
Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, trong trận đấu ngày 6/2, đội Nhật Bản đă dẫn trước 1-0. Tuy nhiên, sau đó đội Trung Quốc đă cân bằng tỷ số. Trận đấu bước vào loạt sút luân lưu, cuối cùng đội Trung Quốc giành chiến thắng với tỷ số 2-1.
Trong thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp, nhiều cư dân mạng phát hiện ra rằng nhạc nền được phát trong khu thi đấu là bài hát chống Nhật có tên “Bảo vệ sông Hoàng Hà”. Bài hát này đă nhiều lần được Bộ Tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc lựa chọn là một trong các tác phẩm tuyên truyền văn nghệ của đảng.
Trên Twitter, nhiều cư dân mạng Nhật Bản chỉ trích "Đang thi đấu tại sao lại phát bài hát này", "Các trận thi đấu với Trung Quốc thường xuất hiện những sự việc không thể giải thích được", "Thế vận hội không nên có chính trị, hành vi của Trung Quốc có vi phạm Hiến chương Thế vận hội không?", “Đối với Trung Quốc, Thế vận hội là nơi biểu diễn chính trị… Đây là điều mà mọi người đều biết ngay từ đầu”.
Một số cư dân mạng Trung Quốc th́ b́nh luận trên Weibo rằng "Làm tốt lắm", hay "Kháng Nhật thành công". Nhưng cũng có cư dân mạng đại lục nói: "Tôi không biết ḿnh có bị trừng phạt hay không. Tôi cảm thấy làm như vậy không ổn lắm, dù sao th́ Thế vận hội cũng không cho phép đem chính trị vào".
Trước Thế vận hội Mùa đông lần này, Hiệp hội Khúc côn cầu trên băng Quốc tế từng đặt dấu chấm hỏi về tŕnh độ của đội tuyển Trung Quốc, do thực lực của đội Trung Quốc quá yếu, kỹ năng chưa đạt. V́ vấn đề này, đội khúc côn cầu trên băng của nam và nữ Trung Quốc đă chiêu mộ một lượng lớn các cầu thủ nhập tịch.
Theo trang web Nhà quan sát (Guancha.cn), hơn một nửa số cầu thủ trong đội khúc côn cầu trên băng của Trung Quốc là cầu thủ nhập tịch. Trong đó, số cầu thủ nhập tịch của đội nam là 15 trên 25 người, và của đội nữ là 13 trên 23 người. "Cầu thủ nhập tịch" là những cầu thủ nước ngoài đă nhập quốc tịch Trung Quốc.