Theo như có những ứng viên đảm nhận các vị trí chiến lược khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng đều là tỷ phú, vợ/chồng tỷ phú, hoặc gần đạt đến ngưỡng đó, khi trong lúc ông Donald Trump đă chọn các tỷ phú giàu có cho nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền mới, giúp họ nắm giữ quyền cắt giảm chi tiêu công. Kết quả là ông Trump đă tạo ra chính quyền giàu nhất trong lịch sử Mỹ, với tổng giá trị tài sản ước tính 340 tỷ USD tính đến đầu tuần này.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đă tập hợp đủ các tỷ phú và triệu phú để lấp đầy những vị trí chủ chốt trong chính quyền mới. Quá tŕnh đề cử này dường như mỉa mai chính lời kêu gọi của ông đối với tầng lớp lao động trong suốt chiến dịch tranh cử, khi ông công khai chọn những tỷ phú giàu có cho các vị trí quan trọng, trao cho họ quyền cắt giảm chi tiêu công - nguồn tài chính mà nhóm người nghèo và dễ tổn thương nhất đang phụ thuộc.
Ít nhất 11 ứng viên đảm nhận các vị trí chiến lược khi ông Trump trở lại Nhà Trắng đều là tỷ phú, vợ/chồng tỷ phú, hoặc gần đạt đến ngưỡng đó. Kết quả là ông Trump đă tạo ra chính quyền giàu nhất trong lịch sử Mỹ, với tổng giá trị tài sản ước tính 340 tỷ USD tính đến đầu tuần này, trước khi ông Trump bổ nhiệm thêm ít nhất 3 tỷ phú nữa, theo Guardian.
Khối tài sản khổng lồ
Tài sản của đội ngũ mới dễ dàng vượt xa nội các đầu tiên của ông Trump sau chiến thắng năm 2016 - khi đó đă được coi là nội các giàu nhất lịch sử Mỹ. Nội các năm 2016 bao gồm những nhân vật giàu có như cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson - cựu CEO ExxonMobil, và cựu Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross - nổi tiếng nhờ tái cấu trúc các công ty phá sản.
Khối tài sản khổng lồ của nội các mới càng làm nổi bật sự đối lập với chính quyền đương nhiệm dưới thời Tổng thống Joe Biden, với tổng tài sản chỉ khoảng 118 triệu USD. Ông Trump từng nhiều lần chỉ trích chính quyền Biden đại diện cho tầng lớp tinh hoa tham nhũng, lừa dối người lao động Mỹ.
Nhân vật nổi bật nhất trong nội các của ông Trump là tỷ phú Elon Musk - doanh nhân đứng sau Tesla và SpaceX, và là người giàu nhất thế giới.
Cùng với ông Vivek Ramaswamy, một doanh nhân công nghệ khác được cho là sở hữu tài sản ít nhất 1 tỷ USD, tỷ phú Musk được giao nhiệm vụ dẫn dắt cơ quan mới mang tên "Bộ Cải thiện Hiệu quả Chính phủ" (Doge), với sứ mệnh cắt giảm các khoản chi tiêu công lăng phí.
Tỷ phú Musk cam kết sẽ cắt giảm 2.000 tỷ USD từ ngân sách quốc gia. Song ông không giải thích chi tiết về cách thức hay thời gian thực hiện, dù đă cảnh báo điều này có thể gây ra “những khó khăn kinh tế tạm thời”.
Cả ông Musk và ông Ramaswamy đều không cần Thượng viện Mỹ phê chuẩn, v́ Doge không phải cơ quan chính phủ chính thức.
Ông Trump không hề ngần ngại khi đề cử các tỷ phú vào nội các mới, dù đội ngũ này sẽ phải trải qua các phiên điều trần công khai tại Thượng viện, nơi tài sản của họ có thể trở thành vấn đề tranh luận.

Nội các mới của ông Trump sở hữu khối tài sản vượt xa nội các trong nhiệm kỳ đầu tiên. Ảnh: Reuters.
Trong số những gương mặt mới trong chính quyền Trump có bà Linda McMahon, cựu giám đốc điều hành WWE, được đề cử làm Bộ trưởng Giáo dục. Chồng bà, ông Vince McMahon, có tài sản ước tính 3 tỷ USD.
Ngoài ra c̣n có Thống đốc North Dakota Doug Burgum được đề cử làm Bộ trưởng Nội vụ, ông Howard Lutnick - CEO của Cantor Fitzgerald - được đề cử làm Bộ trưởng Thương mại, và ông Scott Bessent - cựu quản lư quỹ đầu tư của Soros - được chọn làm Bộ trưởng Tài chính.
Tổng tài sản của riêng nhóm này lên đến 10,7 tỷ USD, nhiều hơn 4,5 tỷ USD so với nội các đầu tiên của ông Trump.
