Thủ lĩnh lật đổ chính phủ Syria là ai? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Thủ lĩnh lật đổ chính phủ Syria là ai?

Theo như ngay trước khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, khiến được trong các thông cáo chính thức từ thứ Năm tuần rồi vừa qua trong lúc thủ lĩnh nhóm vũ trang nổi dậy Syria, Abu Mohammed al-Jolani, đă từ bỏ bí danh gắn liền với quá khứ thánh chiến của ḿnh và sử dụng tên thật - Ahmed al-Sharaa đă lật đổ được chính phủ Syria trong 12 ngày.


Chụp lại h́nh ảnh, Abu Mohammed al-Jolani phát biểu trước những người ủng hộ tại Nhà thờ Hồi giáo Umayyad ở Damascus vài giờ sau khi lật đổ Bashar al-Assad

Động thái này nằm trong nỗ lực của Jolani nhằm củng cố tính chính danh của ḿnh trong bối cảnh mới, khi nhóm vũ trang Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) do ông ta dẫn dắt cùng các phe phái vũ trang khác tuyên bố đă chiếm được thủ đô Damascus, củng cố quyền kiểm soát phần lớn lănh thổ Syria.

Sự chuyển hóa của Jolani không phải là điều mới xảy ra mà đă được dày công xây dựng trong nhiều năm trời, thể hiện qua các phát biểu công khai, các cuộc phỏng vấn với các hăng tin quốc tế cũng như qua sự thay đổi về ngoại h́nh của ông ta.

Jolani từng mặc trang phục truyền thống của chiến binh thánh chiến, nhưng trong vài năm trở lại đây, ông ta đă chuyển sang lối ăn mặc theo phong cách phương Tây.

Hiện nay, khi chỉ đạo các cuộc tấn công, ông ta mặc quân phục, tượng trưng cho vai tṛ chỉ huy của ḿnh trong các chiến dịch.

Nhưng Jolani - hay Ahmed al-Sharaa - thực sự là ai, và tại sao và bằng cách nào ông ta đă thay đổi như vậy?

Sợi dây giữa IS và Iraq

Trong một cuộc phỏng vấn với đài PBS vào năm 2021, Jolani đă tiết lộ rằng ông ta sinh năm 1982 tại Ả Rập Xê Út, nơi cha ông ta là một kỹ sư dầu khí cho đến năm 1989.

Năm đó, gia đ́nh Jolani trở về Syria và ông ta lớn lên tại khu Mezzeh, Damascus.

Hành tŕnh trở thành một chiến binh thánh chiến của Jolani bắt đầu ở Iraq, gắn liền với al-Qaeda thông qua tiền thân của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) là nhóm al-Qaeda tại Iraq, sau này là Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI).

Sau cuộc xâm lược Iraq do Mỹ dẫn dắt vào năm 2003, ông ta gia nhập các chiến binh nước ngoài khác tại Iraq và vào năm 2005, ông ta bị giam giữ ở trại Bucca. Chính tại nơi đây, ông ta đă củng cố các mối quan hệ thánh chiến của ḿnh và sau đó được giới thiệu với Abu Bakr al-Baghdadi, một học giả trầm lặng, người sau này trở thành thủ lĩnh IS.

Năm 2011, Baghdadi cử Jolani đến Syria với nguồn quỹ để thành lập Mặt trận al-Nusra, một phe nhóm bí mật có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI). Đến năm 2012, al-Nusra đă trở thành một lực lượng chiến đấu nổi trội ở Syria và vẫn che giấu mối liên hệ với IS và al-Qaeda.

Abu Bakr al-Baghdadi đă cử Jolanitới Syria để thành lập Mặt trận Al-Nusra

Căng thẳng nổ ra vào năm 2013 khi nhóm của Baghdadi ở Iraq đơn phương tuyên bố sáp nhập hai nhóm (ISI và Nusra), tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL, hay c̣n gọi là ISIS), đồng thời lần đầu tiên tiết lộ công khai các mối liên hệ giữa họ.

Jolani phản đối, v́ ông ta muốn tách nhóm của ḿnh ra khỏi các chiến thuật bạo lực của ISI và điều này đă dẫn đến rạn nứt.

