Hé lộ mối t́nh 'thiên đàng' của Trịnh Công Sơn
Những ngày ở B'lao, Trịnh Công Sơn đă ấp ủ mối t́nh với cô bé Dao Ánh, em ruột một "bóng hồng" khác của chàng nhạc sĩ trẻ.
Khi mới ra trường, Trịnh Công Sơn đă chọn B'lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây của Lâm Đồng để sống và giảng dạy. Trong những tháng ngày ở B'lao, Trịnh Công Sơn đă ấp ủ một mối t́nh với cô bé Dao Ánh - em ruột một "bóng hồng" khác của chàng nhạc sĩ trẻ này.
Công bố mối t́nh bí ẩn
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn (1.4.2001 - 1.4.2011), gia đ́nh nhạc sĩ và bà Ngô Vũ Dao Ánh đă quyết định cho xuất bản cuốn sách công bố những bức thư t́nh của Trịnh Công Sơn gửi cho bà Dao Ánh. Nhà thơ Nguyễn Duy - bạn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được gia đ́nh nhạc sĩ tin tưởng nhờ biên tập cuốn sách này cho biết, gia đ́nh Trịnh Công Sơn và bản thân bà Dao Ánh muốn công bố những bức thư không phải v́ muốn kể một câu chuyện đời tư của Trịnh Công Sơn, mà thông qua đó, họ muốn mang đến cho người đọc những cảm xúc đẹp, những t́nh cảm trong sáng. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận thêm một mảng cuộc đời của Trịnh Công Sơn và hiểu được lư do người nhạc sĩ này có những nhạc phẩm bất hủ.
Trịnh Công Sơn và Dao Ánh.
Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, cuốn sách gồm trên 300 trang với khoảng hơn 100 bức thư t́nh "một chiều" của Trịnh Công Sơn gửi cho một người con gái xứ Huế, Ngô Vũ Dao Ánh. Theo nhà thơ Nguyễn Duy, đây là những bức thư được bà Dao Ánh cất giữ nhiều năm nay. Mới đây, bà Dao Ánh đă mang những lá thư này từ Mỹ trở về Việt Nam và ủy nhiệm cho Trịnh Vĩnh Trinh cất giữ. Số lượng thư trên thực tế nhiều hơn số công bố, nhưng có một số bức bị thất lạc và một số bức bị hỏng.
Nhà thơ Nguyễn Duy dự đoán, có thể c̣n có những bức thư khác giữa hai người, nhưng bà Dao Ánh giữ lại cho riêng ḿnh. Đa số thư được Trịnh Công Sơn viết từ năm 1964 đến 1967, c̣n nhiều bức khác viết sau khi bà Dao Ánh trở lại Việt Nam vào những năm 1980. Những bức thư giai đoạn đầu chan chứa t́nh cảm yêu đương, c̣n ở những bức thư sau, t́nh cảm ấy đă chuyển sang một trạng thái khác. Dường như t́nh yêu chưa dứt, nhưng giữa hai người chỉ hoàn toàn là bạn bè. Cuốn sách
Trịnh Công Sơn, thư t́nh gửi một người dự kiến sẽ xuất bản vào ngày 8.4 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông.
Mối t́nh trong mơ
Căn cứ vào ngày tháng ghi trên những bức thư, th́ lá thư đầu tiên được viết vào năm 1964, c̣n t́nh cảm của Trịnh Công Sơn dành cho Dao Ánh bắt đầu từ bao giờ không rơ (bà Dao Ánh sinh năm 1949). Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, Dao Ánh là em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm. Đây chính là "bóng hồng" trong nhạc phẩm
Diễm xưa. Trước khi yêu Dao Ánh, Trịnh Công Sơn từng dành t́nh cảm với cô chị gái Bích Diễm, nhưng t́nh cảm ấy không thành.
