Vấn đề kinh tế là một trong những yếu tố then chốt giúp ông Trump chiến thắng trong kỳ bầu cử năm nay - một phần đến từ việc cử tri chưa hài ḷng với hiện tại, trong khi những cam kết cụ thể của Tổng thống đắc cử đă “bắn trúng hồng tâm”.
Giới truyền thông cho rằng, cử tri Mỹ vẫn c̣n hoài niệm về thời kỳ lạm phát thấp, cùng tăng trưởng kinh tế tương đối tốt trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, trước đại dịch Covid-19. Khi đó, những năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2021), ông Trump được đánh giá đă mang lại kết quả kinh tế tốt hơn kỳ vọng khi ông vừa đắc cử. Lần này, người Mỹ lại kỳ vọng về những cam kết của ông Trump - đưa “Nước Mỹ vĩ đại trở lại!”.
Tái khởi động chính sách cũ
Năm nay, giới đầu tư thường nói đến khả năng “hạ cánh mềm” khi phân tích các yếu tố trong nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2025-2029 khiến mọi thứ trở nên khó đoán hơn nhiều.
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, Giáo sư Đại học Columbia Joseph Stiglitz cho rằng, kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn “hạ cánh mềm” , song giai đoạn này có thể kết thúc vào ngày 20/1/2025 - khi ông Trump chính thức trở lại Nhà Trắng.
Ông Trump và các đồng minh đă đưa ra một chương tŕnh nghị sự bảo thủ toàn diện và đầy tham vọng cho 100 ngày đầu tiên. Trong đó, giới quan sát cho rằng, ưu tiên hàng đầu có thể là những cam kết được nhắc nhiều nhất trong chiến dịch tranh cử, liên quan nhập cư và một loạt cải cách kinh tế. “Mũi tên” tiếp theo sẽ nhắm vào một số chính sách của chính quyền đương nhiệm, đồng thời tiếp tục tái khởi động các chính sách cũ từ nơi ông dừng lại sau nhiệm kỳ đầu tiên.
Các thủ tục hành chính và các cuộc đàm phán có thể khiến việc thực thi các kế hoạch của Tổng thống đắc cử phần nào bị tŕ hoăn. Nhưng như tờ Wall Street Journal viết, cơ hội đầu tiên của ông Trump để ghi dấu ấn kinh tế trong nhiệm kỳ tới sẽ là chính sách thuế quan - lĩnh vực mà ông có thể hành động mà không cần tới sự phê chuẩn của Quốc hội.
Mục 301 của Đạo luật thương mại Mỹ năm 1974 cho phép ông làm điều đó, để ngăn chặn những ǵ ông cho là hành vi thương mại không công bằng hoặc gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Các công cụ kinh tế được nhắc nhiều nhất trong chiến dịch tranh cử là áp thuế quan toàn diện lên hàng nhập khẩu và chủ trương giảm thuế trong nước. Như tuyên bố trước bầu cử, ông dọa sẽ áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu hoặc cao hơn và lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Một số người lo ngại, trong trường hợp ông Trump thực hiện đầy đủ các cam kết trong chiến dịch tranh cử của ḿnh, kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với sự gia tăng của lạm phát. Bởi các chính sách mà ông đề xuất, như áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu, cắt giảm thuế trong nước và hạn chế nhập cư… đều có khả năng gây lạm phát cao hơn.
Trên thực tế, các chính sách trên có thể kích thích tăng trưởng, nhưng cũng tạo áp lực lớn lên thâm hụt ngân sách liên bang vốn đang ở mức cao và khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải xem xét lại đường hướng lăi suất.
Dưới một góc nh́n khác, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari lưu ư khả năng các quốc gia khác trả đũa như một cuộc chiến thương mại, khi đó lạm phát có thể sẽ duy tŕ ở mức cao trong dài hạn.
Nhận định lạc quan hơn, Chủ tịch Liên minh sản xuất Mỹ Scott Paul cho rằng, chương tŕnh nghị sự kinh tế của Tổng thống đắc cử không chỉ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, vực dậy nền sản xuất Mỹ, mà c̣n nhằm khôi phục những công việc tốt, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
“Đúng là phải có tổn thất. Nhưng trong nhiều trường hợp, tôi cho là xứng đáng”, ông Scott Paul nói.
