Với chiến lược kiên tŕ và linh hoạt, Trung Quốc đang từng bước xây dựng ảnh hưởng sâu rộng tại Mỹ Latinh, tận dụng triệt để khoảng trống mà Mỹ để lại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh phát biểu tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 ở Lima, Peru, ngày 16/11/2024.
Theo tờ Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đang thực hiện chuyến công du kéo dài 1 tuần đến một khu vực mà Bắc Kinh đă thay thế Washington trở thành đối tác thương mại chủ chốt của hầu hết các nền kinh tế lớn, ngoại trừ Mexico và Colombia. Bắc Kinh đă kư kết với hầu hết các nước Mỹ Latinh và Caribe liên quan đến một chương tŕnh cơ sở hạ tầng không bao gồm Mỹ.
Hoạt động thương mại và đầu tư của Trung Quốc đă bùng nổ tại khoảng 40 quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe, nơi sinh sống của hơn 660 triệu người trải dài từ Mexico đến Chile và Argentina, cùng với các quốc đảo như Jamaica và Cuba. Trung Quốc bị thu hút bởi những đặc điểm tương tự khiến các công ty đa quốc gia của Mỹ háo hức cạnh tranh trong khu vực này: nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào bao gồm các khoáng sản quan trọng; nguồn nhân lực để triển khai sản xuất các sản phẩm như dược phẩm; cơ sở người tiêu dùng ngày càng tăng; và pháp quyền.
Đến nay, Trung Quốc là một khách hàng mua số lượng lớn lithium của Argentina, dầu thô từ Venezuela, và quặng sắt và đậu nành của Brazil. Theo nghiên cứu của AidData, Trung Quốc đă đầu tư 286,1 tỷ USD vào khu vực này, với các dự án như tuyến tàu điện ngầm ở Bogotá, Mexico City và các đập thủy điện ở Ecuador.
Trong bối cảnh đó, khi dừng chân tại Peru trong chuyến công du trên, nhà lănh đạo Trung Quốc đă dự lễ khánh thành một siêu cảng để đẩy nhanh thương mại với châu Á. Cảng nước sâu Chancay gần Lima (Peru) này, do các nhà thầu Trung Quốc thiết kế và do China Ocean Shipping Co. (c̣n gọi là Cosco, sở hữu phần lớn), là một dự án có ư nghĩa chiến lược quan trọng.
Ông Tập Cận B́nh đang công du Nam Mỹ để tham dự các hội nghị thượng đỉnh lănh đạo, bao gồm diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái B́nh Dương (APEC) tuần trước tại Lima, Peru và hội nghị thượng đỉnh G20 vào tuần này tại Rio de Janeiro (Brazil). Trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng được chào đón, vị thế của ông sẽ giảm đi nhiều sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ của ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump - và nhà lănh đạo Trung Quốc đă đến thăm khu vực này nhiều hơn cả Tổng thống Biden và ông Trump trong giai đoạn 2012 - 2024.
Các quốc gia trong khu vực này nh́n chung đều muốn có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ, nhưng họ thường bị coi là ưu tiên thứ yếu ở Washington. Trong khi đó, các nhà ngoại giao và giám đốc điều hành của Trung Quốc lại tích cực hợp tác với chính quyền địa phương và cấp quốc gia ở khu vực, hầu như không quan tâm đến khuynh hướng chính trị của họ.
Ngoài việc tăng cường các mối liên kết kinh tế, Trung Quốc c̣n thúc đẩy một mô h́nh quản trị nhằm phá vỡ trật tự hậu chiến do Mỹ lănh đạo mà Bắc Kinh cho là di tích lỗi thời của chủ nghĩa thực dân. Alvaro Mendez tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London và chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng Trung Quốc nhận định: "Sự chú ư liên tục của Trung Quốc đối với khu vực này mang tính biểu tượng và các quốc gia Nam toàn cầu cần sự công nhận đó".
Có thể nói, thương mại đă góp phần thúc đẩy ảnh hưởng rộng hơn của Trung Quốc trong một khu vực vốn có truyền thống liên minh với Mỹ. Gần đây, Brazil đă cùng Trung Quốc đưa ra đề xuất chấm dứt xung đột ở Ukraine và nhấn mạnh tầm nh́n về một Nam toàn cầu để thách thức trật tự truyền thống do Mỹ lănh đạo. Argentina cho phép Trung Quốc vận hành một trạm theo dơi vệ tinh cho chương tŕnh không gian của ḿnh, một trong số nhiều mối liên kết bán quân sự đang mở rộng.
Nguyên nhân thành công của Trung Quốc nằm ở sự thờ ơ của Mỹ. Jorge Guajardo, cựu Đại sứ Mexico, chỉ ra: "Mỹ coi Mỹ Latinh vốn thuộc ṿng ảnh hưởng của ḿnh" trong khi John Feeley cựu Đại sứ Mỹ tại Panama cho biết Mỹ “xem Mỹ Latinh là một vấn đề chứ không phải là một cơ hội”. Do đó, khi Uruguay và Ecuador không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ, họ đă quay sang Trung Quốc.
Dù vậy, phản ứng của Mỹ c̣n rất hạn chế. Nguồn tài trợ từ Mỹ như Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế bị giới hạn bởi các tiêu chí quá khắt khe. Ryan Berg từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận xét: "Mỹ đang thực hiện tất cả các hoạt động bơm dầu, nhưng Trung Quốc đang thực hiện rất nhiều hoạt động hỗ trợ".
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, người trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên chủ yếu coi khu vực này như một nguồn nhập cư không mong muốn, sắp tới có thể buộc một số quốc gia khu vực đưa ra lựa chọn khó khăn nếu ông thúc đẩy họ hạn chế các mối liên hệ với Trung Quốc. "Nhiều người ở Mỹ Latinh đang lo ngại về những ǵ đang chờ đợi họ trong bốn năm tới về vấn đề quan trọng này", Michael Shifter, học giả về Mỹ Latinh tại nhóm chính sách Đối thoại Liên Mỹ, cho biết, nhấn mạnh thêm rằng mức thuế quan cao hơn tiềm tàng của chính quyền Trump mới có khả năng khiến một số quốc gia trong khu vực xích lại gần Bắc Kinh hơn.
VietBFsưu tập