Để thoát khỏi t́nh thế khó khăn đó, Jolani đă cam kết trung thành với al-Qaeda, biến Mặt trận al-Nusra trở thành một nhánh của tổ chức này tại Syria.

Ngay từ đầu, Jolani đă ưu tiên tranh thủ sự ủng hộ của người Syria, tách bạch ḿnh khỏi tính chất tàn bạo của IS và nhấn mạnh cách tiếp cận thánh chiến một cách thực tế hơn.

Gia nhập al-Qaeda

Vào tháng 4 năm 2013, Mặt trận al-Nusra trở thành chi nhánh của al-Qaeda ở Syria, khiến tổ chức này ở thế đối đầu với IS.

Mặc dù bước đi của Jolani phần nào là để duy tŕ sự ủng hộ của người dân địa phương và tránh việc khiến cho người Syria cùng các phe phái nổi dậy khác bị cô lập, mối liên kết với al-Qaeda cuối cùng không mang lại nhiều lợi ích cho nỗ lực này.

Vào năm 2005, thách thức trở nên cấp bách khi al-Nusra và các phe phái khác chiếm được tỉnh Idlib, buộc họ phải hợp tác trong việc quản lư khu vực này.

Jolani đổi tên Mặt trận al-Nusra thành Jabhat Fatah al-Sham vào năm 2016. Năm 2017, tổ chức này trở thành Hayat Tahrir al-Sham (HTS).

Năm 2016, Jolani cắt đứt quan hệ với al-Qaeda, đổi tên nhóm thành Jabhat Fatah al-Sham và sau đó thành Hayat Tahrir al-Sham (HTS) vào năm 2017.

Ban đầu động thái này có vẻ chỉ mang tính h́nh thức, nhưng sự phân tách đă phơi bày những chia rẽ sâu sắc.

Al-Qaeda cáo buộc Jolani phản bội, dẫn đến sự ly khai và việc phải thành lập Hurras al-Din, một chi nhánh mới của al-Qaeda tại Syria nhưng Hurras al-Din đă bị HTS diệt trừ vào năm 2020.

Tuy nhiên, các thành viên của Hurras al-Din vẫn duy tŕ hiện diện một cách thận trọng trong khu vực.

HTS cũng nhắm mục tiêu vào các tay súng IS và chiến binh nước ngoài tại Idlib, phá hủy mạng lưới của họ và buộc một số phải trải qua các chương tŕnh "giảm bớt cực đoan".

Những nước đi này được xem là minh chứng cho nỗ lực thống nhất các lực lượng nổi dậy và giảm đấu đá nội bộ, phát đi tín hiệu cho thấy chiến lược của Jolani nhằm định vị HTS là một lực lượng nổi trội và có tính khả thi về mặt chính trị tại Syria.

Mặc dù đă công khai đoạn tuyệt với al-Qaeda và thay tên đổi họ, HTS vẫn bị Liên Hợp Quốc, Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Mỹ tiếp tục treo thưởng 10 triệu USD cho thông tin về nơi ở của Jolani. Các cường quốc phương Tây cho rằng sự tách bạch này chỉ là vỏ bọc.

Thành lập 'chính phủ' ở Idlib

Jolani mở họp báo sau trận động đất kinh hoàng năm 2023 ở Syria

Dưới sự dẫn dắt của Jolani, HTS trở thành lực lượng thống trị tại Idlib, thành tŕ lớn nhất của phe nổi dậy ở tây bắc Syria và là nơi sinh sống của khoảng bốn triệu dân, phần lớn trong số này là những người buộc phải di tản khỏi các tỉnh khác của Syria.

Để giải quyết mối lo ngại về việc một nhóm chiến binh cai quản khu vực, HTS đă thành lập một mặt trận dân sự, gọi là "Chính phủ Cứu quốc Syria" (SG) vào năm 2017. Nhóm này được xem như cánh chính trị và hành chính của HTS.

SG hoạt động giống như một nhà nước, với một thủ tướng, các bộ và cơ quan địa phương phụ trách các lĩnh vực như giáo dục, y tế và tái thiết, đồng thời duy tŕ một hội đồng tôn giáo theo định hướng của Sharia, tức luật Hồi giáo.

