Tổng thống Biden dường như đă chấp nhận viện trợ các loại ḿn chống bộ binh cho Ukraine, dù từng ra lệnh cấm loại vũ khí này, theo Washington Post.
Tờ Washington Post ngày 19/11 dẫn quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ Tổng thống Joe Biden đă đồng ư viện trợ ḿn chống bộ binh cho Ukraine, nhằm tăng cường năng lực pḥng thủ cho Ukraine và hỗ trợ quân đội nước này ḱm hăm đà tiến quân của Nga ở mặt trận miền đông.
Hai quan chức Mỹ giấu tên sau đó cũng đề cập thông tin tương tự với Reuters.
Các quan chức nói rằng ḿn chống bộ binh của Mỹ sẽ chạy bằng pin và không thể kích nổ khi đă cạn pin, do đó sẽ tự động vô hiệu hóa sau một khoảng thời gian nhất định và giảm nguy cơ gây thương vong dân thường trong tương lai. Washington kỳ vọng quân đội Ukraine sẽ sử dụng loại ḿn này "trong lănh thổ của ḿnh và tránh xa các khu vực đông dân cư".
Trong hai năm qua, Mỹ đă cung cấp cho Ukraine một số loại ḿn chống tăng, nhưng đây là lần đầu xuất hiện thông tin Washington viện trợ ḿn chống bộ binh cho Kiev.
Một quan chức Mỹ nói rằng quyết định được đưa ra sau nhiều tháng tranh luận trong nội bộ chính quyền Biden. Một số cố vấn của Tổng thống Mỹ lo ngại động thái cung cấp loại vũ khí này có thể gây ra hậu quả lâu dài cho dân thường và làm phức tạp thêm t́nh h́nh nhân đạo tại Ukraine.
Lính Mỹ huấn luyện dùng ḿn chống bộ binh hồi năm 2014. Ảnh: US Army
Những người ủng hộ quyết định nhấn mạnh cung cấp ḿn chống bộ binh là cần thiết để giúp làm chậm bước tiến của quân đội Nga, tạo điều kiện cho lực lượng Ukraine tổ chức pḥng thủ hiệu quả hơn.
Thông tin được công bố chỉ vài ngày sau khi truyền thông Mỹ cho biết Tổng thống Biden đă gỡ rào, cho phép Ukraine dùng tên lửa đạn đạo tầm xa ATACMS để tập kích mục tiêu nằm sâu trong lănh thổ Nga. Bộ Quốc pḥng Nga ngày 19/11 cáo buộc Ukraine dùng 6 quả đạn ATACMS tấn công tỉnh biên giới Bryansk.
Các tổ chức nhân quyền và một số quốc gia cũng bày tỏ lo ngại về quyết định này. Bên cạnh lo ngại về thương vong dân thường và thách thức trong rà phá bom ḿn hậu chiến, việc Mỹ chuyển ḿn chống bộ binh cho Ukraine có thể làm suy yếu các nỗ lực quốc tế nhằm cấm hoàn toàn loại vũ khí này.
Ba cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ, Nga và Trung Quốc đều không tham gia Hiệp ước Ottawa, có tên đầy đủ là "Công ước về cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao các loại ḿn sát thương cá nhân và Phá hủy chúng".
Chính quyền cựu tổng thống Barack Obama năm 2014 tuyên bố cấm sử dụng và chuyển giao ḿn chống bộ binh do Mỹ sản xuất, với ngoại lệ là bán đảo Triều Tiên. Ông Obama cũng ra lệnh phá hủy kho dự trữ ḿn không dùng cho nhiệm vụ bảo vệ Hàn Quốc, khẳng định Washington sẽ không hợp tác phát triển loại vũ khí này.
Đến năm 2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đảo ngược quyết định, cho phép quân đội Mỹ tiếp tục sử dụng ḿn chống bộ binh "trên khắp thế giới", đồng thời bật đèn xanh để sử dụng thế hệ ḿn mới có khả năng bị vô hiệu hóa hoặc phá hủy từ xa. Sau khi đắc cử tổng thống, ông Joe Biden năm 2022 đă khôi phục lệnh cấm của người tiền nhiệm Barack Obama.
VietBFsưu tập