“Tin tức Hải quân” (Naval News) chiều ngày 03/12 đưa tin, do Căn cứ Hải quân Nga đóng tại cảng Tartus, tỉnh Latakia ở tây bắc Syria, đang bị đe dọa bởi sự tiến công của phiến quân từ các tổ chức khủng bố, nên các tàu chiến của hải quân Nga ở quân cảng này đă rời khỏi căn cứ, tiến ra vùng biển đông Địa Trung Hải.
Naval News lưu ư rằng, sau khi quân chính phủ Syria liên tiếp phải rút lui ở khu vực bắc và tây bắc đất nước, khoảng cách giữa phiến quân tới các căn cứ Nga bên bờ phía đông Địa Trung Hải đă bị rút ngắn nghiêm trọng.
Khi tiền tuyến đến gần, Moscow đă thực hiện các biện pháp pḥng ngừa. Nhận thức được sự nguy hiểm khi các tàu chiến nằm phơi ḿnh trên cầu cảng, Bộ chỉ huy Lực lượng Nga ở Syria đă hạ lệnh cho các chiến hạm đang neo đậu tại căn cứ Tartus di chuyển ra Địa Trung Hải.
B́nh thường, sẽ có 5 tàu mặt nước và một tàu ngầm của Hải quân Nga đóng tại căn cứ Tartus, nhưng tàu hỗ trợ Yelnya được quan sát thấy rời Tartus vào sáng ngày 2 tháng 12 năm 2024 và sau đó, các thông tin báo cáo rằng, một vài hoặc tất cả các tàu khác cũng đă rời Tartus
Được biết, Yelnya là tàu chở dầu tiếp nhiên liệu Altai thuộc Dự án 160 (Project 160), là tài sản quư giá và quan trọng trong việc hỗ trợ cho lực lượng của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải.
Theo công bố của các nguồn tin cung cấp cho Naval News, các tàu Nga đang hướng tới biển Baltic, nhưng không rơ đây chỉ là sự điều động tạm thời hay vĩnh viễn, hoặc chỉ là hành động thay quân thông thường.
Được biết, Căn cứ Hải quân ở Tartus trên bờ biển phía đông Địa Trung Hải của Syria là cơ sở quân sự cấp chiến lược của Nga. Căn cứ này chính thức hoạt động từ năm 1971, nhưng không c̣n được sử dụng sau khi Liên Xô sụp đổ.
Sau khi cuộc nội chiến ở Syria bùng nổ vào năm 2012, việc tái sử dụng nó mới được Moscow và Damascus thống nhất tiếp tục triển khai và Tartus đă trở thành căn cứ hải quân chính ở nước ngoài của Nga.
Sau khi Nga triển khai Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine vào tháng 02 năm 2022, căn cứ này càng có tầm quan trọng lớn hơn đối với Liên bang Nga.
Thực tế, Nga đă tăng cường hiện diện quân sự ở Tartus trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, nhằm chuẩn bị sẵn sàng ngăn chặn và chống lại sự can thiệp quân sự trực tiếp của NATO, đặc biệt là các tàu sân bay Mỹ và đồng minh Anh, Pháp, Italia…, ở phía đông Biển Địa Trung Hải, giáp với Biển Đen
Nhận định về những tác động (nếu có) từ sự việc này, tác giả tài liệu nhấn mạnh rằng, hậu quả của việc tàu Nga rời khỏi căn cứ ở Syria sẽ rất nghiêm trọng, nhưng hiện nay vẫn khó có thể xác định rơ tính chất của hoạt động di chuyển này.
Tuy nhiên, nếu cảng Tartus sau này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga, nó vẫn có thể sẽ được sử dụng để vận chuyển bất kỳ lực lượng tiếp viện lớn nào của Nga từ Biển Đen ra, trong t́nh huống cần tới sự can thiệp của Moscow.
Tuy nhiên, tác giả bài báo trên Naval News cũng tuyên bố rằng, thông tin này hiện nay vẫn chưa được xác nhận chính thức từ bất cứ nguồn tin cấp chính phủ nào. Việc kiểm chứng độ chính xác của nguồn tin có lẽ sẽ được một số trang thông tin thu thập ảnh vệ tinh làm rơ trong vài ngày tới.
VietBF@ Sưu tập