Theo như có một thị trấn vây bắt, triệt sản hàng ngh́n con khỉ để chế ngự tính hung dữ của chúng và hạn chế số lượng loài vật này, khiến khoảng 3.000 con khỉ trong thành phố không có thức ăn thừa từ khách du lịch và chúng nhanh chóng trở nên hung dữ, tràn vào các ṭa nhà, ăn trộm thức ăn và đôi khi tấn công con người.
Chính quyền ở Lopburi, cách Bangkok gần 150km về phía Đông Bắc, đă triệt sản khoảng 1.600 con khỉ để chế ngự tính hung dữ của chúng và hạn chế số lượng loài này.
Người ta cho rằng các loài động vật đă trở nên hung dữ hơn sau đại dịch. Lệnh phong tỏa đă khiến khoảng 3.000 con khỉ trong thành phố không có thức ăn thừa từ khách du lịch và chúng nhanh chóng trở nên hung dữ, tràn vào các ṭa nhà, ăn trộm thức ăn và đôi khi tấn công con người.
Tính đến giữa năm 2024, họ đă bắt và triệt sản khoảng 1.600 con khỉ để giảm số lượng và tính hung dữ của chúng. “Phương pháp của chúng là cướp bóc, bằng mọi giá. Chúng sẵn sàng giật bất cứ thứ ǵ trên tay bạn, bất kỳ chiếc túi nào chúng nghi ngờ có chứa thức ăn hoặc những vật dụng như điện thoại di động", Wisarut Somngam, nhà nghiên cứu địa phương của tổ chức phi chính phủ Ecoexist Society nói với Reuters.
Vào tháng 3, dư luận đă dậy sóng sau khi một người phụ nữ bị trật khớp đầu gối khi một con khỉ kéo cô xuống đất để cướp thức ăn. Trong một vụ việc tương tự khác, một người đàn ông đă bị một con khỉ đói hất văng khỏi xe máy.
“Tôi không muốn con người phải làm hại loài khỉ, và tôi cũng không muốn loài khỉ phải làm hại con người”, Athapol Charoenshunsa, người đứng đầu Cục Công viên Quốc gia, Bảo tồn Động vật hoang dă và Thực vật, cho biết trước đó.
Quần thể khỉ ở Lopburi đă phát triển mạnh nhờ việc người dân và du khách đến các ngôi đền và điểm du lịch của thành phố thường xuyên cho chúng ăn. Được coi là biểu tượng của sự bảo vệ và may mắn trong truyền thống Ấn Độ giáo và Phật giáo, loài khỉ đă trở thành một nét văn hóa cố định.
Vào tháng 5, chính quyền đă tăng cường các nỗ lực kiểm soát quần thể khỉ, bao gồm cả việc mở rộng các biện pháp triệt sản được khởi xướng trong thời gian xảy ra đại dịch. Bác sĩ thú y Patarapol Maneeorn cho biết mục tiêu là triệt sản tất cả các con khỉ và di dời chúng đến một khu vực được chỉ định để chăm sóc. “Mục tiêu của chúng tôi là triệt sản toàn bộ số khỉ này, 100%”, ông nói.
Tuy nhiên, một số cư dân và những người ủng hộ quyền động vật cho biết những con khỉ nên được quản lư nhân đạo hơn và không nên nhốt trong lồng. "Những con khỉ đang phải chịu đau khổ v́ hiện tại chúng đang ở trong một cái lồng không được thiết kế cho chúng", Edwin Wiek, người sáng lập Quỹ Wildlife Friends Foundation Thái Lan, cho biết.