Ngày 4/12, các nhà lập pháp Pháp sẽ tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm, sự kiện có khả năng phế truất chính phủ của Thủ tướng mới nhậm chức Michel Barnier.
Nếu không có bất ngờ vào phút cuối, chính phủ của Thủ tướng Barnier sẽ trở thành chính phủ Pháp đầu tiên bị buộc phải từ chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong hơn 60 năm qua, vào thời điểm đất nước đang vật lộn với thâm hụt ngân sách lớn.
Cuộc tranh luận sẽ bắt đầu lúc 16:00 (22:00 ngày 4/12 giờ Việt Nam), và cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra sau khoảng ba giờ, theo thông tin từ các quan chức quốc hội. Tổng thống Emmanuel Macron sẽ trở về Pháp sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Ả Rập Xê Út trong ngày.Sự sụp đổ của chính phủ Thủ tướng Barnier sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực ngay trung tâm châu Âu, khi nước Đức cũng đang trong giai đoạn bầu cử, vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai.
Trong cuộc phỏng vấn truyền h́nh vào tối 3/12, ông Barnier cho biết ông vẫn mở cửa khả năng đàm phán ngân sách với đảng cực hữu National Rally (RN) của bà Marine Le Pen và các đảng phái khác, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng chính phủ của ông có thể vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
"Điều này phụ thuộc vào các đại biểu, mỗi người đều có trách nhiệm với người dân Pháp, với cử tri và với quốc gia, vốn đang trong thời điểm khá nghiêm trọng", ông nói, đồng thời cảnh báo về căng thẳng chính trị trong nước.
Tuy nhiên, ông đă bác bỏ những đề xuất từ một số thành viên trong đảng trung hữu của ḿnh về việc ông Macron nên từ chức để giải quyết khủng hoảng, đồng thời nhấn mạnh Tổng thống là "một trong những người bảo đảm sự ổn định của đất nước chúng ta".
Trong khi đó, khi được hỏi về những đồn đoán ngày càng tăng về khả năng không hoàn thành nhiệm kỳ của ḿnh, ông Macron khẳng định: "Tôi sẽ tôn trọng sự tin tưởng này bằng tất cả năng lượng của ḿnh cho đến giây phút cuối cùng". Nhiệm kỳ của ông kéo dài đến giữa năm 2027 và ông không thể bị quốc hội buộc phải từ chức.
Bộ trưởng Ngân sách Laurent Saint-Martin cho biết việc phế truất chính phủ và kế hoạch ngân sách của họ có thể dẫn đến thâm hụt tài chính lớn hơn và sự bất ổn ngày càng gia tăng. Được biết, mức phí bảo hiểm rủi ro mà các nhà đầu tư yêu cầu để nắm giữ trái phiếu chính phủ Pháp thay v́ trái phiếu Đức đă gần đạt mức cao nhất trong hơn 12 năm vào ngày 3/12.Cuộc khủng hoảng chính trị leo thang khi ông Barnier tuyên bố sẽ cố gắng thông qua phần an sinh xă hội trong ngân sách mà không cần bỏ phiếu sau khi không nhận được sự ủng hộ từ đảng RN. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về thất bại trong việc thông qua ngân sách.
"Đối với chúng tôi, việc kiểm duyệt ngân sách là phương án duy nhất mà hiến pháp cho phép để bảo vệ người dân Pháp", bà Marine Le Pen phát biểu với các phóng viên tại quốc hội.
Lúc này, cả cánh tả và cực hữu đều có đủ số phiếu để lật đổ chính phủ ông Barnier, và bà Le Pen xác nhận đảng của bà sẽ ủng hộ đề xuất bất tín nhiệm của liên minh cánh tả. Tuy nhiên, đề xuất bất tín nhiệm riêng của RN sẽ không đủ số phiếu để thông qua.
Dự thảo ngân sách của ông Barnier nhằm cắt giảm thâm hụt tài chính, dự kiến sẽ vượt quá 6% GDP trong năm nay, với kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu trị giá 60 tỷ euro. Mục tiêu là giảm thâm hụt xuống c̣n 5% vào năm sau, một chỉ số mà các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đang theo dơi chặt chẽ.
Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công, Tổng thống Macron có thể yêu cầu ông Barnier tiếp tục giữ vai tṛ thủ tướng tạm quyền trong khi t́m kiếm người thay thế, quá tŕnh này có thể kéo dài đến năm sau.
Trong trường hợp ngân sách không được thông qua vào ngày 20/12, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp để gia hạn các giới hạn chi tiêu và điều khoản thuế từ năm nay, nhưng điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp tiết kiệm của ông Barnier sẽ bị bỏ qua.
|