Một số báo cáo cho biết, lực lượng Ukraine chủ yếu phụ thuộc vào xe tăng T-72 có từ thời Liên Xô và xe tăng Leopard 2 do Đức cung cấp để chiến đấu với Nga, trong khi hạn chế sử dụng xe tăng Abrams.
Những chiếc xe tăng M1A1 Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraine đă gây ra cuộc tranh luận đáng kể về tính hiệu quả của chúng trong cuộc xung đột, đặc biệt là sau tuyên bố gần đây của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan về phương tiện này.
Điểm yếu của xe tăng Abrams
Phát biểu với báo chí, ông Jake Sullivan cho biết: “Những chiếc xe tăng M1A1 Abrams không được các đơn vị Ukraine sử dụng rộng răi v́ chúng không phải là phương tiện hữu ích nhất cho họ trong cuộc chiến”. Sự thừa nhận này được đưa ra bất chấp việc Ukraine trước đó nhiều lần khẳng định họ muốn sở hữu loại xe tăng tiên tiến này của phương Tây.
Nhiều báo cáo trên thực địa đă chứng minh cho nhận xét của ông Sullivan. Một số báo cáo cho biết, Lực lượng Ukraine chủ yếu phụ thuộc vào xe tăng T-72 có từ thời Liên Xô và xe tăng Leopard 2 do Đức cung cấp, nhưng lại hạn chế sử dụng xe tăng Abrams. Giới phân tích cho rằng, đây là điều không quá bất ngờ khi xét tới những thách thức đặc biệt mà ḍng tăng Abrams phải đối mặt trong môi trường chiến đấu ở Ukraine.
Các quan chức Ukraine nhiều lần phàn nàn về việc xe tăng Abrams thiếu lớp giáp bảo hộ đầy đủ trong khi hệ thống chiến đấu và thông tin liên lạc hiện đại khá hạn chế. Những thiếu sót này, kết hợp với sự phức tạp về hậu cần trong việc bảo tŕ xe tăng, đă đặt ra câu hỏi về tính hữu dụng của chúng trên chiến trường.
Ngoài ra, có một số báo cáo cho biết nhiều chiếc xe sau khi được bàn giao lại không thể hoạt động và thợ máy Ukraine phải tiến hành sửa chữa trước khi đưa ra mặt trận. Mối lo ngại về tính hiệu quả của xe tăng Abrams thậm chí xuất hiện ngay cả trước khi phương Tây bàn giao chúng cho Ukraine. Nhiều nhà phân tích của BulgarianMilitary.co m dự đoán chúng có thể là phiên bản đă được sửa đổi, đặc biệt là lớp giáp. Dự đoán này dường như phù hợp với các báo cáo chiến trường trong thời gian gần đây.
Trong số 31 xe tăng Abrams mà phương Tây cung cấp cho Ukraine ở giai đoạn đầu, có hơn 20 chiếc bị phá hủy, vô hiệu hóa hoặc bị thu giữ. Phần lớn số phương tiện này bị tổn thất do các cuộc tấn công bằng đạn pháo dẫn đường và máy bay không người lái cảm tử của Nga. Ngoài ra, ít nhất một xe tăng Abram đă bị xe tăng T-72B3 của Nga bắn hạ trong một cuộc đối đầu trực tiếp. Đă có rất nhiều video ghi lại h́nh ảnh về các cuộc tấn công của Nga nhằm vào xe tăng Abram.
Binh sỹ Ukraine đă bày tỏ sự không hài ḷng với xe tăng Abrams trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông phương Tây. Họ cho biết, các vấn đề kỹ thuật thường xuyên xảy ra, chẳng hạn như nhiều linh kiện điện tử bị trục trặc khi trời mưa tuyết hay khả năng xe tăng dễ bị tấn công trước hỏa lực Nga.
Xe tăng Abram có kích thước lớn hơn nhiều so với các loại xe tăng do Liên Xô chế tạo như T-80 và T-64 nên chúng rất dễ bị phát hiện và trở thành mục tiêu của đối phương.
