Câu chuyện của 'Phở' một lần nữa lại gây xôn xao mạng xă hội Tiktok và cộng đồng người Việt tại châu Âu.
Gần đây, một loạt video trên TikTok đă gây xôn xao dư luận về việc một cặp vợ chồng người Anh, Stephen và Juliette Wall, đăng kư nhăn hiệu từ "Pho" tại Vương quốc Anh.
Việc này đă thu hút sự chú ư của cộng đồng mạng khi nhiều người cho rằng đây là hành vi chiếm đoạt văn hóa v́ Phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam.
Đặc biệt, một video của người sáng tạo nội dung gốc Việt đă thu hút hơn 2,4 triệu lượt xem, khiến câu chuyện trở thành đề tài tranh luận gay gắt.
Sự việc bắt đầu từ năm 2007 khi Stephen và Juliette Wall, sau chuyến du lịch tới Việt Nam vào năm 2005, đă quyết định mang món phở về Anh và thành lập chuỗi nhà hàng "Pho" dưới sự điều hành của công ty Pho Holdings Ltd.
Họ đă nộp đơn đăng kư nhăn hiệu từ "Pho" và cho rằng việc sở hữu bản quyền nhăn hiệu sẽ giúp họ bảo vệ thương hiệu và xây dựng danh tiếng cho chuỗi nhà hàng. Tuy nhiên, điều này đă vấp phải sự phản đối gay gắt từ cộng đồng người Việt và các nhà hàng Việt Nam tại Anh.
Được biết, hiện tại chuỗi "Pho" đang sở hữu 45 cửa hàng trên khắp nước Anh.
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ "chóng mặt" trên các trang mạng xă hội, làn sóng chỉ trích và áp lực đă khiến chủ sở hữu của chuỗi "Pho" phải lên tiếng xin lỗi và thanh minh.
Trên Instagram, cửa hàng cho biết: "Những người sáng lập mở nhà hàng Pho để tôn vinh món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam, sau khi họ phải ḷng nó trong chuyến du lịch của ḿnh. Chúng tôi xin khẳng định rằng ḿnh không bao giờ có ư định đăng kư và độc chiếm nhăn hiệu cho món ăn này. Chúng tôi tin rằng phở không thuộc về ai khác ngoài người dân Việt Nam".
Đúng là chúng tôi có đăng kư nhăn hiệu liên quan đến nhận diện thương hiệu và logo của ḿnh, nhưng điều này không hạn chế bất kỳ doanh nghiệp nào khác sử dụng từ phở trong tên của họ. Hiện tại, có hơn 50 doanh nghiệp khác tại Vương quốc Anh cũng nắm giữ nhăn hiệu liên quan đến từ này".
"Phở thuộc về văn hóa và người dân Việt Nam"
Dù đă có những phản hồi, song doanh nghiệp vẫn bị phản đối kịch liệt khi sở hữu nhăn hiệu "Pho".
Theo khảo sát, cộng đồng mạng và người dùng TikTok đă có phản ứng rất mạnh mẽ về câu chuyện Stephen và Juliette Wall. Những người chỉ trích cho rằng việc một món ăn phổ biến như phở không nên thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hay công ty nào.
Trong các b́nh luận và video, nhiều người bày tỏ sự bất b́nh với hành động đăng kư nhăn hiệu này, coi đó là một sự thiếu tôn trọng đối với văn hóa Việt Nam. Một số người so sánh hành động này với việc đăng kư nhăn hiệu cho các từ thông dụng khác như "burger" hay "pizza", điều mà họ cho là không thể chấp nhận được.
Phản ứng trên TikTok và các nền tảng mạng xă hội vẫn không dừng lại, nhiều người kêu gọi Pho Holdings Ltd. từ bỏ quyền sở hữu nhăn hiệu "Pho", cho rằng nó thuộc về văn hóa và người dân Việt Nam.
Thậm chí, cộng đồng người Việt tại Anh và châu Âu c̣n phẫn nộ hơn nữa khi biết việc vào năm 2013, Pho Holdings Ltd. đă gây áp lực lên một nhà hàng Việt nhỏ tên là Mo Pho Viet Cafe.
Sự việc xảy ra khi Pho Holdings gửi một thông báo pháp lư đến Mo Pho Viet Cafe, yêu cầu nhà hàng này ngừng sử dụng từ "Pho" trong tên thương hiệu của họ, với lư do doanh nghiệp đă đăng kư nhăn hiệu từ này tại Vương quốc Anh.
Được biết, Mo Pho Viet Cafe thuộc sở hữu của một người gốc Việt. Đây là một nhà hàng nhỏ tại London, chuyên phục vụ các món ăn Việt Nam, bao gồm món phở truyền thống.
Thời điểm đó, chỉ đến khi vụ việc này dẫn đến sự chú ư rộng răi của công chúng và truyền thông, Pho Holdings mới phải rút lại yêu cầu.
Theo luật pháp của Vương quốc Anh, nếu một doanh nghiệp bị kiện v́ vi phạm bản quyền nhăn hiệu và thua kiện, mức phạt có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ vi phạm, quy mô thiệt hại gây ra cho bên thắng kiện và các yếu tố liên quan khác.
Trong một số vụ kiện về nhăn hiệu tại Anh, các mức bồi thường thường dao động từ vài ngàn bảng Anh đối với các vụ nhỏ đến hàng triệu bảng trong các trường hợp lớn liên quan đến các công ty có quy mô kinh doanh lớn. Luật về nhăn hiệu của EU (Regulation (EU) No 2017/1001) cũng có những quy định tương tự, yêu cầu người vi phạm phải bồi thường tương xứng với thiệt hại đă gây ra.
Tuy nhiên, trong các vụ tranh chấp liên quan đến các từ thông dụng như "Phở", ṭa án có thể cân nhắc các yếu tố văn hóa và tính phổ biến của từ để quyết định mức phạt phù hợp hoặc thậm chí từ chối yêu cầu bồi thường từ bên nguyên đơn.