Sau loạt tấn công chính xác đến rúng động của Israel trong 12 ngày chiến sự, Iran phát động chiến dịch truy quét gián điệp quy mô lớn.
Sau cuộc tấn công dồn dập của Israel từ hôm 13/6, chính quyền Iran đang phát động một chiến dịch truy quét quy mô chưa từng có nhằm t́m ra các nội gián, điệp viên và "phần tử phá hoại" đang ẩn ḿnh trong ḷng đất nước.
Hàng trăm người đă bị bắt giữ, nhiều người bị đưa ra xét xử khẩn cấp, và một dự luật mở rộng án tử h́nh đối với tội danh gián điệp đang được thúc đẩy.
Từ nghi ngờ nhỏ nhất đến cuộc truy quét toàn quốc
Chính quyền Iran hiện khuyến khích người dân tố giác bất kỳ ai có dấu hiệu khả nghi: từ đeo kính râm vào ban đêm, đội mũ (hiếm thấy ở Iran), chở hàng trên xe bán tải có thùng phủ kín, đến các xe van di chuyển vào giờ bất thường. Theo nhà chức trách, đây có thể là những dấu hiệu cho thấy kẻ thù đang hoạt động ngầm trong nội địa.
Các thông báo đă được phát rộng răi trên mạng xă hội và báo chí chính thống, kêu gọi người dân báo cáo nếu từng cho thuê nhà hoặc tài sản theo “hợp đồng bất thường” - một động thái rơ ràng nhằm t́m ra các "căn cứ ngầm" mà t́nh báo Israel bị cáo buộc đă sử dụng để lắp ráp và triển khai máy bay không người lái.
Giới chức Iran tuyên bố đă phát hiện hơn 10.000 máy bay không người lái cỡ nhỏ chỉ riêng tại Tehran, được cho là có liên quan các vụ ám sát gần đây nhắm vào các nhà khoa học hạt nhân. Một số drone bị nghi có điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, những tuyên bố này chưa thể được kiểm chứng độc lập.

Một thành viên của đơn vị cảnh sát chống khủng bố Iran đang bảo vệ Quảng trường Enghelab ở Tehran vào ngày 24/6, buổi sáng đầu tiên của lệnh ngừng bắn với Israel. Ảnh: The New York Times.
Trong khi đó, các tổ chức nhân quyền quốc tế như Amnesty International đă lên tiếng bày tỏ quan ngại về các vụ xét xử nhanh, thiếu minh bạch và việc bắt giữ không có lệnh chính thức. Nhiều người bị giam giữ không được tiếp cận luật sư. Một số chuyên gia cảnh báo rằng chiến dịch này có thể dẫn đến việc đàn áp các nhóm đối lập chính trị, sắc tộc và tôn giáo thiểu số.
“Iran đang xử lư các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng, nhưng cần đảm bảo các quyền cơ bản không bị xâm phạm”, Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Iran Hadi Ghaemi nhận định.
Kẻ thù ẩn ḿnh và hiệu ứng kết nối cộng đồng
Israel - quốc gia không tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) - bị cáo buộc đă thiết lập một mạng lưới gián điệp quy mô lớn trong lănh thổ Iran. Cơ quan t́nh báo Mossad hiếm hoi công bố đoạn video Giám đốc David Barnea tuyên dương các điệp viên v́ chiến dịch tại Iran, khẳng định: “Chúng tôi sẽ luôn có mặt, như trước đến nay”.
Trong cuộc chiến gần nhất, Tel Aviv thể hiện khả năng tấn công chính xác vào nhiều tướng lĩnh, nhà khoa học hạt nhân và cơ sở quân sự trọng yếu của Iran chỉ trong vài giờ.
“Không thể phủ nhận rằng chúng ta đă trải qua một cuộc khủng hoảng an ninh và t́nh báo nghiêm trọng”, cố vấn cấp cao Quốc hội Iran, ông Mahdi Mohammadi, thừa nhận trong một bản ghi âm nội bộ.
Bộ T́nh báo Iran phản hồi bằng tuyên bố sẽ tiếp tục “cuộc thánh chiến t́nh báo” và siết chặt kiểm soát mạng xă hội, kêu gọi người dân từ bỏ nền tảng quốc tế và ưu tiên dùng dịch vụ trong nước nhằm pḥng ngừa rủi ro an ninh mạng.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do các lệnh trừng phạt quốc tế kéo dài, một số nhà phân tích cho rằng việc tuyển mộ người dân bất măn vào mạng lưới gián điệp không phải là điều quá khó khăn. Tuy nhiên, không ít người dân bày tỏ sẵn sàng hợp tác với nhà chức trách trong bối cảnh lo ngại an ninh gia tăng.
Một cư dân Tehran tên Soroor kể với New York Times rằng chính bà đă tố giác một “căn nhà an toàn” gần nơi ở của ḿnh, nơi sau đó nhà chức trách bắt giữ một nhóm người và thu giữ nhiều máy bay không người lái. “Tôi đă thấy tận mắt”, bà nói.
Tuy nhiên, cũng có ư kiến lo ngại rằng những chiến dịch như vậy có thể bị chính quyền sử dụng như công cụ trấn áp các ư kiến trái chiều.
Trong bối cảnh bất ổn, một số chính trị gia ôn ḥa kêu gọi chính quyền tận dụng “hiệu ứng đoàn kết dân tộc” để thay đổi tư duy cầm quyền. “Chiến tranh và tinh thần đoàn kết hiện nay là cơ hội vàng để chúng ta nh́n lại cách điều hành và hành xử của chính phủ”, Tổng thống mới đắc cử Masoud Pezeshkian tuyên bố.
Trong một quốc gia hơn 90 triệu dân đang ch́m trong khủng hoảng kinh tế, nơi bất b́nh xă hội vẫn âm ỉ, giới phân tích cho rằng không khó để các thế lực bên ngoài t́m được người hợp tác nếu ḷng tin vào chính quyền tiếp tục suy giảm.
VietBF@ sưu tập