Bất chấp những hạn chế đó Ukraine vẫn chuẩn bị nhận thêm xe tăng Abramtừ các quốc gia khác, ngoài Mỹ. Australia dự kiến sẽ chuyển giao lô tiếp theo gồm 49 xe tăng M1A1SA Abrams cho Kiev sau khi được sự chấp thuận của Washington. Đây là một phần trong gói viện trợ quân sự trị giá 245 triệu USD của Australia. Trước đó vào cuối năm 2023, Mỹ đă chuyển giao 31 phương tiện này cho Kiev.
Tranh luận về tính hiệu quả
Các nhà phân tích quân sự và chuyên gia quốc pḥng phương Tây từ lâu đă tranh luận về tác động của việc triển khai xe tăng M1 Abrams tại Ukraine. Khi cuộc xung đột kéo dài, những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mang tính biểu tượng của Mỹ vốn nổi tiếng với lớp giáp tiên tiến và vũ khí mạnh mẽ đă trở thành chủ đề của các cuộc thảo luận xen kẽ giữa kỳ vọng và nghi ngờ.
Ngay từ đầu, cộng đồng quốc pḥng phương Tây đă bày tỏ hoài nghi về việc liệu phương tiện này có phải là nhân tố quyết định trên chiến trường Ukraine hay không. Cựu tướng Mỹ Mark Hertling cho rằng mặc dù Abram là một “tuyệt tác về công nghệ” nhưng nhu cầu hậu cần của nó rất lớn.
“Đây là những chiếc xe tăng có sức mạnh đáng gờm nhưng chúng đ̣i hỏi một chuỗi cung ứng phức tạp để duy tŕ hoạt động. Mức tiêu thụ nhiên liệu lớn và quá tŕnh bảo tŕ phức tạp có thể trở thành gánh nặng cho các lực lượng Ukraine”, ông Hertling cho biết.
Nhưng thách thức về hậu cần không phải là mối quan tâm duy nhất. Abram được trang bị động cơ tua-bin khí giúp nó di chuyển với tốc độ cao và gia tăng khả năng cơ động, nhưng tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với động cơ diesel mà nhiều xe tăng thời Liên Xô hoặc những loại xe tăng khác của phương Tây sử dụng.
Trong bối cảnh Ukraine đang bị thiếu hụt nguồn lực, điều này có thể trở thành một điểm yếu nghiêm trọng. Ông Ben Barry, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế nhận định: “Chỉ riêng vấn đề nhiên liệu đă khiến Abrams khó phù hợp với điều kiện chiến đấu mà lực lượng Ukraine phải đối mặt hàng ngày”.
Hơn nữa, sự phụ thuộc của Abram vào các bộ phận và hệ thống tiên tiến đặt ra câu hỏi về tính bền vững của nó trong chiến đấu. Lực lượng Ukraine, vốn đă quen với việc bảo tŕ các thiết bị kiểu Liên Xô cũ, có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc tích hợp xe tăng Mỹ vào hoạt động của họ. Khó khăn này có thể hạn chế hiệu quả của chúng.
Chuyên gia Barry lưu ư: “Việc huấn luyện binh sỹ vận hành và bảo tŕ xe tăng Abrams đ̣i hỏi nhiều thời gian, nguồn lực và tŕnh độ kỹ thuật cao, nhưng những yếu tố này lại bị cản trở do xung đột cường độ cao”.
Đáng chú ư, các chuyên gia quốc pḥng phương Tây nhiều lần nhấn mạnh rằng, xe tăng không phải là viên đạn bạc trong cuộc xung đột hiện đại. Nhà phân tích Michael Kofman chỉ ra rằng các đơn vị thiết giáp hoạt động hiệu quả nhất khi tham gia vào các hoạt động vũ trang kết hợp.
“Xe tăng rất quan trọng, nhưng thành công của chúng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bộ binh, pháo binh và không quân. Nếu không có sự hỗ trợ đó, xe tăng sẽ dễ bị tấn công bởi các hệ thống chống thiết giáp vốn đang được cả Nga và Ukraien sử dụng trong cuộc xung đột”, ông Kofman giải thích.
VietBf@ sưu tập
|