Chỉ cần vài gram, bom phản vật chất có thể tiêu diệt toàn bộ thế giới. Loại bom này được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Kenis Edward và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu phát triển “cải cách vũ khí”, Mỹ. Phát minh này đă khiến cho người ta kinh ngạc và lo lắng.
Đầu năm 2009, trong cuộc họp với các quan chức cao cấp quân sự Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc pḥng Mỹ), giới thiệu về tiến triển nghiên cứu phát triển VKPVC, Edward nói: “Ba đại "bí mật thế kỷ” đă kích thích những nghiên cứu của tôi”. Edward cho biết, “bí mật thế kỷ” đầu tiên và nổi tiếng nhất là vụ nổ Tungus, xảy ra sáng sớm ngày 30/6/1908, trong rừng rậm vùng Tungus, Siberia, Nga.
Đây là một vụ nổ lớn chưa có tiền lệ trong lịch sử. Uy lực của nó tương đương với 1.000 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima (Nhật Bản). Vụ nổ khiến mọi vật và sự sống trong vùng nổ vài trăm km vuông bị hủy diệt. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân của vụ nổ này.
Vụ thứ 2 của “bí mật thế kỷ” xảy ra ngày 22/9/1979. Ngày hôm đó, vệ tinh Mỹ đă chụp được ảnh một vụ “nổ hạt nhân” cực mạnh xảy ra ở bờ biển Tây Phi. Thời kỳ này chỉ có vài nước như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc… có vũ khí hạt nhân, nguyên nhân nổ hạt nhân ở Tây Phi cho đến nay vẫn không rơ. Vụ thứ 3 trong “bí mật thế kỷ” xảy ra lúc 22h ngày 29/4/1984. Lúc đó một số máy bay của Nhật Bản bay đến bầu trời Alaska – Mỹ, Phó cơ trưởng bỗng nhiên phát hiện phía trước có một “đụn mây h́nh nấm” rất nhanh khuếch tán ra xung quanh…
Cơ trưởng của 3 chiếc máy bay khác trên cùng đường bay cũng nh́n thấy hiện tượng lạ này. Nhưng sau khi cả 4 chiếc máy bay này hạ cánh, các nhân viên trên máy bay và trên thân máy bay đều được kiểm tra, đă không phát hiện thấy bất kỳ dấu tích nhiễm phóng xạ nào. Măi đến năm 1986, sau khi giới khoa học có những nghiên cứu đột phá về phản vật chất, mới có người lên tiếng: Ba vụ nổ trên có thể là kết quả của các cuộc thử nghiệm “điều khiển phát triển phản vật chất”.
Edward sinh năm 1960, công dân Mỹ. Năm 1990, tốt nghiệp ngành vật lư tại Viện Công nghệ Massa, Mỹ, rồi nhận bằng tiến sĩ, sau đó đến làm việc tại Cơ sở Nghiên cứu máy gia tốc quốc gia Feymi, Mỹ. Tại đây, Edward bắt đầu đi sâu nghiên cứu lư luận phản vật chất.
vietbf @ sưu tầm