Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là sẽ vấp phải sự cản trở từ Hiến pháp khi cố gắng xóa bỏ quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh đối với con cái của người nhập cư.
Trong hơn 150 năm qua, Hiến pháp Mỹ quy định rằng bất kỳ ai sinh ra tại Mỹ đều mặc định được cấp quốc tịch nước này.
Tuy nhiên, trong lần quay trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, Tổng thống đắc cử Donald Trump bày tỏ ư định băi bỏ quy định nói trên, theo New York Times.
Tổng thống đắc cử Donald Trump có ư định chấm dứt quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh, điều ông từng đề cập song không theo đuổi trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.
"Chúng ta sẽ phải thay đổi điều đó", ông Trump nói trong một buổi phỏng vấn truyền h́nh hôm 8/12 (giờ địa phương). "Chúng ta sẽ phải chấm dứt nó dù cho có phải quay lại với mọi người".
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, tổng thống đắc cử không nói rơ về cách thức ông dự định tiến hành việc băi bỏ quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đă đề cập đến vấn đề này song không thực sự đưa ra quyết định quan trọng nào để theo đuổi dự định nói trên.
Hiến pháp cao hơn tổng thống
Tu chính án thứ 14 đảm bảo quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh trên phạm vi lănh thổ Mỹ: "Tất cả cá nhân sinh ra hoặc nhập tịch Mỹ và thuận theo phạm vi pháp lư của họ đều là công dân của Hợp chủng quốc Mỹ và của tiểu bang nơi họ sinh sống".
Lưu ư về phạm vi pháp lư khiến cho tu chính án này hiện gần như chỉ áp dụng cho trẻ em sinh tại Mỹ hoặc các nhà ngoại giao được nhà nước công nhận, theo New York Times.
Cụm từ "quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh" đôi khi cũng được dùng để chỉ những người có quốc tịch Mỹ nhờ cha mẹ là công dân nước này. Cơ chế nhận quốc tịch này được quy định theo luật liên bang chứ không xuất hiện trong Hiến pháp Mỹ.
Quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh là quy định phổ biến trên thế giới, không chỉ gói gọn ở Mỹ. Ảnh: Reuters.
Về mặt lư thuyết, tổng thống Mỹ không có quyền sửa đổi Hiến pháp. Nếu người đứng đầu Nhà Trắng đưa ra một lệnh hành pháp nhằm chấm dứt hoặc hạn chế quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh, quyết định ấy gần như chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối tại ṭa với lư do vi phạm Tu chính án thứ 14.
Một số đồng minh của ông Trump đề xuất rằng một phần ngôn ngữ trong Tu chính án thứ 14 về "phạm vi pháp lư" có thể được diễn dịch để loại trừ việc cấp quốc tịch cho con cái của những người nhập cư không có giấy tờ.
Cho đến nay, phần lớn học giả và chuyên gia pháp lư cho rằng lối lập luận trên gần như sẽ không có hiệu lực nếu được đưa ra trước ṭa, theo New York Times.
Trên thực tế, việc chấm dứt quyền nhận quốc tịch mặc định đối với trẻ em sinh tại Mỹ nh́n chung đều được các ứng viên tranh cử tổng thống đảng Cộng ḥa ủng hộ trong các ṿng bầu cử năm nay. Ít nhất một thẩm phán liên bang đă tỏ ư xem xét vấn đề này, theo New York Times.
"Tôi không nghĩ đây là chuyện xa vời và khó tưởng tượng nữa", Amanda Frost, giáo sư luật tại Đại học Virginia, nhận định. "Thời thế đă thay đổi rồi".
"Nhập cư dây chuyền"
Trên thế giới, 32 quốc gia 2 vùng lănh thổ cấp quốc tịch không điều kiện cho người sinh tại quốc gia của họ, tương tự Tu chính án thứ 14 của Mỹ, theo World Population Review.
40 quốc gia khác áp dụng quy định cấp quốc tịch có điều kiện cho trẻ em sinh tại lănh thổ của họ, như cha mẹ phải là cư dân hợp pháp hoặc cha mẹ cũng sinh ra tại nước sở tại.
Một số người phản đối quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh cho rằng Tu chính án thứ 14 của Mỹ tạo ra lỗ hổng cho t́nh trạng "du lịch sinh con", "nhập cư dây chuyền" và tạo ra "những đứa trẻ mỏ neo", theo New York Times.
Mỗi năm, hàng ngh́n phụ nữ mang thai nhập cảnh vào Mỹ với thị thực hợp lệ, sau đó sinh con trên đất Mỹ và đưa đứa trẻ về quê nhà hoặc đến một nước đang phát triển sau khi đứa bé nhận quốc tịch Mỹ. Hành động này đôi khi được gọi là "du lịch sinh con".
Việc "du lịch sinh con" hoàn toàn hợp pháp miễn là người mẹ xin thị thực một cách trung thực và tuân thủ các điều khoản trong khoảng thời gian lưu trú tại Mỹ.
"Nhập cư dây chuyền", "những đứa trẻ mỏ neo" hay "du lịch sinh con" là các cụm từ được giới cánh hữu dùng để mô tả quyền nhận quốc tịch theo nơi sinh. Ảnh: Reuters.
Mặt khác, ông Trump và những người ủng hộ bày tỏ lập trường phản đối việc sinh con của các bà mẹ nhập cảnh vào Mỹ trái phép, bị gọi với cụm từ "những đứa trẻ mỏ neo" v́ giúp gia đ́nh được tiếp cận dịch vụ công và tạo điều kiện để họ được cư trú hợp pháp.
Theo ước tính của Viện Chính sách Di cư, tính đến năm 2019, khoảng 4,7 triệu trẻ em dưới 18 tuổi sinh ra tại Mỹ đang sống cùng ít nhất một phụ huynh cư trú không có giấy tờ. Con số này tương đương 7% tổng số trẻ em tại Mỹ.
Trung tâm Nghiên cứu Pew ước tính khoảng 5/6 trẻ em sinh tại Mỹ có phụ huynh là người nhập cư bất hợp pháp được sinh ra trong khoảng thời gian 2-3 năm sau khi cha mẹ của họ tới Mỹ.
Dù sinh trưởng ở Mỹ hay ở nước ngoài, trẻ em có quốc tịch Mỹ khi đủ 21 tuổi có thể bảo lănh các thành viên gia đ́nh thường trú hợp pháp tại Mỹ. Điều này thường phe cánh hữu bị chỉ trích là "nhập cư dây chuyền" hoặc "nhập cư đa thế hệ", theo New York Times.
Tiết lộ về tổng thống Mỹ
Mục Thế giới xin giới thiệu tủ sách về tổng thống Mỹ, cung cấp cho độc giả thông tin về các đời tổng thống Mỹ cùng những người thân của họ, qua đó cho phép chúng ta có cái nh́n sâu sắc hơn không chỉ vào cuộc đời của những nhà lănh đạo xứ cờ hoa mà c̣n là vào nền chính trị Mỹ.