Theo như Đám dân đen có được vài đồng lẻ là chỉ nghĩ đến hưởng thụ, lại đem tư duy của mình soi chiếu lên người khác, nhưng thật khó tưởng tượng tư duy và tầm nhìn của Elon Musk, Starship và giấc mơ Mỹ, giấc mơ Hỏa Tinh có con người.
Đến được Sao Hỏa đã là một thử thách lớn, đưa con người lên đó lại càng khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. Nhưng đưa họ trở về Trái Đất mới thực sự là một nhiệm vụ dữ dằn.
Hãy nghĩ đến những thách thức chỉ để đưa tàu vũ trụ vào quỹ đạo Trái Đất. Bạn cần đạt vận tốc 8 km/s để đảm bảo tàu không bị lực hấp dẫn kéo rơi trở lại mặt đất. Còn nếu muốn từ quỹ đạo này đi vào quỹ đạo đến Sao Hỏa, bạn cần tăng thêm 4 km/s nữa, tức 12km/s nhằm thoát khỏi lực hút của Trái Đất.
Con người là những sinh vật yếu đuối, cần đủ loại nhu yếu phẩm như không khí để thở, thức ăn để ăn, không gian để di chuyển, cùng hàng loạt thứ phiền toái mà máy móc chẳng bao giờ bận tâm. Một tàu Starship được thiết kế để chở 100 tấn hàng hóa vào quỹ đạo, nhưng sau khi làm được điều đó, nó sẽ hết nhiên liệu và không thể đi xa hơn. Nghe có vẻ đây là điểm dừng, nhưng điểm khác biệt của Starship chính là khả năng được tiếp nhiên liệu đầy đủ ngay trên quỹ đạo Trái Đất, nhờ những tàu tiếp nhiên liệu khác. Điều này biến hệ Mặt Trời bên trong trở thành vùng đất để bạn thỏa sức khám phá.
Khi đã vào hành trình, bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và đọc sách vì quãng đường từ Trái Đất đến Sao Hỏa cần vài tháng mới tới nơi. Nếu dùng quỹ đạo Hohmann, hành trình hiệu quả nhất cũng mất khoảng 9 tháng, giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu. Muốn rút ngắn thời gian xuống còn 6 tháng, bạn phải chấp nhận hy sinh một phần tải trọng. Dù chọn cách nào, bạn cũng cần được cung cấp thức ăn, nước uống, bảo vệ khỏi bức xạ suốt chặng đường.
Khi đến Sao Hỏa, nhiệm vụ vẫn chưa kết thúc. Bạn cần giảm tốc vài km/s để tránh vọt qua luôn hành tinh này. Ở quỹ đạo Sao Hỏa, tàu của bạn di chuyển với vận tốc 4 km/s. Tuy nhiên, không giống Trái Đất, khí quyển Sao Hỏa không đủ dày để làm tàu giảm tốc hoàn toàn nhưng lại đủ để đốt cháy bạn nếu lá chắn nhiệt bị hỏng hoặc tính toán sai.
Hãy nhớ lại những gì NASA đã làm để hạ cánh thành công xe tự hành Perseverance nặng 1 tấn xuống bề mặt Sao Hỏa. Trong khi đó, Elon Musk muốn hạ cánh một con tàu Starship khổng lồ có thể mang theo khối lượng tương đương 100 chiếc xe tự hành như vậy!
Khi đã an toàn trên bề mặt Sao Hỏa, mối bận tâm tiếp theo sẽ là làm sao để quay về. Nhiên liệu trong Starship đã cạn sạch sau khi đưa bạn đến nơi. Tuy nhiên, Elon đã tính cả rồi. Một sứ mệnh sử dụng robot trước đó được triển khai xây dựng sẵn một nhà máy tổng hợp nhiên liệu. Nhờ đó, hành trình trở về sẽ được chuẩn bị từ trước.
Sau khi rời khỏi bề mặt Sao Hỏa và bắt đầu hành trình về Trái Đất, bạn lại mất thêm 9 hoặc 6 tháng nữa để về nhà. Hy vọng bạn đã mang đủ đồ ăn để dùng trong suốt hành trình. Nhưng đừng quên, bạn phải rời Sao Hỏa đúng lúc để không bỏ lỡ "cửa sổ hội tụ đồng bộ" (synodic window - khoảng thời gian thuận lợi nhất cho việc di chuyển liên hành tinh trong hệ Mặt Trời, ở đây là Trái Đất và Sao Hỏa). Quỹ đạo Hohmann hiệu quả chỉ xuất hiện vài tháng trong mỗi chu kỳ 26 tháng. Nếu bỏ lỡ, bạn sẽ phải ăn khẩu phần dự trữ và đối mặt với thử thách xem liệu câu chuyện trong các kịch bản Hollywood có khả thi không.
Đến giờ, vật thể lớn nhất từng hạ cánh an toàn trên Sao Hỏa vẫn chỉ là xe tự hành Perseverance. Điều này cho thấy tham vọng của Elon Musk lớn đến mức nào. Ông không muốn chỉ đưa một con tàu nhỏ với vài phi hành gia dũng cảm để họ cắm cờ và đi dạo vài ngày. Thay vào đó, ông dự định đáp hai tàu Starship robot khổng lồ để xây dựng một cơ sở sản xuất điện, oxy và nhiên liệu nhằm xây dựng nhà ga chuẩn bị cho tương lai.
Đó là lý do tại sao kế hoạch của SpaceX lại tham vọng như vậy. Họ không chỉ kế thừa các kế hoạch trước đây của NASA và Roscosmos mà còn tăng tốc mọi thứ theo cách chưa ai từng nghĩ đến. Điều đáng kinh ngạc là Elon dự định làm điều này với một hệ thống có chi phí thấp hơn rất nhiều so với bất kỳ cơ quan chính phủ nào có thể hình dung.
Và, sau nhiều lần nổ tung trên bầu trời mang theo từng giọt nước mắt chỉ kịp làm đỏ ngầu con ngươi. Thì vào ngày 13/10 mới đây, Elon Musk cùng SpaceX đã thu hồi thành công tầng đẩy Super Heavy của tên lửa Starship bằng cách sử dụng cánh tay robot khổng lồ tại bệ phóng ở Texas, Mỹ. Một bước tiến quan trọng trong việc phát triển tên lửa tái sử dụng cho các sứ mệnh liên hành tinh. Mỗi vụ phóng trung bình tốn 100 triệu đô-la và chỉ cần sai một dấu phẩy cũng có thể biến mọi thứ thành tro bụi. Năm 1996, tên lửa đẩy được thiết kế mang trọng tải lớn Ariane 5 của cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu nổ tung sau 37 giây rời bệ phóng, nguyên nhân là một dấu phẩy động đặt sai chỗ trong mã lập trình. Gần $400 triệu Mỹ kim bốc hơi trên bầu trời đỏ thẫm.
Elon Musk đặt mục tiêu phóng 25 tàu Starship vào năm 2025 và 100 tàu trong những năm tiếp theo. Việc định cư trên Sao Hỏa có thể nhí nhố với ai chứ với Elon, đó là tham vọng lẫn danh dự. TH