Jolaniđang ngắm một bức tranh của Nhà thờ Hồi giáo Umayyad trong chuyến tham quan hội chợ sách, nghệ thuật và văn hóa ở Idlib vào năm 2022

Để định vị lại h́nh ảnh của ḿnh, Jolani tích cực tương tác với công chúng, đến thăm các trại của dân di tản, tham dự các sự kiện và giám sát các nỗ lực viện trợ, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng như trận động đất năm 2023.

HTS nêu bật những thành tựu trong quản trị và hạ tầng để chính danh hóa vai tṛ cai quản của ḿnh và chứng minh khả năng cung cấp cho người dân sự ổn định và các dịch vụ.

Nhóm này từng ngợi ca Taliban khi Taliban trở lại nắm quyền vào năm 2021, xem Taliban như nguồn cảm hứng và h́nh mẫu về cách cân bằng hiệu quả giữa các nỗ lực thánh chiến và khát vọng chính trị, bao gồm cả việc thực hiện những thỏa hiệp mang tính chiến thuật để đạt mục tiêu.

Những nỗ lực của Jolani tại Idlib phản ánh chiến lược rộng hơn của ông ta nhằm chứng minh rằng HTS không chỉ có khả năng tiến hành các cuộc thánh chiến mà c̣n có thể quản trị hiệu quả.

Bằng cách ưu tiên sự ổn định, cung cấp các dịch vụ công và tái thiết, Jolani muốn biến Idlib thành một h́nh mẫu thành công dưới sự cai quản của HTS, từ đó nâng cao tính chính danh của nhóm và tham vọng chính trị của chính ḿnh.

Tuy nhiên, dưới sự lănh đạo của Jolani, HTS đă nghiền nát và gạt phăng các phe phái chiến binh khác, cả thánh chiến lẫn phe nổi dậy, trong nỗ lực củng cố quyền lực và thống trị khu vực.

Biểu t́nh chống HTS

Trong hơn một năm trước khi cuộc tấn công của quân nổi dậy do HTS dẫn dắt nổ ra vào ngày 27 tháng 11, Jolani đă phải đối diện với các cuộc biểu t́nh ở Idlib từ những người Hồi giáo cực đoan cũng như các nhà hoạt động Syria.

Những người chỉ trích so sánh sự cai trị của ông ta với Assad, cáo buộc HTS theo chủ nghĩa độc tài, đàn áp bất đồng chính kiến và bịt miệng những người lên tiếng phê phán. Người biểu t́nh gọi lực lượng an ninh của HTS là "Shabbiha," một thuật ngữ dùng để mô tả những tay sai trung thành của Assad.

Họ c̣n cáo buộc rằng HTS đă cố t́nh tránh các cuộc giao chiến đáng kể chống lại lực lượng chính phủ và gạt ra ŕa các chiến binh thánh chiến cùng những chiến binh nước ngoài tại Idlib, nhằm ngăn những người này tham gia vào các hành động như vậy, tất cả đều nhằm xoa dịu các tác nhân quốc tế.

Ngay cả trong cuộc tấn công gần đây nhất, các nhà hoạt động vẫn liên tục kêu gọi HTS trả tự do cho những người bị giam giữ tại Idlib - những người mà họ nói rằng đă bị giam do quan điểm bất đồng.

Đáp lại những lời chỉ trích này, HTS đă thực hiện một số cải cách trong năm qua. Nhóm đă giải tán hoặc đổi tên một lực lượng an ninh gây tranh căi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và thành lập một "Cục Khiếu nại" để người dân có thể nộp đơn khiếu nại. Tuy nhiên, giới phê phán cho rằng các biện pháp này chỉ là màn kịch nhằm kiềm chế sự bất măn.

Đầu năm nay, người biểu t́nh ở Idlib đă yêu cầu thả những người bị giam giữ và chấm dứt sự cai trị của HTS

Để hợp thức hóa việc củng cố quyền lực ở Idlib và đàn áp sự đa dạng giữa các nhóm chiến binh, HTS lập luận rằng việc thống nhất dưới một ngọn cờ duy nhất là điều cốt yếu để đạt được tiến bộ và cuối cùng là lật đổ chính phủ Syria.

