Sức mạnh đồng USD đă vọt tăng sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Nhưng giới quan sát cho rằng USD mạnh lên quá nhanh có thể gây hại cho nền kinh tế toàn cầu.Với sức mạnh của đồng USD, nền kinh tế Mỹ đă có rất nhiều đặc quyền. Vai tṛ trung tâm của đồng USD trong hệ thống thanh toán toàn cầu cũng làm gia tăng sức mạnh của các biện pháp trừng phạt tài chính từ Mỹ. Và rơ ràng, quyền lực này đang khiến một số quốc gia lo ngại, họ t́m cách giảm phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
Trên thực tế, quá tŕnh phi USD hóa đă bắt đầu tăng tốc, nhất là sau những biến động về địa chính trị như thương chiến Mỹ - Trung và xung đột ở Ukraine. Bắc Kinh cũng đang t́m cách gia tăng tầm ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ trên toàn cầu.
Khối BRICS (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi), cùng các thành viên mới như Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và UAE, đang ngày càng củng cố vị thế trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo báo cáo phân tích của Công ty CP Chứng khoán DSC, thông qua các giải pháp giao thương bằng đồng nội tệ hoặc thiết lập hệ thống thanh toán BRICS-Clear, xu hướng giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS không chỉ nhằm tăng cường tính tự chủ tài chính mà c̣n giảm thiểu rủi ro từ các biến động tỷ giá và lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Xu hướng phi USD hóa toàn cầu
Hồi tháng 10 năm nay, J.P.Morgan đă có báo cáo với tựa đề: "Phi USD hóa: Đồng USD có đang mất đi sự thống trị?". Theo đó, xu hướng phi USD hóa ngày càng rơ nét, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.
Nga, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, đă đi đầu trong việc bán dầu bằng các loại tiền tệ địa phương của khách hàng, tạo ra một hiệu ứng domino. Những nhà sản xuất khác như Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tích cực t́m kiếm các giải pháp thay thế cho đồng bạc xanh.
Mặc dù USD vẫn thống trị thị trường dầu mỏ toàn cầu, nhưng sự thay đổi trong hành vi của Nga đă thách thức vị thế "độc tôn" của đồng USD và mở ra một kỷ nguyên mới trong giao dịch năng lượng.
Song song đó, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, đặc biệt ở những thị trường mới nổi, đang tích cực tăng cường dự trữ vàng. Việc tích lũy vàng ṛng kỷ lục trong hai năm qua cho thấy một xu hướng rơ ràng. Đó là các quốc gia đă đa dạng hóa danh mục dự trữ để giảm sự phụ thuộc vào USD và hệ thống tài chính do Mỹ dẫn đầu.
Điều này không chỉ làm giảm nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ mà c̣n giải phóng nguồn vốn để đầu tư vào các dự án phát triển trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Mỹ.
"Thế độc tôn của USD sẽ mất hàng thập kỷ để bị xói ṃn"
Trên khắp thế giới, các quốc gia khác có nhiều động lực về cả kinh tế lẫn địa chính trị để phi USD hóa. Nhưng những dự đoán về sự sụp đổ của đồng USD, ngay cả sau khủng hoảng tài chính 2008, vẫn chưa thành hiện thực.
Ảnh hưởng của đồng USD lớn đến nỗi, chỉ một biến động nhỏ cũng có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên toàn cầu. USD mạnh lên ảnh hưởng nặng nề đến chi phí xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ.
Các nước cần thanh toán nợ bằng USD cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi kho dự trữ ngoại hối quốc gia xuống thấp.
Những quốc gia dễ bị tổn thương là nạn nhân đầu tiên của USD. T́nh trạng thiếu hụt USD ở Sri Lanka là một trong những nguyên nhân kéo quốc gia này vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử.
Pakistan cũng đă đứng trước bờ vực vỡ nợ khi giá trị đồng nội tệ so với USD rơi xuống mức thấp kỷ lục. Tại Ai Cập, bên cạnh vấn nạn giá lương thực tăng cao, quốc gia châu Phi phải đối mặt t́nh trạng cạn kiệt kho dự trữ USD và làn sóng thất thoát vốn đầu tư nước ngoài. Cả 3 quốc gia này đều phải t́m đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nh́n chung, thế thống thị của đồng USD có thể mất đến hàng thập kỷ để suy yếu
Báo cáo của J.P.Morgan
USD đă trở thành phương tiện trao đổi quan trọng nhất thế giới sau Thế chiến II. Theo ước tính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), từ năm 1999 đến năm 2019, USD chiếm 79% giao dịch thương mại toàn cầu và 74% ở khu vực châu Á. Các ngân hàng sử dụng đồng bạc xanh cho khoảng 60% tổng số tiền gửi và cho vay quốc tế.
Các hàng hóa chính như dầu vẫn chủ yếu được mua bán bằng USD, và một số nền kinh tế lớn, bao gồm cả Saudi Arabia vẫn neo tiền tệ vào USD.
USD đă trụ vững ở ngai vàng trong nhiều năm nhờ sự ổn định về giá trị, quy mô nền kinh tế và sức mạnh địa chính trị của Mỹ. Một yếu tố nữa là không một quốc gia nào có thị trường nợ giống Mỹ với tổng trị giá lên đến hàng chục ngh́n tỷ USD. Trái phiếu kho bạc Mỹ được coi là tài sản dự trữ hàng đầu thế giới, do đó, rất khó để cạnh tranh với USD.
Kết luận trong báo cáo mới đây, J.P.Morgan cũng nhận định rằng rủi ro phi USD hóa dường như đang bị phóng đại.
Theo đó, xu hướng chuyển dịch khỏi đồng USD có diễn ra, nhưng yếu tố hỗ trợ sự thống trị của đồng USD vẫn c̣n rất mạnh mẽ. “Thị trường vốn Mỹ sâu rộng và thanh khoản cao, hệ thống pháp lư ổn định và minh bạch, cùng với cam kết duy tŕ chế độ thả nổi tự do đă tạo nên một nền tảng vững chắc cho USD”, báo cáo nhận định.
“Nh́n chung, thế thống thị của đồng USD có thể mất đến hàng thập kỷ để suy yếu”, báo cáo viết.
|
|