Nếu bạn tiểu có bọt dai dẳng hoặc kèm các biểu hiện khác, đó có thể là dấu hiệu của t́nh trạng bệnh lư.
Người b́nh thường nước tiểu có thể có bọt, tuy nhiên, chúng thường mất đi nhanh. Ảnh: Deposit Photos.
Người b́nh thường nước tiểu có thể có bọt. Tuy nhiên, chúng thường mất đi nhanh và lượng bọt c̣n tùy thuộc vào một số điều kiện như tốc độ đi tiểu, lượng nước trong bàng quang.
Nếu bạn tiểu có bọt dai dẳng hoặc kèm các biểu hiện khác, đó có thể là dấu hiệu của t́nh trạng bệnh lư. Nhiều nguyên nhân có thể gây tiểu có bọt như:
- Bàng quang căng tiểu: Khi bàng quang căng, áp lực ḍng nước tiểu dội nhanh và mạnh vào thành bồn cầu làm xuất hiện bọt và mất đi sau khoảng 1 phút. Đây là t́nh trạng b́nh thường.
- Tiểu có bọt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy: Trong nhiều trường hợp, thời điểm mới ngủ dậy, bàng quang căng tiểu gây tiểu có bọt. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu bệnh lư thận hay đái tháo đường nếu bọt lâu tan hoặc xuất hiện nhiều lần.
- Do các chất tẩy rửa toilet có trong bồn cầu: Xuất hiện bọt trong nước tiểu do phản ứng của chất tẩy rửa và nước tiểu.
- Mất nước: Khi cơ thể thiếu dịch do nôn, tiêu chảy, tập luyện cường độ cao, mất nhiều mồ hôi, uống ít nước làm nước tiểu cô đặc và tạo bọt.
- Lượng protein trong nước tiểu cao: Với người khỏe mạnh, trong nước tiểu có lượng protein rất thấp. Tuy nhiên, protein niệu tăng lên do các bệnh lư thận (suy thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thận do tăng huyết áp, tổn thương thận thứ phát do các bệnh lư tự miễn dịch (Lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch, xơ cứng b́)) có thể gây tiểu có bọt.
- Bệnh lư hệ tiết niệu: Một số bất thường hoặc bệnh lư hệ tiết niệu có thể gây tiểu có bọt như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, có dị vật trong đường tiết niệu...
- Xuất tinh ngược ḍng: Đây là trạng thái tinh dịch không được đưa ra ngoài qua dương vật mà di chuyển ngược qua cổ bàng quang vào trong bàng quang. Khi đi tiểu, tinh dịch được đưa ra ngoài cùng nước tiểu gây tiểu có bọt.
- Thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư có thể gây tiểu có bọt.
Người dân nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cũng như tầm soát, phát hiện sớm bệnh thận khi xuất hiện tiểu bọt lâu tan, xuất hiện nhiều lần.
Bên cạnh đó, tiểu bọt kèm theo các biểu hiện bất thường khác như phù, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi, người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lư tự miễn dịch…
VietBF@ sưu tập