HTS và cánh dân sự của ḿnh - Chính phủ Cứu quốc Syria (SG) - như người đi trên dây khi một mặt phải cố gắng xây dựng một h́nh ảnh hiện đại, ôn ḥa để được ḷng dân và cộng đồng quốc tế, mặt khác vẫn duy tŕ bản sắc Hồi giáo để làm hài ḷng những người theo đường lối cứng rắn trong các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát và ngay trong nội bộ HTS.

Ví dụ, vào tháng 12 năm 2023, HTS và SG đă vấp phải những phản ứng dữ dội sau khi một "lễ hội" được tổ chức tại một trung tâm mua sắm mới hào nhoáng bị những người theo đường lối cứng rắn lên án là "vô đạo đức".

Và vào tháng 8 năm nay, một buổi lễ lấy cảm hứng từ Thế vận hội Paralympic cũng hứng chịu những chỉ trích gay gắt từ những người có quan điểm cứng rắn, khiến SG phải xem xét lại việc tổ chức những sự kiện như vậy.

Những sự việc này cho thấy thách thức mà HTS đang đối mặt trong việc dung ḥa kỳ vọng giữa nền tảng Hồi giáo của ḿnh với các yêu cầu rộng hơn từ người dân Syria, những người đang t́m kiếm tự do và sự chung sống hài ḥa, sau nhiều năm nằm dưới ách cai trị chế độ độc tài Assad.

Hướng đến con đường mới?

Khi cuộc tấn công mới nhất diễn ra, truyền thông toàn cầu tập trung vào quá khứ thánh chiến của Jolani, khiến một số người ủng hộ phe nổi dậy kêu gọi ông ta rút lui, coi ông ta là một gánh nặng.

Mặc dù trước đây ông ta đă bày tỏ việc sẵn ḷng giải tán nhóm và bước sang một bên, nhưng những hành động gần đây và các lần xuất hiện công khai của ông ta lại thể hiện một câu chuyện khác.

Thành công của HTS trong việc thống nhất các phe nổi dậy và nắm quyền kiểm soát gần toàn bộ đất nước trong ṿng chưa đầy hai tuần đă củng cố vị thế của Jolani, át đi những lời chỉ trích từ những người cực đoan và những người cáo buộc rằng ông theo chủ nghĩa cơ hội.

HTS và các đồng minh khai chiến lật đổ Assad cuối tháng 11

Jolani và Chính phủ Cứu quốc Syria (SG) kể từ đó đă trấn an được cả công chúng trong nước và quốc tế.

Đối với người Syria, bao gồm cả các nhóm thiểu số, họ đưa ra cam kết bảo đảm an toàn; đối với các quốc gia láng giềng và các cường quốc như Nga, họ hứa hẹn duy tŕ quan hệ ḥa b́nh. Jolani thậm chí đă cam đoan với Nga rằng các căn cứ của Nga tại Syria sẽ không bị tổn hại nếu các cuộc tấn công chấm dứt.

Sự chuyển hướng này phản ánh chiến lược "thánh chiến ôn ḥa" của HTS từ năm 2017, nhấn mạnh tính thực dụng hơn là lư tưởng cứng nhắc.

Cách tiếp cận của Jolani có thể là dấu hiệu cho sự quá độ của các phong trào thánh chiến toàn cầu như IS và al-Qaeda, khi sự cứng nhắc của họ ngày càng cho thấy tính không hiệu quả và không bền vững.

Con đường của ông ta có thể là nguồn cảm hứng cho các nhóm khác để thích nghi, đánh dấu một kỷ nguyên mới của "thánh chiến" có tính địa phương và linh hoạt về chính trị, hoặc chỉ là sự chệch khỏi tạm thời con đường truyền thống để đạt được các mục tiêu chính trị và lănh thổ.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 12-09-2024
Reputation: 369308


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 144,354
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	83.8 KB
ID:	2463841
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 13,568 Times in 10,835 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 180 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10537 seconds with 14 queries