dân, kêu gọi mọi người đến chùa cúng dường cầu phước, thật đúng là “oan gia trái chủ”.
Phật tức là hiểu ra rằng, ai cũng già, cũng bệnh, cũng chết, đó là quy luật của đời sống, không ai có thể chống lại được, điều duy nhất chúng ta có thể làm là hiểu rơ nó để luôn đối diện bằng tâm thế b́nh an tĩnh tại. Phật không dạy con người cách để trở nên không bệnh không chết, v́ chính ông cũng phải đón nhận nó như một lẽ tự nhiên, điều khác biệt duy nhất là không sợ hăi. Sống biết yêu thương và hiểu biết th́ trở nên vững vàng.
Con người, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn th́ cũng có muôn vàn nỗi khổ, người ta chỉ có thể thoát ra khỏi nó bằng một sự khai sáng về bản chất của đời sống. Phật không dạy con người theo đuổi vật chất hay danh tiếng để đạt đến hạnh phúc, mà dạy họ cách tự cải đổi hoàn cảnh và đón nhận mọi biến cố trong cuộc đời với trí tuệ sáng suốt.
Phật giáo không bi quan, không sống để chờ chết đợi lên Niết bàn, Phật giáo là một tinh thần tích cực mong giúp mọi người hiểu ra rằng phải tự đặt trách nhiệm lên vai chính ḿnh trong suy nghĩ, lời nói, việc làm để được hạnh phúc ngay trong đời này. Không thần phật nào làm thay được.
Mọi việc không thể cầu mà được. Muốn có gạo th́ phải trồng lúa, muốn có tiền th́ phải chăm chỉ lao động, muốn khỏe mạnh th́ phải sinh hoạt cho khoa học. Đó là nhân quả. C̣n bất luận thế nào, bệnh sẽ đến, cái chết sẽ đến, sự chia ĺa sẽ đến, mọi sự thịnh suy, hưng vong trong cuộc đời là quy luật, băi bể nương dâu. Đến núi sông, tinh tú c̣n biến đổi, huống ǵ đời người.
B́nh an không thể cầu mà được. Sống rộng lượng, bao dung và hiểu biết th́ b́nh an. Đi lạy Phật về mà xét nét với chồng con, so đo với xóm giềng, suốt ngày toan tính cầu an th́ an làm sao được.
Cuộc đời con người tốt đẹp hay không là nằm trong chính hành động của người đó. Biết sống lương thiện, biết chăm chỉ làm ăn, biết chăm sóc bản thân và gia đ́nh, biết ủng hộ cái đúng, biết chống lại cái cái ác, biết hướng đến những điều cao cả, vượt lên những tẹp nhẹp lếch thếch vô nghĩa để nuôi dưỡng một tinh thần khoáng đạt...
Chùa chiền không phải [là] chốn để xét ḷng trung thành với Phật. Đó ngôi trường để học những điều tử tế. Mà cái tử tế đầu tiên là trung thực. Trường học mà đă dạy sai hẳn nội dung và vận hành bằng sự dối trá rồi, th́ c̣n bước chân đến đó để làm ǵ nữa?
Nguyễn Thông: Thời mạt pháp, hay là xuống dốc không phanh
Vụ "xá lị" ở chùa Ba Vàng, rất nhiều chuyện cần nói, có một số điều phải nói thẳng ra thế này: Nó là tṛ nhố nhăng, nhí nhố hết mức nhưng diễn ra trong suốt thời gian tương đối dài, ầm ĩ cả lên, hầu như cả thiên hạ đều biết.
Chỉ nghe qua đă biết thực chất nhố nhăng của nó, nhưng cả một hệ thống: Nhà nước, nhà chùa, nhà báo (Ba nhà) đều không nhận ra, cứ án binh bất động, mũ ni che tai, không biết. Thậm chí báo chí sau đó c̣n đi t́m hiểu, viết bài, phản ánh nhưng thực chất là tán tụng, ca ngợi.
Vậy th́ trách nhiệm của cái hệ thống "Ba nhà" ấy ở chỗ nào? Nó chỉ giật ḿnh, chữa cháy khi dư luận đă tanh bành, thiên hạ cười cợt, vạch ra thực chất tṛ nhố nhăng.
Kẻ diễn tṛ (đám sư hư chùa Ba Vàng) coi xă hội có pháp luật như chốn không người. Đem vào đem ra, công khai và bí mật, lư do lư trấu, giống như ngồi xổm trên pháp luật, không ai làm ǵ được nó. Nếu cho rằng xứ này có tự do tôn giáo th́ đây là biểu hiện cụ thể, chỉ có điều tự do làm sự nhố nhăng.
Trong vụ "xá lị Ba Vàng", đáng lên án nhất là chúng nó lôi Phật ra làm tṛ. Chưa khi nào Phật bị giễu cợt, bỉ bôi, mất danh giá trong dư luận xă hội như lần này. Đau nhất, sự hạ bệ ấy lại do chính những kẻ mượn màu Phật, núp bóng cửa thiền thực hiện.
Đám đông u mê không cần bàn, bởi ở nước này họ quá đông. Không u mê, không phải dân xứ Việt. Chả riêng ǵ chuyện mê tín liên quan tới tôn giáo, nhiều thứ khác c̣n nặng, nghiện, nghiêm trọng, lú lẫn hơn nhiều, tai hại hơn nhiều.
Vụ Ba Vàng xá lị, cần kiểm điểm nhà nước về sự lơi lỏng quản lư về xă hội, văn hóa, để tṛ nhố nhăng hoành hành. Cần kỷ luật thật nghiêm khắc Ban Tôn giáo Chính phủ. Họ đă là đồ bị thịt, không làm ǵ suốt thời gian tṛ nhố nhăng diễn ra cho tới khi giật ḿnh hoảng hốt, sau đó lại c̣n đổ trách nhiệm cho địa phương. Vậy các ông bà lĩnh lương ngồi đó để làm ǵ?
Và, cần coi lại ngay cái tư cách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam quốc doanh "đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xă hội". Nhiều chục năm trở lại đây, nó đă biến đạo Phật vốn 'chân thiện mỹ' thành thị trường, thành chốn kiếm tiền, thương mại. Với nó, Phật là tiền. Tôi nói thật. Cần giải tán ngay đám đương sự nam mô này. Càng để họ tồn tại, th́ đạo Phật, Phật pháp càng biến chất, suy đồi.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.