Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ tổ chức họp khẩn vào ngày 26/11, sau khi Nga tấn công một thành phố của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.
Ảnh minh hoạ.
Ngày 22/11, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho rằng cuộc xung đột suốt 33 tháng qua đang "bước vào giai đoạn quyết định" và "mang tính chất rất kịch tính".
Quốc hội Ukraine vừa hủy một phiên họp khi an ninh được thắt chặt sau cuộc tấn công của Nga vào cơ sở quân sự ở thành phố Dnipro ngày 21/11.
Trong lời cảnh báo quyết liệt gửi tới phương Tây, Tổng thống Vladimir Putin vừa có phát biểu trên truyền h́nh quốc gia, rằng cuộc tấn công bằng tên lửa tầm trung Oreshnik là để trả đũa việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ và Anh để tấn công sâu hơn vào lănh thổ Nga.
Tổng thống Putin khẳng định các hệ thống pḥng không của phương Tây sẽ bất lực trong việc ngăn chặn tên lửa mới của Nga.
Các quan chức quân sự Ukraine cho biết, tên lửa Nga bắn vào Dnipro đă đạt tốc độ Mach 11 và mang theo 6 đầu đạn phi hạt nhân, mỗi đầu đạn phóng ra 6 đầu đạn nhỏ hơn.
Trong phát biểu ngày 22/11 với các quan chức quân sự và ngành công nghiệp vũ khí, ông Putin cho biết Nga đang mở rộng sản xuất Oreshnik.
"Không ai trên thế giới có vũ khí như vậy. Sớm muộn ǵ các quốc gia khác cũng sẽ có được chúng. Chúng tôi biết họ đang phát triển vũ khí như vậy. Nhưng chúng ta đă có hệ thống này, một điều rất quan trọng”, ông Putin nói.
Tổng thống Nga cho biết việc thử nghiệm tên lửa sẽ tiếp tục, "kể cả trong chiến đấu, tùy thuộc vào t́nh h́nh và bản chất của các mối đe dọa an ninh nhắm vào Nga". Ông nhấn mạnh rằng Nga đă có "một kho dự trữ những hệ thống như vậy để sẵn sàng sử dụng".
Tướng Sergei Karakayev, chỉ huy Lực lượng Tên lửa chiến lược của Nga, cho biết Oreshnik có thể tấn công các mục tiêu trên khắp châu Âu, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Ông cũng khẳng định rằng dù chỉ mang theo đầu đạn thông thường, Oreshnik cũng gây tác động tương đương vũ khí hạt nhân.
Ngày 22/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga sử dụng vũ khí như vậy là do "những quyết định và hành động liều lĩnh của các nước phương Tây" trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine để tấn công Nga.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đồng t́nh với quan điểm của Mátxcơva, cho rằng việc sử dụng vũ khí Mỹ ở Ukraine có thể đ̣i hỏi sự tham gia trực tiếp của Mỹ.
"Những tên lửa đó được dẫn đường đến mục tiêu nhờ hệ thống điện tử, đ̣i hỏi công nghệ tiên tiến nhất thế giới và tín hiệu vệ tinh. Có một giả định mạnh mẽ rằng... những tên lửa này không thể được dẫn đường nếu không có sự hỗ trợ của người Mỹ”, ông Orbán phát biểu trên đài phát thanh quốc gia.
Thủ tướng Orban cảnh báo không nên đánh giá thấp phản ứng của Nga, nhấn mạnh việc Mátxcơva gần đây đă sửa học thuyết hạt nhân.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Cộng hoà Séc Jan Lipavskư cho rằng cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vừa qua là “sự leo thang… nhằm đe dọa người dân Ukraine và châu Âu".
Tại cuộc họp báo với người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha tại Kiev, ông Lipavskư bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn việc cung cấp thêm hệ thống pḥng không để bảo vệ thường dân Ukraine khỏi các cuộc tấn công.
Ông nhấn mạnh rằng Cộng hoà Séc sẽ không áp đặt bất kỳ giới hạn nào đối với việc sử dụng vũ khí và thiết bị của ḿnh với Ukraine.
Tổng cục T́nh báo Ukraine nhận định tên lửa Oreshnik (trong tiếng Nga nghĩa là ‘cây phỉ’), được bắn từ Trường bắn thử tên lửa Kapustin Yar số 4 ở vùng Astrakhan của Nga và đă bay 15 phút trước khi bắn vào Dnipro.
Ukraine cho biết các vụ phóng thử tên lửa tương tự diễn ra vào tháng 10/2023 và tháng 6 năm nay. Lầu Năm Góc xác nhận đây là loại tên lửa tầm trung mới, được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh.
Nhà máy Pivdenmash, nằm cách trung tâm Dnipro khoảng 4 dặm (6,5 km), là nơi bị tên lửa bắn trúng. Khu vực bị tấn công đă bị phong tỏa và người ngoài không được tiếp cận. Chưa có thông tin nào về thương vong trong vụ việc.
VietBFsưu tập