Bà Trần Tố Nga theo đuổi vụ kiện nổi tiếng chống lại 14 tập đoàn đa quốc gia, trong đó có Bayer-Monsanto và Dow Chemical, v́ hành vi cung cấp chất diệt cỏ c̣n gọi là 'chất độc màu da cam' cho quân đội Mỹ...
Cụ thể: vào tháng 11-1961, Tổng thống Mỹ Kennedy đă thông qua quyết định thực hiện chiến dịch “Trail Dust”, cho phép việc sản xuất chất diệt cỏ qua hợp đồng với các công ty nói trên.
Theo điều tra, quân đội Mỹ đă rải hơn 100 triệu lít chất diệt cỏ độc hại này xuống lănh thổ Việt Nam, gây ra những hậu quả khủng khiếp về môi trường cũng như cho sức khỏe con người qua nhiều thế hệ. Chỉ đến tháng 4-1970, khi có những bằng chứng về ảnh hưởng của chất diệt cỏ tới sức khỏe con người th́ chiến dịch này mới dừng lại.
Bà Trần Tố Nga, vào năm 1966, khi tham gia chiến tranh với tư cách là phóng viên chiến trường đă nhiều lần trực tiếp tiếp xúc với chất độc hóa học “như những giọt mưa dính nhớp nháp” đổ thẳng xuống người này. Một vài năm sau đó trở đi, những dấu hiệu về hậu quả của việc tiếp xúc với chất độc màu da cam bắt đầu thể hiện, không chỉ đối với bà Nga mà c̣n đối với con, cháu của bà. Vụ kiện của bà Nga (người có quốc tịch Pháp) nhận được sự ủng hộ của đông đảo người yêu ḥa b́nh ở Pháp, ở Việt Nam. Có thể nói, hơn ba triệu nạn nhân chất độc màu da cam ở Việt Nam mong chờ công lư từ cuộc chiến pháp lư của bà Nga - như một niềm hy vọng cuối cùng.
Tuy nhiên, ngày 22-8-2024, đơn kiện của bà Trần Tố Nga lại bị Ṭa án Phúc thẩm thành phố Paris bác bỏ v́ lư do miễn trừ tư pháp đối với các tập đoàn hóa chất này. Trước đó, vào năm 2021, Ṭa án Sơ thẩm thành phố Evry cũng đă tuyên bố không đủ thẩm quyền để xét xử vụ kiện của bà Nga, v́ kết luận rằng các tập đoàn hóa chất nói trên đă “hoạt động theo lệnh và v́ lợi ích của Chính phủ Mỹ”, thông qua các hợp đồng sản xuất và cung cấp thiết bị quân sự.
Các công ty này v́ thế không thể bị xét xử ở Pháp, cho dù có bị cáo buộc gây ra những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người từ việc sản xuất và cung cấp chất độc màu da cam sử dụng ở Việt Nam.
Xin nhấn mạnh rằng trong tư pháp quốc tế th́ quyền miễn trừ tư pháp, về nguyên tắc, chỉ áp dụng cho chính phủ của quốc gia mà thôi. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử ở Pháp cho thấy nguyên tắc này đă được mở rộng phạm vi áp dụng. Theo quyết định Socíeté Levant Express năm 1969 của Ṭa Phá án Pháp (ṭa án cao nhất trong ngạch ṭa án tư pháp), quyền miễn trừ được áp dụng với “chính phủ nước ngoài và các tổ chức hoạt động theo lệnh và v́ lợi ích của chính phủ nước ngoài”. Năm 2004, một số quốc gia đă kư kết Công ước của Liên hiệp quốc về miễn trừ tư pháp, trong đó có nước Pháp, nhưng hiện nay công ước này chưa có hiệu lực. V́ thế, các thẩm phán của Pháp vẫn tiếp tục theo án lệ nói trên của Ṭa Phá án Pháp.
Quyết định của Ṭa án Phúc thẩm Paris được đưa ra trong khi chúng ta đang chứng kiến khuynh hướng thay đổi trong vấn đề công lư quốc tế: càng ngày càng có nhiều yêu cầu băi bỏ quyền miễn trừ tư pháp trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền con người, và v́ thế, đặt ra giới hạn đối với trách nhiệm của doanh nghiệp. Đáng tiếc là với quyết định này, ṭa án ở Paris đă áp dụng nguyên tắc miễn trừ cho các tập đoàn hóa chất nói trên, càng làm hạn chế khả năng nạn nhân các cuộc xung đột quân sự khởi kiện các công ty tư nhân có tham gia vào các hoạt động quân sự dưới h́nh thức hợp đồng cung cấp thiết bị.
Vụ kiện của bà Trần Tố Nga đặt ra câu hỏi về giới hạn với quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia cũng như nghĩa vụ xă hội của doanh nghiệp. Rơ ràng là nếu như doanh nghiệp về mặt pháp lư hoàn toàn có thể yêu cầu áp dụng quyền miễn trừ tư pháp khi hành động theo lệnh và v́ lợi ích của chính chủ, trong khuôn khổ một hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia, th́ sự miễn trừ này không nên là “lá bài hộ mệnh” trong các trường hợp vi phạm quyền con người.
Quyết định của ṭa án Pháp cũng tương đồng với quyết định của ṭa án liên bang Mỹ ngày 22-2-2018 trong một vụ kiện giữa các cựu chiến binh Mỹ với các công ty hóa chất, với lư do rằng “chất độc màu da cam không được sử dụng chống lại người dân, mà để bảo vệ các binh đoàn lính Mỹ, chống lại sự tấn công của kẻ thù”. Ṭa án cũng viện dẫn cả luật về sản xuất v́ lư do quốc pḥng (Defense Production Act) thông qua năm 1950 - cho phép tổng thống Mỹ buộc các công ty tư nhân sản xuất theo yêu cầu quốc pḥng, để bác bỏ yêu cầu của các nạn nhân chất độc màu da cam.
Một điểm tích cực là Ṭa án Phúc thẩm Paris có nhấn mạnh rằng các công ty tư nhân không phải v́ thế sẽ được hưởng một sự “bảo hộ” tối đa, mà cần phải nâng cao ư thức trách nhiệm trong mỗi cuộc xung đột quân sự. Ngay cả trong trường hợp công ty tư nhân tham gia vào hoạt động quân sự theo lệnh của chính phủ, các công ty này cũng cần phải đảm bảo rằng hoạt động của họ không đồng nghĩa với việc thực hiện các tội ác chiến tranh hay các tội ác chống lại nhân loại.
Cũng xin bổ sung rằng hiện nay vụ kiện Lundin Energy (tên gọi hiện nay là Orrön Energy) cũng đang diễn ra ở Thụy Điển. Trong vụ kiện này, công ty nói trên đă bị cáo buộc tham gia thực hiện các tội ác chiến tranh ở Sudan. Nhiều người mong đợi đây sẽ là tiền lệ đầu tiên ở châu Âu liên quan đến trách nhiệm doanh nghiệp trong xung đột quân sự.
Quay lại cuộc chiến pháp lư của bà Trần Tố Nga, quyết định của Ṭa án Phúc thẩm Paris không đặt dấu chấm hết hoàn toàn, v́ đội ngũ pháp lư ủng hộ bà sẽ theo đuổi vụ kiện lên tới ṭa án cao nhất của Pháp.
Ngày 26-9-2024, bà Trần Tố Nga đă được thành phố Villejuif của Pháp trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự”, một danh hiệu cao quư mà trước đó thành phố này chỉ mới trao cho hai người v́ sự nghiệp chống lại phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa Apartheid: Nelson Mandela và Mumia Amu Jamal.