Các tác phẩm như
Phúc âm buồn,
Tuổi đá buồn,
Lời buồn thánh,
Như cánh vạc bay,
Chiều một ḿnh qua phố… của Trịnh Công Sơn gắn liền với giai đoạn diễn ra mối t́nh này. "Người đẹp" Dao Ánh c̣n giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của
Mưa hồng,
Tuổi đá buồn… với lời đề tặng "bản của Ánh đó".
Nhà thơ Nguyễn Duy thốt lên: "Đây là một mối t́nh rất quan họ, thánh thiện, lư tưởng, trong sáng... và là một mối t́nh trong mơ". Quả thật, hiếm có t́nh yêu nào trong xa cách mà toàn bộ những trang thư lại chan chứa như những nốt nhạc như thế. Khi ấy, Trịnh Công Sơn vẫn ở B'lao c̣n Dao Ánh ở Huế. T́nh cảm của họ hầu như chỉ trao đổi qua những cánh thư và mối t́nh ấy đă kết thúc năm 1967. Theo nhà thơ Nguyễn Duy nhận định, mối t́nh ấy chấm dứt là v́ hoàn cảnh xa cách. Sau này, cả Dao Ánh và Bích Diễm đều lập gia đ́nh riêng. Dao Ánh định cư ở nước ngoài, măi đến những năm 1980 bà mới trở về Việt Nam và gặp lại Trịnh Công Sơn.
Dao Ánh năm 1964.
Trịnh Công Sơn dạy tại B'lao chỉ 3 năm, từ 1964 đến 1967. Ba năm đều đặn với hơn ba trăm trang thư t́nh gửi Dao Ánh. Bức thư đầu tiên ghi ngày 17.9.1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui: "Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh... Anh cảm ơn Ánh ngh́n lần đă yêu thích thiên đàng sương mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy ḿnh và trời đất...".
C̣n bức thư chính thức nói lời chia tay là năm 1967 viết: "Bây giờ đă quá khuya, chương tŕnh chuyên đề về t́nh yêu c̣n để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đă ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính ḿnh. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đă cố gắng đóng cho trọn vai tṛ của ḿnh. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng ḿnh anh đă sống thật hồn nhiên trong t́nh yêu đă qua. Chúng ḿnh chấm dứt t́nh yêu đó ở đây. Hăy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó. Ánh hăy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn ǵ cả. Tất cả đă rơ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi. Anh đă nh́n t́nh yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ṛng ră nâng niu t́nh yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ c̣n có được...".
Sau hơn 20 năm xa cách, Dao Ánh đă trở lại Việt Nam, gặp lại Trịnh Công Sơn.
Xin trả nợ người được ông viết liền một mạch vào đêm mùng 3 Tết năm ấy. Dưới bản nhạc ông viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: "Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/ Tấm thân hiu quạnh ngồi say một ḿnh...". Dao Ánh đă ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bă này.
Những lời cuối cùng Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh là những ngày ông nằm trên giường bệnh. Ông không thể cầm bút được, nên phải đọc cho một người bạn viết giùm ḿnh và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: "Ánh cố gắng t́m được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống b́nh thường là quư giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái Tết thú vị dù chỉ một ḿnh hay với người khác...".
Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, ông không thể biết ḿnh ấn tượng với bức thư nào nhất v́ ông có quá nhiều ấn tượng với chúng. Toàn bộ những bức thư của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh chỉ có thể gói gọn trong 2 chữ "Quá hay". Nhà thơ Nguyễn Duy không khỏi ngạc nhiên bởi một người thanh niên 25 tuổi lại có được những tư tưởng, t́nh cảm sâu sắc đến thế. Những lời trong thư ông thể hiện một lối văn phong tuyệt vời của một người có kiến thức và phong thái trí thức. Những lời thư ấy khác rất nhiều so với những người 25 tuổi bây giờ. Theo nhà thơ, việc gia đ́nh và bà Dao Ánh công bố những bức thư không phải là việc "khoe" một mối t́nh mà muốn công bố một sự đóng góp của Trịnh Công Sơn cho văn học thông qua những bức thư của ông.
Theo GĐ