Một lư do nữa là nền kinh tế mà ông Trump tiếp quản lần này đang được đánh giá tương đối tốt. GDP tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng ổn định bất chấp các đợt tăng lăi suất, doanh thu bán lẻ vượt qua dự báo, tỷ lệ thất nghiệp dao động khoảng 4% và lạm phát đă giảm nhiều từ đỉnh xuống gần mục tiêu 2%. Hơn nữa, Fed đă bước vào chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ và điều này sẽ giữ nguy cơ suy thoái kinh tế ở mức tối thiểu.
Thời hoàng kim của AI?
Một cam kết gây chú ư khác từ ông Trump là cắt giảm các khoản trợ cấp khí hậu, băi bỏ một số chính sách môi trường từ Đạo luật Giảm lạm phát của Tổng thống đương nhiệm và tiếp tục mở rộng hoạt động thăm ḍ, khai thác dầu, bao gồm cả việc giảm thuế cho các nhà sản xuất dầu, khí đốt và than.
“Chúng ta sẽ giải phóng năng lượng Mỹ và tôi sẽ cắt giảm giá năng lượng xuống một nửa trong ṿng một năm kể từ 20/1”, như ông Trump tuyên bố tại cuộc vận động tranh cử ở Madison Square Garden, New York hồi tháng trước.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ hai của ông Trump sẽ không chỉ đưa nước Mỹ trở thành “quốc gia thống trị về năng lượng” như khẩu hiệu “Drill, Baby, Drill!” (tạm dịch: Khoan. Khoan nữa!).
Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ là một phần của “thời kỳ hoàng kim mới của nước Mỹ”, ông Trump nêu tại Đại hội đảng Cộng ḥa hồi tháng 7. “Ông ấy nói rằng, AI rất đáng sợ nhưng chúng tôi nhất định phải thắng, nếu không Trung Quốc sẽ thắng”, hai nhà đổi mới sáng tạo có tên tuổi Marc Andreessen và Ben Horowitz nói về một phát biểu khác của ông Trump.
Thung lũng Silicon hiện đang bày tỏ thiện chí với vị Tổng thống đắc cử v́ ông từng hứa sẽ hỗ trợ mạnh mẽ phát triển AI, trong cuộc cạnh tranh với nền kinh tế hùng mạnh thứ hai thế giới - Trung Quốc.
“Chúc ông Donald Trump mọi thành công trong lănh đạo và đoàn kết nước Mỹ mà tất cả chúng ta yêu mến”, CEO Jeff Bezos của Amazon không phải là lănh đạo big tech duy nhất gửi thiện chí tới ông Trump. Một loạt tên tuổi lớn của làng công nghệ như Google, Apple, Microsoft Satya Nadella và OpenAI tuyên bố “mong muốn hợp tác” nhằm củng cố vai tṛ lănh đạo của Mỹ.
Lần này, sự nhiệt t́nh của các big tech khác hẳn với thái độ lạnh nhạt của chính họ đối với chiến thắng của ông Trump hồi năm 2016 - khi họ thậm chí không mặn mà với lời mời từ Nhà Trắng.
Ông Trump được kỳ vọng có thể trở thành đồng minh của các tập đoàn công nghệ Mỹ trong cuộc đấu tranh với Liên minh châu Âu (EU). Ngoài ra, các chính sách chống độc quyền và cạnh tranh cũng có thể được nới lỏng cho các big tech v́ Tổng thống đắc cử cần họ trong cuộc thương chiến với Bắc Kinh.
Trong những ngày ông Trump đang rốt ráo chuẩn bị cho ngày trở lại Nhà Trắng, Đảng Cộng ḥa cho biết, họ sẽ hành động mạnh tay v́ chương tŕnh nghị sự mà Tổng thống đắc cử đặt ra.
Và theo như Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson chia sẻ với truyền thông, với tinh thần “phải sửa chữa hầu hết mọi thứ”, trước tiên, họ sẽ bắt đầu bằng việc bảo vệ biên giới - điều mà người dân Mỹ yêu cầu và xứng đáng được hưởng. Ngay sau đó, họ sẽ đi thẳng vào nền kinh tế”.
VietBFsưu tập
|
|