Theo nguồn tin bộ giáo dục Việt Cộng thông báo từ năm sau tất cả học sinh, sinh viên Việt Nam phải học tiếng Trung Cộng. Cũng như cách đây nhiều năm trước lănh đạo đă bắt các học sinh phải học tiếng Nga, nay học tiếng Trung. Học ngoại ngữ nước ngoài không phải chuyện xấu mà cái xấu đằng sau nó, v́ sao lại bắt học tiếng Trung thay v́ tiếng Anh, liệu Việt Nam sắp bị sát nhập Trung Quốc?
Ông Phạm Vũ Luận giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tiếng Hoa là ngôn ngữ hay, nếu biết thêm như một ngoại ngữ sẽ giúp mở mang kiến thức từ kho tàng văn minh Trung Hoa. Tuy nhiên, phổ cập bắt buộc tiếng Hoa từ cấp tiểu học liệu cần và đủ giúp học sinh hội nhập tốt nhất vào các xu hướng phát triển chính của thế giới hiện nay hay không? Thiết nghĩ tiếng Anh mới là ngôn ngữ tối quan trọng và cần thiết cho việc bồi đắp một thế hệ trí thức mới và xây dựng một lực lượng lao động mới đáp ứng sự phát triển tương lai của đất nước.
Nếu học tiếng Hoa để hiểu văn hoá của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam (theo đề án của Bộ GDĐT), hoặc để hiểu sâu về nền văn hoá của người Việt trong quá khứ từ các di bút do tổ tiên chúng ta để lại, th́ chữ Hán cần học phải là chữ viết theo lối phồn thể của dân tộc Hán ngàn năm về trước, chứ không phải chữ viết theo lối giản thể như chính quyền Bắc Kinh đang quảng bá khắp thế giới với mục đích tuyên truyền cho chính sách chính trị của họ qua các viện Khổng Tử.
Cuối cùng, việc buộc trẻ con học tiếng Hoa từ nhỏ khiến gợi lại chính sách nô dịch văn hoá tinh thần đáng buồn mà các chế độ thực dân thường thi hành tại những xứ thuộc địa trước đây, như tiếng Pháp đối với VN và Phi châu, tiếng Nga trong khối XHCN, tiếng Việt tại Campuchia và Lào, v.v.... Phải chăng chúng ta đang trở về thời kỳ lệ thuộc ngoại bang về văn hoá, và cả về chính trị lẫn kinh tế, như trong quá khứ?
P/S: Đề án của Bộ GDĐT tuy cũ, nhưng khả năng tái diễn ư định này là điều có thể và cần phải được ngăn chặn ngay lập tức.