Ông Charles Kushner, cha của Jared Kushner - con rể ông Trump, được đề cử làm đại sứ Mỹ tại Paris. Ông Warren Stephens, lănh đạo một ngân hàng đầu tư, được đề cử làm đại sứ Mỹ tại London. Trong khi đó, ông Jared Isaacman - doanh nhân và phi hành gia thương mại - sẽ đứng đầu NASA, và bà Kelly Loeffler - cựu thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa - sẽ lănh đạo Cơ quan Quản lư Doanh nghiệp Nhỏ.
Ông Steve Witkoff, trùm bất động sản và bạn chơi golf của ông Trump, cũng được chọn làm đặc phái viên Trung Đông. Tài sản của ông Witkoff được ước tính khoảng 1 tỷ USD.
Chủ tịch công ty công nghệ tài chính Fiserv Inc. Frank Bisignano hiện được đề cử đứng đầu Cơ quan An sinh Xă hội, chịu trách nhiệm quản lư lương hưu và phúc lợi cho người nghỉ hưu. Ông Bisignano hiện sở hữu khối tài sản khoảng 974 triệu USD.
Ông Trump cũng được cho là đă đề cử tỷ phú Stephen Feinberg cho vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng. Tỷ phú Feinberg là một nhà đầu tư tư nhân, đồng chủ tịch Cerberus Capital Management, với tài sản cá nhân ước tính 4,8 tỷ USD tính đến tháng 7 năm nay. Song chưa rơ ông Feinberg có nhận lời hay không.
Cử tri vỡ mộng?
Suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đă liên tục sử dụng các thông điệp dân tuư “v́ mọi người” để thu hút tầng lớp lao động, song sự ưu tiêu của ông đối với giới giàu có chưa bao giờ thay đổi.

Tỷ phú Elon Musk được cho là nhân vật nổi bật và giàu có nhất trong chính quyền Trump sắp tới. Ảnh: Reuters.
Từ lâu, các nhà phân tích đă chỉ rằng ứng viên đảng Cộng ḥa Donald Trump - người luôn tự hào phô trương danh hiệu tỷ phú - đang cố gắng khai thác sự bất măn của người dân về t́nh trạng thu nhập và mức sống đ́nh trệ. Ông Trump liên tục đưa ra những lời than phiền về t́nh trạng mất việc trong ngành công nghiệp, cũng như các thỏa thuận thương mại mà ông cho là đă gây hại cho người lao động Mỹ.
“Theo Cục Thống kê Lao động, tiền lương thực tế của tầng lớp lao động Mỹ đă đ́nh trệ hoặc giảm sút kể từ đầu những năm 1980, đặc biệt khi các ngành công nghiệp chuyển cơ sở ra nước ngoài. Điều này có thể giải thích sức hấp dẫn của ông Trump đối với tầng lớp lao động”, ông Matthew King, nghiên cứu viên tại Quỹ Marshall Đức, viết trong một bài đăng trên blog.
Vị chuyên gia lập luận ông Trump có thể khai thác những lo lắng của tầng lớp lao động v́ ông “hiểu rằng niềm tự hào vào Chúa, gia đ́nh và đất nước sẽ vang vọng theo cách mà các thông điệp cấp tiến của những ứng viên khác không làm được”.
Trong khi đó, ông David Kass, Giám đốc điều hành tổ chức “B́nh đẳng thuế cho người Mỹ” (Americans for Tax Fairness), nhận định với việc thành lập “chính phủ của tỷ phú và v́ tỷ phú”, mục tiêu của ông Trump và nội các là thực hiện các đợt cắt giảm thuế lớn cho giới siêu giàu, đổi lại bằng việc cắt giảm các dịch vụ công như giáo dục, an sinh xă hội và chương tŕnh chăm sóc sức khỏe cho người có thu nhập thấp.
“Cử tri muốn có sự thay đổi. Nhưng tôi nghĩ rồi mọi người sẽ nhận ra đây không thực sự là điều họ muốn: ‘Người giàu đă đủ giàu và không cần thêm các khoản cắt giảm thuế. Thay vào đó, tại sao không giúp đỡ chúng tôi?’ Tôi cho rằng sẽ có một phong trào phản đối lớn đối với chính sách (cắt giảm thuế) này”, ông nói.
Tuy nhiên, ông King cảnh báo sức hút của ông Trump có thể vượt qua sự ghen tỵ đối với giới giàu có.
“Tôi vẫn tin rằng sức hấp dẫn đối với tầng lớp lao động sẽ cho phép ông Trump tiếp tục khai thác họ trong khi chuyển lợi ích đến tầng lớp tài phiệt mới - các doanh nghiệp lớn và các tỷ phú như Elon Musk”, ông viết.